logo

Cảm nhận về hình ảnh người mẹ trong bài thơ Mây và sóng

Tuyển chọn những bài văn hay chủ đề Cảm nhận về hình ảnh người mẹ trong bài thơ Mây và sóng. Các bài văn mẫu được biên soạn, tổng hợp chi tiết, đầy đủ từ các bài viết hay, xuất sắc nhất của các bạn học sinh trên cả nước. Mời các em cùng tham khảo nhé! 


Cảm nhận về hình ảnh người mẹ trong bài thơ mây và sóng

Cảm nhận về hình ảnh người mẹ trong bài thơ mây và sóng

 

A. Mở bài

          - Giới thiệu về nhà thơ Ta - go và tác phẩm " Mây và sóng '

          - Giới thiệu về hình ảnh người mẹ trong bài thơ 

B. Thân bài

1. Người mẹ lắng nghe tâm sự của con về những cuộc vui rong chơi của mình ở trên bầu trời.

          - Em bé ngước nhìn lên bầu trời,tưởng tượng mình đang chơi với mây, với bình minh vàng, vầng trăng bạc,…  

- Lời mời gọi của mây và sóng:

          + Những người trên mây: “Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc”

          + Những người trên sóng: “Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao?”

⇒ Thế giới mà mây và sóng vẽ ra là thế giới diệu kì, bí ẩn, hấp dẫn, đặc biệt là đối với trẻ thơ

- Cách đến với mây và sóng:

          + Đến với mây: đến nơi tận cùng trái đất và đưa tay lên trời

          + Đến với sóng: đến rìa biển cả và nhắm nghiền mắt lại

          - Trước lời mời gọi đầy hấp dẫn của mây và sóng em bé đã muốn đi chơi , nhưng rồi em nghĩ đến mẹ của mình và quyết định không đi chơi nữa.

=> Rõ ràng, người mẹ không xuất hiện một cách trực tiếp trong bài thơ nhưng thông qua việc em bé quyết định từ chối lời mời gọi của mây và sóng để ở nhà với mẹ đã cho thấy mẹ rất quan trọng đối với em , mẹ có vị trí đặc biệt trong lòng em, mẹ chính là động lực của tình yêu thương để em bé vượt qua những cám dỗ.

2. Người mẹ và những trò chơi cùng em bé

          - Em bé nghĩ ra một trò chơi : mình là mây , còn mẹ là trăng . Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm

          - Tiếp tục trò chơi của mình, em bé lại nghĩ ra : còn là sóng và mẹ là bến bờ.

          - Đối với em bé, đây là trò chơi thú vị , vui vẻ và hấp dẫn hơn bất cứ  trò chơi nào khác

          - Hình ảnh “trăng”, “bến bờ kì lạ” tượng trưng cho sự dịu dàng dàng và tấm lòng bao la, tình yêu thương con không bờ bến của người mẹ.

          - Trong hình dung của con , mặc dù chỉ là một trò chơi nhưng ta nhận thức được rõ ràng em bé cảm nhận được sự dịu dàng, ân cần quan tâm và tình yêu thương bao la mà mẹ dành cho mình .

3. Hình ảnh người mẹ xuất hiện một cách gián tiếp nhưng mang đến những thông điệp sâu sắc

          - Con người không tránh khỏi những sự thu hút, cám dỗ từ đời sống, nếu như không có điểm tựa vững chắc, con người rất dễ vướng vào những cám dỗ đó. Tình mẫu tử chính là một điểm tựa vững chắc trong đời người giúp ta vượt qua cám dỗ. 

          - Hạnh phúc, đó không phải là những thứ quá xa vời, cũng không phải tự nhiên mà có, hạnh phúc luôn nằm ngay gần chúng ta, trong những điều giản dị hàng ngày, do chính chúng ta tạo ra. Hạnh phúc giản đơn là được ở bên mẹ và cảm nhận tình mẹ.

C. Kết bài

          - Khẳng định lại vấn đề.


Cảm nhận về hình ảnh người mẹ trong bài thơ Mây và sóng - Bài mẫu 1

          Tình mẫu tử thiêng liêng bao đời nay vẫn là mạch cảm xúc để các nhà văn nhà thơ lấy cảm hứng sáng tác, trong mỗi tác phẩm tình yêu thương lại được thể hiện một cách khác nhau khiến cho nội dung của mỗi tác phẩm đều có nét đặc trưng và nổi bật riêng. Chẳng đâu xa lạ đó là tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt trong bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go và biểu tượng lòng mẹ, sự dìu dắt, nâng niu qua hình ảnh con cò trong bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên.

          Qua những câu chuyện li kì, hài hước của cậu bé ở tác phẩm “Mây và sóng” người đọc đã thấy được một tình mẫu tử bất diệt, một thứ tình cảm không có gì có thể thay thế được, người dành tình cảm sâu đậm, dành hết tình yêu thương dành cho cậu bé khiến cậu luôn hướng bản thân mình về phía mẹ, từ những lời mời gọi thú vị của mây và sóng mời cậu đi chơi, mời cậu vui đùa suốt cả ngày, ca hát từ bình minh cho đến lúc hoàng hôn “Bọn tớ chơi từ khi thức dậy đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc” “Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao”, rồi hướng dẫn cậu cách để đến với mây, với sóng.

          Với cương vị là một cậu bé thì việc được rong chơi, được tìm hiểu về thế giới xung quanh là điều tuyệt vời nhất, chẳng ai có thể cưỡng lại những lời mời tuyệt vời như vậy thế nhưng khi chuẩn bị nghĩ đến việc đi chơi xa thì hình ảnh người mẹ lại hiện lên, và việc đó khiến cậu do dự, trong cậu bé lúc nào nghĩ làm sao để đi chơi khi mẹ còn đang chờ ở nhà “Mẹ mình đang đợi ở nhà” để rồi tự cậu nghĩ ra những trò chơi mới, trò chơi bên cạnh mẹ, được vui chơi mà không phải rời xa người mẹ của mình. Chính tình cảm mà mẹ dành cho cậu đã khiến cho cậu bé trở nên hôn nhiên, đáng yêu như vậy, tình cảm đó đã níu giữ bước chân cậu trước những lời mời từ mây, sóng. Tình mẫu tử trong “Mây và sóng” thể hiện thật tuyệt vời thì sang đến “Con cò” của Chế Lan Viên tình cảm lại được bộc lộ qua phương diện tình yêu thương của mẹ rõ ràng hơn.

          Người mẹ ở đây nuôi con bằng dòng sữa ngọt ngào, là người tạo dựng tinh thần cho con bằng những lời ru nhẹ nhàng, êm ái, ấm áp qua hình ảnh con cò mò mẫm kiếm ăn, mở đầu tác phẩm hình ảnh con cò hiện lên là lời ru quen thuộc của bất cứ bà mẹ Việt Nam nào, rồi đến những đêm lặn lội, đương đầu với khó khăn để nuôi con. Lời ru chứa đựng nỗi sót thương qua thân phận vất vả, khó khăn, nhọc nhằn, quên đi bản thân mình để dành những điều tốt đẹp nhất cho con cái. Tiếp đến Chế Lan Viên đã đề cập đến quy luật tự nhiên không thể thay đổi, tâm lí chung của người mẹ là mong cho con mình khôn lớn, trưởng thành, làm nên sự nghiệp, chỉ những thứ đó thôi cũng làm cho người mẹ có thêm động lực trong cuộc sống và dù cho con có ra sao đi nữa người mẹ vẫn luôn mong con của mình không bao giờ quên đi cội nguồn của bản thân.

“Lớn lên, lớn lên, lớn lên…

Con làm gì?

Con làm thi sĩ

Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ

Trước hiên nhà

Và trong hơi mát câu văn”

          Cánh cò trong câu hát rủ con có thể không hiểu khi còn nằm trong nôi, cánh cò chỉ giúp con chìm vào giấc ngủ sâu, nhưng cánh cò luôn che chở cho con, bảo vệ con và là động lực cho con bước đi mạnh mẽ trên quãng đường đời của con sau này, dù sau này con có cuộc sống riêng thì tình yêu thương mà người mẹ dành cho con sẽ không bao giờ thay đổi.

“Dù ở gần con

Dù ở xa con

Lên rừng xuống bể

Cò sẽ tìm con

Cò mãi yêu con

Con dù lớn vẫn là con của mẹ

Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con”

            Mẹ là vậy, thầm lặng nhưng vô cùng bao la, đọc qua những câu thơ đó chẳng ai là không xúc động trước những gì mà mẹ đã làm cho con, ban cho con cuộc sống trên cuộc đời này rồi dùng tất cả tình thương mẹ có dành cho con. Mỗi bài thơ mang một nội dung riêng nhưng chung quy lại đều thể hiện tình thương mà mẹ dành cho con là lớn lao đến nhường nào và chẳng có điều gì trên thế gian này có thể thay thế được tình cảm đó của mẹ.

            Qua hai bài thơ với hai tác giả khác nhau, hai thời đại khác nhau, hai phương trời khác nhau nhưng người đọc có thể thấy được tình mẫu tử trên thế gian này là quý giá như thế nào, chính vì nó luôn hiện diện và sống trong lòng mỗi con người nên những tác phẩm viết ra vô cùng da diết, sâu lắng.


Cảm nhận về hình ảnh người mẹ trong bài thơ Mây và sóng - Bài mẫu 2

          Ta-go là đại thi hào của đất nước Ấn Độ. Ông là nhà thơ, nhà văn, họa sĩ... Năm 1913, với tập thơ Thơ Dâng (Gitanjali), ông được giải thưởng Nô-ben - Giải thưởng văn chương. Nhân dân Ấn Độ vô cùng tự hào về Ta-go. Tên tuổi thi hào đã rạng rỡ quê hương xứ sở. Thơ của Ta-go là "bài ca về tình nhân ái", là "ước mơ và khát vọng về tự do, hạnh phúc". Bài thơ " Mây và sóng " của ông là một trong số những bài thơ hay ít đề cập đến hình ảnh người mẹ nhưng lại đề cao tình mẫu tử thiêng liêng. 

          Ông đem tấm lòng thương yêu mênh mông đến với trẻ em. Ông có hàng trăm bài thơ viết về tuổi thơ bằng những hình tượng tuyệt vời với tấm lòng nhân hậu bao la. Đó là một "thế giới thơ ngây", một "miền thơ ấu êm đẹp và dịu hiền" Ông đã viết:

...Những người đi tìm ngọc thì lặn xuống mò ngọc trai.

Còn những người lái buôn

Dong thuyền của họ

Trong khi đó thì các em

Các em nhặt những viên đá cuội rồi lại ném đi...

(Trên bờ biển)

          Mây và Sóng là bài thơ nổi tiếng của Ta-go rút trong tập thơ Trăng non xuất bản năm 1915. Qua bản dịch thơ của Nguyễn Đình Thi, ta cảm nhận về một thế giới tâm hồn tuổi thơ kỳ diệu của em bé thông minh, hiếu thảo đang sống hạnh phúc bên mẹ hiền.

          Bài thơ là câu chuyện tâm tình của em bé ngây thơ với mẹ về những giây phút giao cảm thần tiên của em với thiên nhiên, với mây và sóng. Mây và sóng đang thủ thỉ trò chuyện với em.

          Với mây: bằng trí tưởng tượng tuyệt vời vô biên, em bé đang chơi đùa với mẹ. Bỗng em ngước mắt nhìn trời xanh, lắng nghe mây trên chín tầng cao vẫy gọi. Mây ân cần rủ em bé cùng du ngoạn "từ tinh mơ đến hết ngày" cùng nhau thỏa thích vui chơi ''giỡn với sớm vàng" và "đùa cùng trăng bạc", từ lúc bình minh cho đến tận đêm khi trăng lên. Mây trở thành nhân vật trữ tình, được nhân hóa, có gương mặt nụ cười và giọng nói thủ thỉ, tâm tình. Mây, trăng bạc, sớm vàng (rạng đông) là những hiện tượng thiên nhiên mà con người từ xưa tới nay, từ em bé tới cụ già, từ người dân thường đến các nghệ sĩ, các tao nhân mặc khách,... ai cũng thích chiêm ngưỡng và khám phá vẻ đẹp huyền diệu và sự vĩnh hằng của nó.

          Tâm hồn tuổi thơ vốn hồn nhiên, trong sáng và giàu trí tưởng tượng. Vì thế em bé "trò chuyện" với mây và muốn được cùng mây đi chơi đó đây. Nhưng có tình yêu nào mãnh liệt hơn, đằm thắm hơn tình yêu mẹ của đứa con ngoan ? Từ thích thú muốn được đi chơi cùng mây, em bé phân vân, lưỡng lự rồi từ chối: Nhưng mà làm thế nào tôi lên trên ấy được?'', và "Mẹ đợi tôi ở nhà, tôi có lòng nào bỏ được mẹ tôi?".

          Tình yêu mẹ là tình cảm rất sâu sắc, rất đẹp của con người, đó là điều mà thi hào Ta-go muốn tâm sự với các em bé gần xa trên trái đất. Yêu mẹ cha, yêu anh chị em, yêu căn nhà êm ấm, yêu những kỉ niệm tuổi thơ... là những tình cảm đằm thắm, đầy ắp trong tâm hồn em bé ngây thơ đang trò chuyện với áng mây trời. Và đó cũng là cảm xúc chủ đạo của bài thơ Mây và Sóng.

Có gì sung sướng hơn khi:

Con làm mây nhé, mẹ làm mặt trăng

Hai tay con ôm mặt mẹ, còn mái nhà ta là trời xanh...

Với sóng, có nhà thơ Việt Nam đã viết:

Sóng bắt đầu từ gió

Gió bắt đầu từ đâu...

(Sóng - Xuân Quỳnh)

          Trong bài thơ của Ta-go, sóng như vị sứ giả của đại dương xa xôi đến với em bé. Sóng reo rì rầm. Sóng vẫy gọi chào mời em bé. Tuổi thơ nào mà chẳng từng khát khao, mơ ước? Sóng thủ thỉ cùng với em bé về một cuộc viễn du: ''Chúng ta ca hát sớm chiều, chúng ta đi mãi mãi", và rồi "cứ đi đến bờ biển ... sóng sẽ cuốn con đi" đến mọi bến bờ, mọi chân trời xa lạ. Đây là một câu thơ diễn tả hình tượng con sóng vỗ vào bờ, liếm vào bãi cát, rồi lại rút ra xa, lại vồ vào và cái nhìn lưu luyến, băn khoăn của em bé theo con sóng xa vời trên biển.

          Họ (sóng) bèn mỉm cười, và nhảy nhót, họ dần đi xa Mơ ước được đi xa, nhưng rồi em bé lại đắn đo, băn khoăn. Em đã không thể đi du ngoạn cùng mây (bay cao) nên em cũng không thể đi chơi với sóng (đi xa). Với em, chỉ có mẹ, nguồn vui cao cả thiêng liêng mà tạo hóa đã dành cho phần hơn: tình mẫu tử. Em không nỡ để mẹ nhớ, mẹ buồn. Em cũng không thể nào "bỏ mẹ" một giây, một phút. Niềm vui cứ chói ngời mãi hồn em:

Con làm sóng nhé, mẹ làm mặt biển

Con lăn, lăn như làn sóng vỗ, tiếng con cười giòn tan vào với mẹ.

Và không ai trên đời này biết được là mẹ con ta đang ở đâu...

          Câu thơ "Con làm sóng nhé, mẹ làm mặt biển" là một câu thơ hàm nghĩa, giàu tính triết lý. Không có mặt biển thì không thể có sóng. Có biển mới có sóng, cũng như có mẹ mới có con. Lúc sóng vỗ cũng là lúc biển hát. Lúc "con cười giòn tan vào gối mẹ" là lúc mẹ vô cùng sung sướng. Vì thế, con ngoan và vui chơi là lòng mẹ hạnh phúc. Qua đó, ta thấy nhà thơ lấy sóng và biển để nói với tuổi thơ bao điều.

          Tính độc đáo của bài thơ là ở cấu trúc bằng 2 mẩu đối thoại giữa em bé với mây và sóng và lồng vào đó là tiếng nói thủ thỉ của em với mẹ yêu thương. Một bài thơ trong sáng và đẹp như mây, như sóng, nói về miền sâu kín nhất, đằm thắm nhất của tâm hồn tuổi thơ. Yêu thiên nhiên, trí tưởng tượng phong phú, thích phiêu lưu mạo hiểm là đời sống tinh thần tuổi thơ ấu. Em bé được nói đến trong bài thơ này rất yêu thương mẹ. Cánh chim còn non yếu nên chưa dám bay cao cùng mây, chưa thể đi xa cùng sóng, mặc dù em có nhiều mơ mộng, nhiều khát khao muốn đi tới mọi chân trời góc biển.

---/---

Trên đây là các bài văn mẫu Cảm nhận về hình ảnh người mẹ trong bài thơ Mây và sóng do Top lời giải sưu tầm và tổng hợp được, mong rằng với nội dung tham khảo này thì các em sẽ có thể hoàn thiện bài văn của mình tốt nhất!

icon-date
Xuất bản : 09/06/2021 - Cập nhật : 10/06/2021