logo

Cảm nhận về câu nói của chị Dậu “Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế tôi không chịu được”

Nêu cảm nhận về câu nói của chị Dậu “Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế tôi không chịu được” để thấy được phẩm chất đáng quý của chị, một người phụ nữ hiền dịu, nhẫn nhục chịu đựng, hết mực yêu thương chồng con nhưng có một sức sống mạnh mẽ, vượt lên nghịch cảnh.


Mục lục nội dung

Mẫu số 1

Chị Dậu trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" hiền dịu, nhẫn nhục nhưng có tiềm ẩn sự mạnh mẽ, không chịu khuất phục

      Hình ảnh người nông dân trước cách mạng tháng tám là đề tài được khai thác nhiều nhất của các nhà văn những năm 1930-1945. Nổi bật là đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” trong tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố gắn với cuộc đời của chị Dậu, một người phụ nữ có sức sống tiềm tàng khát khao vượt lên nghịch cảnh. Điều đó thể hiện qua câu nói: “Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế tôi không chịu được”

      Nhân vật chị Dậu được nhắc đến trong tác phẩm với hoàn cảnh đáng thương. Chị phải bán đi đưa con mình đứt ruột đẻ ra cho nhà Nghị Quế lấy tiền để nộp thuế cho chồng. Tưởng đã hết nợ nhưng chị Dậu phải gánh thêm cả thuế suất sưu cho em chồng đã chết từ năm ngoái. Không những thế chị Dậu còn phải chứng kiến cảnh chồng mình bọn cường hào bị trói lại đến gần chết. Tất cả những nỗi đau đó đè nén lên tấm thân nhỏ bé, tâm hồn mỏng manh của chị Dậu. Tuy khốn khó là thế nhưng chị Dậu vẫn hết mực yêu thương chồng, chị đi vay mượn khắp nơi để chạy chữa bệnh cứu sống chồng. Chị Dậu hỏi han từng chút, đút từng miếng cháo cho chồng, chị còn đứng lên đánh lại bọn tay sai để bảo vệ chồng, quả thật là một người vợ hiền, giàu tình yêu thương.

      Nhưng rồi con người dịu dàng đó cũng đến lúc phải vùng dậy, không thể nhẫn nhịn hơn được nữa vì sự ngang tàn, hống hách của bọn cai lệ. Lúc đầu khi tên cai lệ muốn chói chồng chị lại, chị chỉ dám cự lại bằng lí lẽ “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ”. Nhưng dù chị có dùng lí lẽ van xin, quỳ lại đến đâu bọn chúng cũng không tha và muốn trói chồng chị lại. Chị vùng vẫy van xin nhưng hắn lại cho chị một cái bạt tai đau điếng. Chính cái bạt tai đó đã thức tỉnh tâm hồn chị, chị nghiến hai hàm răng chửi lại cai lệ, chị đẩy ngã cả người nhà lí trưởng. Lúc này nhà tù thực dân chẳng còn là nỗi lo sợ với chị, chị mặc sự can ngăn của chồng mà vùng lên chửi: “Thà ngồi tù. Để chúng nó làm tình, làm tội mãi thế, tôi không chịu được”. Quả thật “Con giun xéo mãi cũng quằn”. Câu nói đấy của chị khẳng định sức mạnh của lòng dũng cảm, sức mạnh của những con người đã phải chịu sự dày vò, bất công. Câu nói trên là tiếng lòng của chị, là sức mạnh trỗi dạy của lòng căm hờn xuất phát từ tình yêu thương chồng, yêu con hết mực.

      Qua câu nói trên, ta thấy được bản tính thiên lương tốt đẹp ở chị Dậu, một người đàn bà nghèo khó nhưng có đức hi sinh cao cả. Câu nói đó không chỉ là phản ứng bộc phát nhất thời mà là tâm tư sâu sắc không chịu khuất phục trước cường quyền, áp bức. Từ đó thể hiện nỗi lòng mà tác giả muốn gửi gắm rằng chỉ cần có ý chí quyết tâm và đường lối đúng đắn thì cái ác sẽ bị suy tàn, tiêu vong trước sức mạnh lớn lao về cả tâm hồn lẫn chí khí.


Mẫu số 2

      Đề tài người nông dân nghèo khổ chịu áp bức, bóc lột nặng nề dưới thời phong kiến luôn là đề tài nóng hỏi được các nhà văn sử dụng với nhiều tác phẩm vang danh muôn đời. Không thể không kể đến đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” trong tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố nói về hình ảnh chị Dậu, một người phụ nữ với tấm lòng yêu thương gia đình đã vùng lên đấu tranh chống lại chế độ thực dân đầy ngang trái, điều đó thể hiện qua câu nói của chị: “Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế tôi không chịu được”

      Để hiểu được câu nói trên, ta cùng đi nhìn nhận hoàn cảnh và khởi nguồn dẫn đến câu nói này. Chị Dậu sinh ra trong một gia đình nghèo khó, chị phải lao động vất vả để mưu sinh, chị bán gánh khoai, ổ chó, thậm chí phải bán cả đứa con gái 7 tuổi của mình để nộp suất sưu cho chồng. Thế nhưng bọn cường hào, tay sai vẫn không tha cho gia đình chị vì thiếu một suất sưu của em chồng đã chết từ năm ngoái. Chồng chị bị bỏ đói và trói suốt ngày đêm, bọn chúng còn kéo lê thân xác rũ rượi của anh Dậu đem về trả cho chị. Thật sự đó là cú sốc quá lớn đối với một người phụ nữ chân yếu tay mềm như chị. Tại họa cứ liên tục ập đến đè nặng lên tâm hồn mỏng manh của người phụ nữ tội nghiệp.

      Tuy nhiên nỗi đau đó không thể ngăn cản tình yêu thương của chị dành cho gia đình. Chị vay mượn khắp nơi để cứu chồng mình, chị van xin, quỳ lạy tên cai lệ đừng bắt chồng mình đi nữa. Thế nhưng khó khăn càng chồng chất khó khăn buộc chị Dậu phải trở nên cứng rắn, mạnh mẽ, chị cự lại tên cai lệ bằng lời lẽ dứt khoát, ngang hàng với hắn mà không kiêng nể: “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ”. Có thể thấy câu nói đó là lời dăn đe vừa có tình, vừa có lí. Nhưng cái ác lại không bao giờ chịu khuất phục trước cái thiện, tên cai lệ kiên quyết trói chồng chị lại. Hắn thẳng tay tát cho chị một cái đau điếng khi chị cố gắng ngăn cản. Cái tát đó đã làm thay đổi người đàn bà hiền dịu trở thành một con người mạnh mẽ với ý chí căm hờn tột độ. Chị Dậu nghiến hai hàm răng lại mà thách thức “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!”. Đến lúc này chị không còn nể mặt bất kì tên cai lệ nào, nỗi căm hờn trong chị đã đến đỉnh điểm, chị túm cổ tên cai lệ ấn dúi ra cửa, mặc kệ sự can ngăn của chồng, chị quả quyết rằng: “Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế tôi không chịu được”. Câu nói đó vừa mang ý chí căm thù, vừa khẳng định lòng dũng cảm, sức mạnh chiến đấu mãnh liệt của cái thiện với cái ác. Chị không còn muốn nhẫn nhịn, khoan nhường trước bất công, áp bức, chị muốn cho chúng nó thấy rằng: “Con giun xéo mãi cũng quằn”.

      Qua câu nói trên, tác giả muốn cho chúng ta thấy được phẩm chất đáng quý của những con người nghèo đói về vật chất nhưng không nghèo về ý chí, tâm hồn. Ngô Tất Tố đã chỉ ra cho chúng ta một bài học trân quý về chân dung người phụ nữ lạc quan, vượt lên nghịch cảnh. Bên cạnh đó, nhà văn cũng chỉ ra một quy luật bất biến trong xã hội rằng: “Có áp bức, có đấu tranh.”

----------------------------

>>> Tham khảo: Tóm tắt đoạn trích Tức nước vỡ bờ theo ngôi kể của chị Dậu

Trên đây là một số mẫu viết cảm nhận về câu nói của chị Dậu: “Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế tôi không chịu được” do Toploigiai biên soạn, rất mong sẽ giúp ích cho quá trình học tập của các bạn. Chúc các bạn học tập thật tốt!

icon-date
Xuất bản : 27/01/2023 - Cập nhật : 03/07/2023