logo

Top 30 mẫu Cảm nhận về ước nguyện của nhà thơ Thanh Hải trong hai khổ thơ Ta làm con chim hót (khổ 4, 5)

icon_facebook

Tổng hợp dàn ý và Top 30 mẫu Cảm nhận về ước nguyện của nhà thơ Thanh Hải trong hai khổ thơ Ta làm con chim hót (khổ 4, 5) ngắn gọn, hay nhất, giúp các bạn học tốt môn Ngữ văn. 


Đề bài

Cảm nhận về ước nguyện của nhà thơ Thanh Hải trong hai khổ thơ sau:

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến.

 

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc.

(Trích Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục)


Dàn ý Cảm nhận về ước nguyện của nhà thơ Thanh Hải trong hai khổ thơ Ta làm con chim hót

1. Mở bài

– Giới thiệu qua về tác giả và tác phẩm:

– Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là một bài thơ hay nó chính là nỗi lòng của tác giả, nói lên ước mơ, khát khao của tác giả Thanh Hải muốn cống hiến sức lực, trí tuệ của mình để xây dựng đất nước.

– Đây là bài thơ cuối được tác giả viết năm 1980 khi đang nằm trên giường bệnh trước khi qua đời không lâu.

Ta làm con chim hót

Ta làm một nhành hoa

...

Dù là khi tóc bạc

2. Thân bài

– Phân tích tựa đề của bài thơ là “Mùa xuân nho nhỏ” tác giả cũng đã gửi gắm rất nhiều tình cảm vào đó. Mùa xuân chúng ta sẽ nghĩ nhiều tới những cành lộc non đâm chồi xanh biếc, nhiều sức sống, phơi phới niềm tin. Nhưng đi bên cạnh hai từ “mùa xuân” lại là hai từ “nho nhỏ” gợi cho ta những cái gì đó nhỏ bé, giản dị.

– Ước mơ được cống hiến, mãi cống hiến, được thấy mình còn có ích, giúp ích cho cuộc đời dù chỉ là một cái gì đó “nho nhỏ”. Dù là tuổi hai mươi trẻ trung, phơi phới, tràn trề năng lượng, nhiệt huyết hay là khi tóc đã điểm hoa râm, đôi chiếc bạc, thân thể đã yếu ớt, cơ bắp và thớ thịt đã không còn cứng chắc, thì ước muốn được cống hiến vẫn còn vẹn nguyên trong tim tác giả.

– Tác giả chỉ muốn như “một nốt trầm xao xuyến” hòa nhập cùng mọi người, hòa ca vào bản nhạc mùa xuân của cuộc đời, của đất nước.

– Tác giả nói tới quy luật của cuộc đời của con người là sinh- lão-bệnh-tử. Ai cũng có lúc trẻ trung, rồi già đi “dù là tuổi hai mươi” hay là khi “tóc bạc” thì khát khao cống hiến, cảm thấy mình sống có ích vẫn luôn cháy bỏng trong tim tác giả.

– Tác giả hy vọng những ước mơ giản dị, những dâng hiến nhỏ nhoi của mình sẽ được hòa vào biển người rộng lớn ngoài kia cùng chung tay xây dựng vào sự phát triển của tổ quốc, một tổ quốc thiêng liêng.

3. Kết bài

– Nêu lên cảm nghĩ của mình về bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”.

– Khẳng định lại một lần nữa những khát khao, ước muốn trong con tim tác giả gửi tới cuộc đời, một khát khao được sống cống hiến sức mình cho việc xây dựng quê hương đất nước “dù là tuổi hai mươi, dù là khi tóc bạc”.

>>> Xem thêm: Cảm xúc chủ đạo của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ


Cảm nhận về ước nguyện của nhà thơ Thanh Hải (Khổ 4, 5) - Mẫu 1

Thanh Hải được coi như một nhà thơ chiến sĩ khi ông đã thắp dậy ngọn lửa cách mạng và thôi thúc người dân miền Nam vùng lên đấu tranh với đế quốc Hoa Kỳ qua các tác phẩm của mình. Mùa xuân nho nhỏ là bài thơ nói lên tình cảm của Thanh Hải với mùa xuân của đất nước, mùa xuân của quê hương. Và đó cũng là ước nguyện chân thành của nhà thơ muốn cống hiến cho đất nước, góp một "mùa xuân nho nhỏ" của ông vào mùa xuân chung của dân tộc. Sống ước nguyện đó tuy rất giản dị, đơn sơ nhưng đã nói lên được tấm lòng yêu quê hương, đất nước tha thiết của tác giả. Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" được Thanh Hải viết trước khi nhà thơ mất một tháng. Nằm trên giường bệnh, đối diện với nhiều nỗi đau đớn về thể xác nhưng tâm hồn tác giả vẫn luôn cháy bỏng yêu sự sống. Đúng thế, xuyên suốt bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" là niềm hạnh phúc của tác giả trước những thay đổi mạnh mẽ của đất nước. Một con người đầy nhiệt huyết và khát khao được cống hiến cho đất nước ngay cả khi đối mặt với cái chết như Thanh Hải thật đáng khâm phục, kính trọng. Những ước nguyện của Thanh Hải giản dị mà cao cả vô cùng:

"Ta làm con chim hót

Ta làm một nhành hoa

Ta nhập cùng hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi đôi mươi

Dù là khi tóc bạc".

Cũng thế, xuyên suốt tập thơ "Mùa xuân nho nhỏ" là niềm vui khôn xiết của tác giả trước những thay đổi to lớn của đất nước. Một con người đầy nhiệt huyết và khát khao được cống hiến cho đất nước như Thanh Hải thật đáng khâm phục, trân trọng. Lời thơ ngọt nhẹ, ngọt ngào như tiếng hát thiết tha, như điệu Nam ai, Nam bình nhẹ trôi trên dòng Hương giang. Từ "tôi" ở bài thơ Mùa xuân nho nhỏ đã được đổi sang "ta" đầy ý nghĩa. Nếu như "tôi" chỉ một cá nhân, một con người cụ thể, thích hợp để bộc lộ những suy nghĩ, những xúc cảm riêng thì "ta" cũng thích hợp với tâm thế hòa đồng, sẻ chia "ta" ở đây đâu chỉ là một nhà thơ mà là tất cả mọi người. Đó là khát khao được hòa nhập với cuộc sống của đất nước, đóng góp phần tốt đẹp, dù nhỏ nhất của bản thân vào cuộc đời này, cho đất nước. Điều tâm nguyện ấy được gửi gắm một cách chân thật trong những hình ảnh thiên nhiên giàu sức tưởng tượng, tạo cảm xúc sâu sắc trong lòng người đọc. Ước nguyện được làm một tiếng chim, một cành hoa để góp vào vườn hoa ngàn hương muôn sắc, rộn ràng tiếng chim, để mang lại hương sắc và tô điểm cho mùa xuân thêm tươi thắm. Không mơ ước cao sang, lớn lao, "ta" chỉ ước những điều nhỏ bé, giản dị nhưng không phải người nào cũng có thể thực hiện được. "Con chim hót" hay "một nhành hoa" tưởng chừng là những điều nhỏ bé, giản đơn với nét đẹp tinh tế và bình dị ấy nhưng có ý nghĩa lớn lao đối với mạch thơ. Và Thanh Hải cũng hy vọng rằng một chút cống hiến nhỏ bé của anh sẽ cùng với biển người bao la để góp phần cho sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước. Nhà thơ nguyện cầu được làm nên một "nốt trầm xao xuyến" không ồn ã, không cao điệu mà vẫn âm thầm, sâu lắng khi "nhập" vào lời ca, tiếng hát của nhân dân vui đón xuân mới. Được tô điểm cho mùa xuân, người góp phần tạo dựng mùa xuân là tác giả đã nguyện hy sinh, nguyện phấn đấu vì sự phồn vinh của đất nước. Một ước mơ nho nhỏ, chân thành, không cần lớn lao mà giản dị quá, khiêm tốn quá. Thanh Hải rất khéo léo khi lựa chọn các hình ảnh thiên nhiên để chuyển tải những ấp ủ trong tim tác giả. Nó nhỏ bé, giản đơn như là một con chim, một nhành hoa, một nốt trầm mà đầy sức gợi, lại chứa đựng những ý nghĩa vô cùng sâu sắc về vẻ đẹp tâm hồn con người. Thái độ “ lặng lẽ dâng cho đời "nói lên ý nguyện thật khiêm nhường nhưng hết sức giản dị và vô cùng đáng trân trọng vì đó là những điều đẹp đẽ nhất của cuộc đời. Thật cảm động làm sao trước ước muốn của nhà thơ dù đã qua tuổi xuân của cuộc đời, mong được có một mùa xuân nhỏ giữa cái mùa xuân to lớn kia. Điệp ngữ "dù là" ở đây như một lời tự cam kết để hứa với lương tâm sẽ luôn bền bỉ, thách thức với thời gian tuổi già và bệnh tật để mãi làm nên một mùa xuân nho nhỏ giữa mùa xuân bao la của quê hương đất nước. Giọng thơ vẫn nhỏ nhẹ, chân thành nhưng có sức khái quát cao. Chính vì thế, hình ảnh "mùa xuân nho nhỏ" luôn ánh lên và lan tỏa sức xuân mạnh mẽ trong suốt bài thơ. Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh. Thật cảm động và khâm phục biết bao khi xem từng bài thơ như lời đúc kết của cuộc đời. "Dù là tuổi hai mươi" khi mới tham gia kháng chiến cho đến khi tóc bạc là thời điểm hiện thời vẫn thầm lặng cống hiến cho đời và những câu thơ trên là một trong nhiều câu thơ như thế. "Một mùa xuân nho nhỏ" cuối cùng của Thanh Hải dâng tặng cho đời trước khi ông bước vào cõi vĩnh hằng và chuẩn bị ra đi mãi mãi. Tuổi trẻ cống hiến hy sinh, tuổi già cũng âm thầm cống hiến. Ý thức và trách nhiệm với quê hương, đất nước, khát khao được làm việc, được sống trở thành một ý thức bất diệt trong tâm trí tác giả. Tác giá sẽ sống và làm việc. Còn sống là còn cống hiến. Lời thơ nhỏ nhẹ, chân thành quá! Tuổi hai mươi căng tràn sức sống hay tuổi ấy tóc bạc mà trách nhiệm với đất nước thì không thay đổi. Điệp từ "dù là" nhưng là một lời xin lỗi và cũng là một lời thề với lương tâm sẽ mãi là mùa xuân nhỏ giữa biển xuân bao la của quê hương, đất nước. Thấm nhuần tâm tư, nguyện vọng của nhân dân mong muốn được sống trong một xã hội hòa bình thống nhất, ta hãy cố gắng vì với lương tâm mình rằng ta không phải là người đã trốn tránh trách nhiệm với đất nước, với quê hương. Như Thanh Hải, ta cũng nguyện mãi là một "mùa xuân nho nhỏ". Những câu thơ này không chỉ là lời tự dặn bản thân mà còn như một sự nhìn nhận, đánh giá của ông đối với cuộc đời mình – một cuộc đời đã cống hiến trọn cho đất nước. Trong những năm chiến tranh khốc liệt, Thanh Hải bám trụ ở quê hương, cầm súng, cầm bút, trọn đời cống hiến cho cách mạng và thơ ca. Đến lúc cận kề với cái chết, ông vẫn khát khao cống hiến và chỉ nói đến cống hiến. Vượt qua đau khổ của bệnh tật, Thanh Hải đã toát lên một bản lĩnh, một tình yêu cuộc sống mãnh liệt và một khát vọng đẹp đẽ được cống hiến trọn cuộc đời mình để có thể hóa thân vào mùa xuân đất nước. Đây là những câu thơ đẹp và đầy xúc động trong những câu thơ hay nhất của bài, vừa giàu tình cảm lại đậm tính triết lý.


Cảm nhận về ước nguyện của nhà thơ Thanh Hải (Khổ 4, 5) - Mẫu 2

Thanh Hải là một nhà thơ với tấm lòng yêu thương quê hương và đất nước tha thiết. Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" được Thanh Hải viết trước ngày nhà thơ mất một tháng. Trong tâm lý căng thẳng, sức khỏe và bệnh tật mà hồn thơ Thanh Hải đã cất cánh bay cao để rồi đem đến cho cuộc sống một tình yêu, một nỗi niềm thiết tha với quê hương đất nước và kèm theo đó là ý nguyện chân thành muốn cống hiến trọn đời mình vì Tổ Quốc thân yêu. Trước mùa xuân lớn của đất nước, nhà thơ tâm niệm về mùa xuân riêng mỗi cuộc đời và dạt dào một khát vọng:

"Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc".

"Mùa xuân nho nhỏ" là một sáng tạo bất ngờ, thú vị mà vẫn giản dị, tự nhiên của thi nhân. Có người đã gắn mùa xuân với các tên khác nhau như: Mùa xuân chín (Hàn Mặc Tử) , Mùa xuân xanh (Nguyễn Bính), Xuân hồng (Xuân Diệu). Còn Thanh Hải thì nói "mùa xuân nho nhỏ". "Mùa xuân" cũng là khái niệm khác, nhưng "nho nhỏ". Nó gợi một mùa xuân cụ thể trong hình tượng loài hoa, con chim, nhưng cũng là một ẩn dụ nói đến một khát vọng, một lẽ sống đẹp và một ý thức khiêm nhường. Làm một mùa xuân là sống tốt, dành trọn sức xuân để lao động, cống hiến khi đến tuổi thanh xuân – tuổi hai mươi và kể cả khi không còn ở tuổi này nữa, khi tóc bạc, theo thời gian, tuổi tác. Mỗi người chỉ là "mùa xuân nho nhỏ" thôi, mùa xuân to lớn thuộc về non sông, đất nước. Đây không chỉ là khát vọng của riêng con người mà là khát vọng của nhiều lớp người ở các độ tuổi, tất cả cùng cống hiến không ngừng vì tổ quốc. Điệp ngữ "Dù là" khẳng định mạnh mẽ khát vọng đó. Và cống hiến với tất cả sự khiêm tốn, tha thiết, nồng nàn "Lặng lẽ dâng". Chủ thể thăng hoa từ chỗ "hứng" những giọt sương (tiếp nhận), đến chỗ "nhập" vào hòa ca "một nốt trầm xao xuyến" (hòa nhập) và "dâng cho đời" (cống hiến). Đó là sự thăng hoa tự nhiên và tinh tế của xúc cảm. Từ chỗ xưng "tôi" khi thể hiện cảm xúc lãng mạn về mùa xuân giờ chuyển qua sưng "ta" rồi ẩn đi trong hình ảnh thơ (" Một mùa xuân nho nhỏ") cũng là thích hợp để nói lên ước vọng tốt đẹp chung của nhiều người, mọi người những con người đích thực bởi nó mang sắc thái trang trọng, thiêng liêng của một lời tỏ tình. Các điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu tạo thành nhịp điệu thơ liền mạch, sôi động, tươi trẻ diễn tả những cảm xúc và khát vọng dâng trào, mãnh liệt. Nhà thơ nguyện ước làm con chim hót trong giọng hót của muôn loài chim dâng lên đời tiếng hát tươi vui, làm đóa hoa trong hương sắc của ngàn hoa, làm nốt trầm rung động trong bản giao hưởng muôn điệu, vạn lời ca, làm một mùa xuân nho nhỏ đế hòa góp vào mùa xuân chung to lớn của đất nước. Đó là khát vọng sống cùng cuộc sống của đất nước để đóng góp phần tốt đẹp dù nhỏ nhoi của mình cho cuộc đời chung - một quan niệm sống đẹp và có trách nhiệm. Điều tâm niệm ấy đã được bộc lộ một cách tinh tế trong những hình ảnh đẹp đẽ của cuộc sống và đến một cách tự nhiên trong mạch cảm xúc của bài thơ. Trước mùa xuân, nhà thơ muốn biến cuộc đời mình thành hương sắc, tiếng hát cũng hòa góp với mùa xuân. Những hình ảnh của mùa xuân (chim, hoa) lặp lại thôi đã đủ để nói về mùa xuân của lý tưởng, khát vọng, gây dấu ấn sâu đậm và vẫn đầy ý nghĩa: sự mong ước được sống hạnh phúc, cống hiến cho đời cũng là lẽ tự nhiên như con chim đem đến tiếng hót, bông hoa cho sắc hương, như Tố Hữu từng viết: "Nếu là một con chim hay cái lá, Thì con chim phải bay, chiếc lá phải rụng, Lẽ nào vay mà không có trả, Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình". Nhà thơ ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình trong xã hội. Sự cống hiến của mỗi người chỉ là một nét nhỏ, một chi tiết nhỏ giữa cuộc đời rộng lớn. Nhưng đó là những điều đẹp đẽ và quý giá nhất của bản thân ta với cuộc đời. Đất nước là một bản hòa ca và nhà thơ nguyện là một nốt trầm xao xuyến "trong hòa ca. Ý tưởng của nhà thơ kết đọng nhất trong hình ảnh. Thái độ “ lặng lẽ dâng cho đời "nói lên ý nguyện thật khiêm nhường nhưng rất cao cả và vô cùng đáng trân trọng vì đó là những điều đẹp đẽ nhất của cuộc đời. Điệp từ "dù là" cũng có ý nghĩa lớn lao, thể hiện sự nỗ lực phi thường của tấm lòng, của khát vọng tha thiết đổi với quê hương đất nước. Cống hiến cho quê hương từ khi tuổi đời còn nhỏ cho đến khi đã già, tóc bạc. Và ông đến cả những ngày cuối của cuộc đời mình tác giả cũng dành hết sự cống hiến cho quê hương, cho đất nước. Điều đó cho ta thấy thời gian và tuổi tác không làm giảm đi sự nhiệt huyết của những con người trọn đời cống hiến vì đất nước. Khát vọng lao động, cống hiến cuộc đời mình làm thay đổi đất nước thật đáng quý biết mấy. Đó là quan điểm sống đầy trách nhiệm và rất đáng quý. Trong thời đại hiện nay, khi đất nước đã hòa bình, ổn định và đang trên đà phát triển, là một người con của đất nước, nhiệm vụ của chúng ta là sự cố gắng nỗ lực học tập, rèn luyện để cống hiến, đưa đất nước vững mạnh đi lên: "sánh vai với các cường quốc năm châu", để mỗi ngày được ngắm nhìn quê hương đổi thay, lớn mạnh, phồn vinh. Cống biển cho đất nước là trách nhiệm và nghĩa vụ của tất cả người dân Việt Nam. Những lời thơ nhẹ cùng với tâm tình của Thanh Hải chỉ với mong ước giản dị đã lắng lại trong lòng người đọc nhiều dư âm nhất. Thấm nhuần tâm tình, ước vọng của nhà thơ, chúng ta càng thêm tin tưởng vào mùa xuân của đất nước và "mùa xuân nho nhỏ" trong lòng người.


Cảm nhận về ước nguyện của nhà thơ Thanh Hải (Khổ 4, 5) - Mẫu 3

Đã bao lần con người ta băn khoăn tự hỏi "Ôi! Sống đẹp là thế nào hỡi bạn?" Để rồi khi gặp gỡ thi phẩm “Mùa xuân nho nhỏ”, ta biết được rằng lẽ sống đẹp ấy chính là sống cống hiến cho đất nước. Thi phẩm đã nói lên ước nguyện quá đỗi chân thành của nhà thơ gửi gắm vào lẽ sống, vào cuộc đời. Và mong muốn ấy được thể hiện rất cảm xúc, mãnh liệt qua những lời thơ

“Ta làm con chim hót

......

Dù là khi tóc bạc.”

Nếu khổ thơ 1, 2, 3, tác giả Thanh Hải khắc họa vẻ đẹp của thiên nhiên, cúa đất trời xứ Huế thì đến khổ 4, 5 dòng cảm xúc đã chuyển sang sự suy tư, mạch lạc với những suy ngẫm triết lí về cuộc đời. Mùa xuân của quê hương đất nước được hiện lên với những niềm khát khao hi vọng cháy bỏng:

"Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến".

Trước sức xuân trong sáng, tinh khôi đang tràn trề khắp mọi nẻo, tâm hồn con người cũng yêu xuân, yêu đất nước, yêu cuộc đời và mong muốn được cống hiến cho đời những điều đẹp đẽ. Ta muốn làm một con chim nhỏ cất tiếng hát líu lo mang âm thanh trong trẻo đến mọi người. Đó là cánh chim tự do giữa bầu trời thanh bình hót tiếng ca hy vọng vào tương lai tươi đẹp. Ta muốn làm một bông hoa thôi, một bông hoa nhẹ nhàng, khoe sắc, điểm hương cho cuộc đời. Bông hoa của vẻ đẹp, của tình yêu, của sức sống. Tất cả những hình ảnh thiên nhiên quá đỗi bình dị ấy nhưng được tác giả khát khao hoà nhập vào chính mình để điểm tô cuộc đời. Đó là lẽ sống của thương yêu, của khát khao sống và hiến dâng những tinh túy nhất cho cộng đồng, đất nước, dù đó là điều giản dị thôi nhưng chân thành là đủ. Và hoà trong cảm xúc ấy, Thanh Hải lại mong mình là một nốt trầm xao xuyến giữa bản nhạc cuộc đời. Không phải là những âm thanh cao vút, xa xôi, cũng không phải là thứ âm thanh ồn ào, náo nhiệt mà là một nốt trầm dịu nhẹ, an nhiên, âm thầm lặng lẽ hoà trong khúc ca giữa đời sống. Đó là sự cống hiến âm thầm, mong muốn góp phần nhỏ bé của cuộc đời mình vào chỗ công cuộc xây dựng quê hương. Tác giả hoà cái tôi riêng vào cái ta chung như nói lên nỗi lòng của bao người, bao thế hệ đất nước vẫn tình nguyện hiến dâng những vẻ đẹp của tâm hồn và tài năng của mình vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

“Một mùa xuân nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc.”

Ta chỉ là một mùa xuân nho nhỏ thôi, một cuộc đời nồng nhiệt và những cống hiến của ta cũng nhỏ bé so với biết bao điều đẹp đẽ của thế giới ngoài kia. Nhưng nếu được là một phần nhỏ ấy thôi, ta vẫn muốn dành trọn cho đất nước thương yêu. Dù là trong những ngày bom đạn chiến tranh, ta anh dũng chiến đấu với súng đạn của kẻ thù thì đến hôm nay, khi đất nước thanh bình, hạnh phúc, khi tuổi đã xế chiều ta vẫn luôn giữ khát khao, tình yêu dành trọn tâm hồn mình cho đất nước. Đó là một tấm lòng mãi mãi trường tồn theo thời gian, dù thanh xuân hay khi đã về già, vẫn mong muốn góp sức mình làm đẹp cho cuộc đời.

Bằng tình cảm chân thành, ngôn ngữ giản dị dễ đi vào lòng người, giọng thơ thủ thỉ nhẹ nhàng như nhắc nhở mỗi chúng ta về niềm yêu cuộc sống. Thanh Hải đã gửi gắm vào thế hệ hệ tương lai một mục đích sống, một lẽ sống cao đẹp nơi tâm hồn - “sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình". Hãy sống và cống hiến hết mình cho đời, dâng những bông hoa đẹp nhất của cuộc đời mình dựng xây cho đời sống một cách trọn vẹn nhất.

icon-date
Xuất bản : 26/06/2022 - Cập nhật : 19/12/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads