Đáp án chính xác cho câu hỏi: “Cải tổ là gì?” cùng với kiến thức mở rộng do Top lời giải tổng hợp, biên soạn về Cải tổ pháp nhân là tài liệu học tập bổ ích dành cho thầy cô và các bạn học sinh tham khảo.
Cải tổ là động từ có nghĩa:
- Tổ chức lại cho khác hẳn trước
Ví dụ: cải tổ Nội các.
- Thay đổi căn bản và toàn diện về tổ chức, thể chế, cơ chế..., trong mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, nhằm khắc phục hậu quả sai lầm trong quá khứ, đưa xã hội tiến lên.
Ví dụ: Chính sách cải tổ.
Pháp nhân là một tổ chức (một chủ thể pháp luật) có tư cách pháp lý độc lập, có thể tham gia vào các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội… theo quy định của pháp luật. Đây là một khái niệm trong luật học dùng để phân biệt với thể nhân (cá nhân) và các tổ chức khác.
Nếu một tổ chức có “tư cách pháp nhân” thì tổ chức đó có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của một pháp nhân mà luật đã quy định.
Ví dụ về pháp nhân: Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần là những tổ chức có tư cách pháp nhân.
Ví dụ về tổ chức được thành lập nhưng không phải là pháp nhân: Doanh nghiệp tư nhân
Bộ luật Dân sự năm 2015 hiện tại đã bỏ định nghĩa về “cải tổ pháp nhân”. Tuy nhiên, có thể hiểu đơn giản cải tổ pháp nhân là hoạt động tổ chức lại pháp nhân theo các hình thức: Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức pháp nhân theo quy định tại Điều 88, 89, 90, 91, 92 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Cải tổ pháp nhân là một hình thức chấm dứt pháp nhân thông qua việc tổ chức lại pháp nhân đó. Việc cải tổ pháp nhân có thể được thực hiện dưới các hình thức sau:
- Hợp nhất pháp nhân:
Khoản 1 Điều 88 Bộ luật Dân sự quy định Các pháp nhân cùng loại có thể hợp nhất thành một pháp nhân mới. Việc hợp nhất theo quy định của điều lệ, theo thỏa thuận giữa các pháp nhân hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Sau khi hợp nhất, các pháp nhân cũ chấm dứt tồn tại kể từ thời điểm pháp nhân mới được thành lập; quyền và nghĩa vụ dân sự của pháp nhân cũ được chuyển giao cho pháp nhân mới.
- Sáp nhập pháp nhân:
Sáp nhập pháp nhân là việc một hay nhiều pháp nhân được sáp nhập vào một pháp nhân khác. Các pháp nhân bị sáp nhập chấm dứt tư cách chủ thể, toàn bộ quyền và nghĩa vụ dân sự của các pháp nhân bị sáp nhập được chuyển dịch sang pháp nhân được sáp nhập. Pháp nhân được sáp nhập vẫn tồn tại và được mở rộng quy mô lớn hơn do tiếp nhận tài sản và lực lượng lao động của các pháp nhân bị sáp nhập chuyển giao sang.
- Chia pháp nhân:
Khoản 1 Điều 90 Bộ luật Dân sự quy định một pháp nhân có thể chia thành nhiều pháp nhân theo quy định của điều lệ hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Sau khi chia, pháp nhân bị chia chấm dứt tồn tại; quyền, nghĩa vụ dân sự của pháp nhân bị chia được chuyển giao cho các pháp nhân mới.
Chia nhỏ pháp nhân (theo công thức A : 2 = B, C)
- Tách pháp nhân:
Một pháp nhân có thể tách thành nhiều pháp nhân theo quy định của điều lệ hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Sau khi tách, pháp nhân bị tách và pháp nhân được tách thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự của mình phù hợp với mục đích hoạt động.
Tách pháp nhân (theo công thức A = A + B)
- Chuyển đổi hình thức của pháp nhân:
Pháp nhân có thể được chuyển đổi hình thức thành pháp nhân khác.
Ví dụ: Công ty trách nhiệm hữu hạn có thể chuyển đổi thành công ty cổ phần và ngược lại; hợp tác xã chuyển đổi thành công ty hợp danh và ngược lại.
- Đảm bảo có căn cứ hợp pháp
Điều kiện này được hiểu là, hoạt động cải tổ pháp nhân chỉ được thực hiện trên cơ sở những căn cứ đã được pháp luật quy định, và những căn cứ đó phải đảm bảo tính hợp pháp.
- Đảm bảo quyền vào lợi ích hợp pháp của bên thứ ba và người lao động
Việc quyết định cải tổ pháp nhân là thuộc quyền tự quyết trong hoạt động của pháp nhân, tuy nhiên mọi quyết định phải đảm bảo quyền lợi cho bên thứ ba, mà đặc biệt là người lao động.
- Tính cùng loại của những pháp nhân hợp nhất, sáp nhập
Theo quy định tại khoản 1, Điều 88 Bộ luật Dân sự năm 2015:
“Các pháp nhân có thể hợp nhất thành một pháp nhân mới.” và khoản 1, Điều 89: “Một pháp nhân có thể được sáp nhập (sau đây gọi là pháp nhân được sáp nhập) vào một pháp nhân khác (sau đây gọi là pháp nhân sáp nhập).”
Quy định này của pháp luật cho thấy, pháp luật dân sự chỉ cho phép những pháp nhân cùng loại được sáp nhập và hợp nhất với nhau, và đương nhiên, những pháp nhân không cùng loại sẽ không được tiến hành sáp nhập, hợp nhất.