logo

Cảm nhận bài Người đi tìm hình của Nước

icon_facebook

Thi phẩm được nhà thơ Chế Lan Viên sáng tác năm 1960, là một trong những bài thơ hay nhất khi viết về Bác Hồ. Qua Cảm nhận bài Người đi tìm hình của Nước, có thể thấy tác giả đã thể hiện rất rõ sự khát vọng mãnh liệt, và cháy bỏng của người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành trong hành trình ra đi tìm đường cứu nước.


Nội dung chính bài Người đi tìm hình của Nước

Người đi tìm hình của Nước được Chế Lan Viên sáng tác năm 1960, tác phẩm là một trong những bài thơ thành công nhất của tập Ánh sáng và Phù xa. Chế Lan Viên đã khắc họa rõ nét nỗi lòng của Nguyễn Ái Quốc trong những tháng ngày ra đi tìm đường cứu nước, đó là tâm trạng nhớ thương về quê hương, đất nước da diết của Bác và niềm vui sướng, hạnh phúc tột cùng khi đã tìm được chân lý cách mạng về cho Tổ quốc, cho nước nhà. 


Dàn ý Cảm nhận bài Người đi tìm hình của Nước

1. Mở bài

Khái quát chung tác giả Chế Lan Viên, tác phẩm Người đi tìm hình của Nước

2. Thân bài

- “Người đi tìm hình của Nước” được sáng tác năm 1960, là một trong những bài thơ hay nhất khi viết về Bác Hồ.

- Nội dung: Tác phẩm, đã thể hiện rất rõ nét khát vọng mãnh liệt, và cháy bỏng của người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành trong hành trình ra đi tìm đường cứu Nước. 

3. Kết bài

Cảm xúc và tình yêu của em dành cho Bác Hồ.

Dàn ý Cảm nhận bài Người đi tìm hình của Nước

Cảm nhận bài Người đi tìm hình của nước

      Người đi tìm hình của Nước của nhà thơ Chế Lan Viên được sáng tác năm 1960, là một trong những bài thơ hay nhất khi viết về Bác Hồ. Tác phẩm, đã thể hiện rất rõ nét khát vọng mãnh liệt, và cháy bỏng của người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành trong hành trình ra đi tìm đường cứu nước:

"Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi

Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác

Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất

Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre"

      Những vần thơ trên thật thân thương, xúc động làm sao! Đó là hình ảnh của một chàng trai yêu nước tên Ba, ngày 5/6/1911, chỉ mới mười tám đôi mươi đã Người quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước cứu dân, với hành trang duy nhất là lòng yêu nước vô bờ bến. Bằng niềm mến thương và cảm phục chân thành, nhà thơ Chế Lan Viên đã cảm nhận sâu sắc, rõ nét nỗi lòng của Nguyễn Ái Quốc trong những tháng ngày tháng lênh đênh trên đại dương rộng lớn, xa lạ:

"Đêm xa Nước đầu tiên, ai nỡ ngủ

Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương

Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở

Xa Nước rồi, càng hiểu Nước đau thương"

      Những câu thơ thật sâu lắng, giàu cảm xúc như gợi lại dòng tâm sự, cảm xúc của Bác Hồ trong “đêm xa Nước đầu tiên”, hình ảnh của Bác trằn trọc chẳng ngủ được những đêm dài lênh đênh nơi đất khách quê người. Có thể thấy, dường như nỗi đau mất nước vẫn luôn giày vò Người hàng đêm, trong lòng vẫn luôn day dứt, khắc khoải, nghẹn ngào khi đồng bào mỗi ngày vẫn phải chịu sự thống trị tàn bạo, tàn ác của bọn thực dân, đế quốc. Tàu càng đi xa, tiếng sóng của đại dương như càng trở nên xa lạ, nỗi đau giờ đây đã tăng lên gấp bội “xa Nước rồi, càng hiểu Nước đau thương”:

"Tìm đường đi cho dân tộc theo đi.

…..

Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya?"

      Và từ đó, Nguyễn Ái Quốc đã phải trải qua bao gian nan, cực khổ. Người đã làm biết bao nhiêu là việc như “bồi” ở dưới tàu, “bồi” ở khách sạn hay làm nghề rửa ảnh, cào tuyết,… với quan niệm “Làm bất cứ việc gì để sống và để đi”. Khó khăn, vất vả xen lẫn bao sự hiểm nguy nhưng lòng Người chưa bao giờ nản chí, luôn quyết tâm và vững tin về con đường mình đã chọn. Ý thơ đã khắc họa rất rõ nét tình yêu Tổ quốc tha thiết vẫn luôn cháy bỏng thiết tha trong tâm trí của Người:

"Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể

…………..

Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa"

      Bôn ba khắp chốn xa xôi, lạ lẫm, Bác vẫn luôn trăn trở về số phận của nước nhà. Đêm ngày hằng mong ước tổ quốc sẽ giành được hòa bình, độc lập, nhân dân được sống trong ấm no, tự do, hạnh phúc. 

Cảm nhận bài Người đi tìm hình của Nước

      Và khi đọc được Luận cương của Lê-nin, Nguyễn Ái Quốc đã bật khóc – khóc trong niềm vui sướng, hạnh phúc, khóc trong hi vọng và hân hoan về một ngày mai tươi sáng của cả dân tộc.

"Luận cương đến với Bác Hồ. Và Người đã khóc

Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin.

Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp

Tưởng bên ngoài, đất nước đợi mong tin"

      Người đón nhận Luận cương bằng cả trái tim đang sôi sục lòng nhiệt huyết tập trung lật giở từng trang sách. Giây phút ấy thiêng liêng làm sao,  phút ló rạng ánh sáng của con đường giải phóng dân tộc, hy vọng về một tương lai tươi sáng của nước. 

      Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc

“Cơm áo là đây! Hạnh phúc đây rồi!”

Hình của Đảng lồng trong hình của Nước

Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười"

      Những vần thơ chứa đựng bao niềm hân hoan vui sướng nhưng cũng tràn ngập sự xúc động “Cơm áo là đây! Hạnh phúc đây rồi!”. Tuy con đường phía trước sẽ rất gian truân và khó khăn, nhưng “Hình ảnh của Đảng lồng trong hình của Nước” dường như muốn khẳng định niềm tin sâu sắc đối với Đảng quang vinh, và chúng ta, cả dân tộc sẽ sớm dành được vinh quang, giành lại được tổ quốc thân yêu. 

      Qua tác phẩm ta lại càng thêm yêu quý và kính trọng vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam- chủ tịch Hồ Chí Minh.

------------------------------

Trên đây, Toploigiai đã cung cấp cho các bạn Dàn ý và bài văn mẫu Cảm nhận bài Người đi tìm hình của Nước. Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập. Chúc các bạn học tốt và đạt điểm cao môn Ngữ Văn

icon-date
Xuất bản : 17/07/2023 - Cập nhật : 19/08/2023

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads