logo

Cách ví von tiếng suối của Nguyễn Trãi trong hai câu thơ “Côn Sơn suối chảy rì rầm, Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai” và của Hồ Chí Minh trong câu thơ “Tiếng suối trong như tiếng hát xa” có gì giống và khác nhau? | Câu 1 trang 81 Ngữ Văn 7


Soạn bài: Bài ca Côn Sơn (soạn 2 cách)

Câu 1 (trang 81 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)

Cách ví von tiếng suối của Nguyễn Trãi trong hai câu thơ “Côn Sơn suối chảy rì rầm, Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai” và của Hồ Chí Minh trong câu thơ “Tiếng suối trong như tiếng hát xa” (Cảnh khuya) có gì giống và khác nhau?

Soạn cách 1

Cách ví von tiếng suối của Nguyễn Trãi trong hai câu thơ " Côn Sơn suối chảy rì rầm, Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai" và của Hồ Chí Minh trong câu thơ "Tiếng suối trong như tiếng hát xa" có điểm giống và khác như sau:

* Giống nhau:

- Lấy cảm hứng hình ảnh, âm thanh của tự nhiên

- Sự ví von, liên tưởng tạo nên tính nhạc cho câu thơ

- Âm thanh trong trẻo, bay bổng

* Khác nhau:

- Trong câu thơ Côn Sơn suối chảy rì rầm/Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai: tiếng suối và cảnh vật là hình ảnh thực tế, gắn với địa điểm cụ thể là suối ở Côn Sơn

- Trong câu thơ Tiếng suối trong như tiếng hát xa: tiếng suối là vô hình, chứ không phải là trong thực tế, có thể là do những liên tưởng của Bác.

- Tiếng suối của Nguyễn Trãi được ví như tiếng đàn còn tiếng suối của Bác được ví như tiếng hát.

Soạn cách 2

- Giống nhau:

+ Đều cho thấy tình yêu và sự hòa mình với thiên nhiên của 2 thi sĩ

+ Đều cảm nhận tiếng suối như âm thanh của nghệ thuật

- Khác nhau:

+ Nguyễn Trãi so sánh tiếng suối với tiếng đàn

+ Hồ Chí Minh so sánh tiếng suối với tiếng người hát

⇒ Phép so sánh của tác giả Hồ Chí Minh làm cho câu thơ cũng như khung cảnh thiên nhiên trong bài trở nên sinh động, ấm áp hơn vì có sự xuất hiện của âm thanh con người, âm thanh của sự sống. Còn phép so sánh của Nguyễn Trãi mang tính cổ điển hơn khi cảm nhận tiếng suối như tiếng đàn.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021