Là dạng biểu đồ học sinh ít được làm quen ở lớp 8. Với chương trình cải cách hiện nay yêu cầu đòi hỏi cao hơn so với chương trình cũ. Nhiều bài tập không cho trước bảng tỉ lệ hay cơ cấu % mà yêu cầu học sinh phải tính cơ cấu sau đó mới vẽ. Đối với dạng bài tập nâng cao yêu cầu học sinh phải tính bản tính bán kính của đường tròn cụ thề vì vậy đòi hỏi phải nắm được công thức tính, cách vẽ như thế nào cho chính xác bán kính của đường tròn theo yêu cầu của đề bài.
Ví dụ: Cho bảng số liệu: Cơ cấu sử dụng lao động theo ngành kinh tế của nước ta ( đơn vị %)
Cách 1:
Bước 1: Học sinh nghiên cứu bảng số liệu vẽ hai biểu đồ hình tròn có bán kính khác nhau 2003 có bán kính lớn hơn năm 1989.
Bước 2: Tính góc ở tâm.
Năm | 1989 | 20003 |
Nông – lâm – ngư nghiệp | 257,40 | 214,660 |
Công nghiệp – xây dựng | 40,30 | 59,040 |
Dịch vụ | 62,3 | 86,40 |
Bước 3: Vẽ từ tia 12 giờ ngành Nông lâm ngư nghiệp trước sau đó đến công nghiệp xây dựng và dịch vụ. Viết tỉ lệ %.
Bước 4: Tìm kí hiệu cho các ngành, ghi tên biểu đồ, năm và bảng chú giải.
Cách 2:
Bước 1: Vẽ hai đường tròn có bán kính khác nhau, vẽ tia 12 giờ.
Bước 2: Vẽ các ngành theo thứ tự bảng số liệu bằng cách chia dây cung đường tròn như sau:
+ Cả dây cung đường tròn tương ứng với 100%
+ 1/2 cung đường tròn tương ứng với 50%
+ 1/4 cung đường tròn tương ứng với 25%
VD: Cho bảng số liệu tổng sản phẩm trong nước GĐ phân theo ngành kinh tế ở nước ta ( đơn vị tính tỉ đồng)
Khu vực | Năm 1993 | Năm 2000 |
Nông – lâm – ngư nghiệp | 40.769 | 63.717 |
Công nghiệp – xây dựng | 39.472 | 96.913 |
Dịch vụ | 56.303 | 113.036 |
Tổng số | 136.571 | 273.666 |
a) Vẽ biểu đồ:
Hướng dẫn học sinh tính bản cơ cấu giá trị tổng sản phẩm các ngành kinh tế:
Bước 1:
- Bảng cơ cấu – Góc ở tâm
Khu vực | Năm 1993 | Năm 2000 | ||
% | Góc ở tâm độ | % | Góc ở tâm độ | |
Nông – lâm – ngư nghiệp | 29,9 | 17,64 | 23,3 | 83,88 |
Công nghiệp – xây dựng | 28,9 | 104,04 | 35,4 | 127,44 |
Dịch vụ | 41,2 | 148,32 | 41,3 | 148,68 |
Tổng số | 100 | 3600 | 100 | 3600 |
Bước 2:
- Tính bán kính đường tròn theo công thức
n = tổng số năm sau : tổng số năm đầu
Bước 3: Vẽ biểu đồ
Đối với biểu đồ cho bán kính trước để vẽ được chính xác giáo viên nên hướng dẫn học sinh dùng thước kẻ có chia mm, vẽ đường bán kính trước ( một đường độ dài 20mm, một đường dài 28mm). Sau đó dùng compa đặt đúng vào hai đầu của đường bán kính rồi quay ta được đường tròn chính xác. Nếu học sinh vẽ theo cáchđo bán kính 20mm vào thước sau đó đặt compa vào giấy quay thì khi quay thường compa không dữ được độ chính xác như ta kẻ bán kính trước.
-Thứ tự vẽ như dạng 1
Nhận xét và giải thich sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế nước ta.
Đối với học sinh khá giỏi yêu cầu nhận xét theo bảng số liệu thô và tỉ trọng sau đó rút ra nhận xét.
Đối với học sinh trung bình, yếu yêu cầu học sinh dựa vào bảng cơ cấu hay biểu đồ để nhận xét.
Biểu đồ cơ cấu tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP) phân theo ngành kinh tế ở nước ta
Kết luận:
Biểu đồ tròn là dạng biểu đồ được áp dụng nhiều trong môn địa lý 9 THCS và THPT, được sử dụng rộng rãi trong nền kinh tế. Nhìn vào biểu đồ tròn học sinh nhận xét các đối tượng đia lý nhanh và chính xác, thấy được sự thay đổi các đối tượng địa lý như sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sự thay đổi cơ cấu sử dụng lao động, độ che phủ rừng... qua các năm.
Bài 3 Trang 120 SGK Địa lý 9
Dựa vào bảng 32.3. Vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu kinh tế của TP. Hồ Chí Minh và nêu nhận xét.
Dựa vào bảng số liệu:
Bảng 32.3. Cơ cấu kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2002 (%)
Vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu kinh tế của TP. Hồ Chí Minh và nêu nhận xét.
Lời giải
Nhận xét:
Cơ cấu kinh tế của TP Hồ Chí Minh:
- Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn nhất với 51,6%.
- Khu vực công nghiệp – xây dựng cũng chiếm tỉ trọng khá lớn 46,7%.
- Khu vực nông – lâm – ngư nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ nhất với 1,7%.
⟹ Cơ cấu GDP đã phản ánh trình độ phát triển kinh tế của TP Hồ Chí Minh. Đây là trung tâm kinh tế lớn nhất nước ta.
Câu 2 Trang 23 sgk Địa lí 9
Vẽ biểu đồ hình tròn dựa vào bảng số liệu dưới đây:
Bảng 6.1. Cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế, năm 2002
Các thành phần kinh tế | Tỉ lệ % |
Kinh tế nhà nước | 38,4 |
Kinh tế ngoài nhà nước | 47,9 |
Kinh tế tập thể | 8,0 |
Kinh tế tư nhân | 8,3 |
Kinh tế cá thể | 31,6 |
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài | 13,7 |
Tổng cộng | 100,0 |
Nhận xét về thành phần cơ cấu kinh tế.
Lời giải
Vẽ biểu đồ:
Nhận xét:
Nước ta có thành phần cơ cấu kinh tế đa dạng. Tuy nhiên, các thành phần kinh tế ở nước ta không đồng đều. Cụ thể:
Cơ cấu kinh tế nhà nước và kinh tế ngoài nhà nước chiếm tỉ trọng cao lần lượt là 38,4% và 47,9%
Cơ cấu kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ lê thấp 13,7%.
Trong thành phần kinh tế ngoài nhà nước, thì kinh tế cá thể chiếm tỉ trọng lớn nhất với 31,6%. Kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể chiếm tỉ trọng ngang nhau lần lượt là 8% và 8,3%.
Câu 1 trang 28 Sách bài tập (SBT) Địa lý 9 Bài 10. Thực hành vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây sự tăng trưởng đàn gia súc gia cầm
Cho bảng 10.1:
Bảng 10.1 DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG PHÂN THEO NHÓM CÂY
(Đơn vị: nghìn ha)
Năm Các nhóm | Năm 1995 | Năm 2007 | Năm 2011 |
Tổng số | 10496,9 | 13555,6 | 14322,4 |
Cây lương thực có hạt | 7324,3 | 8304,7
| 8769,5 |
Cây công nghiệp | 1619,0 | 2667,7 | 2692,4 |
Cây trồng khác | 1553,6 | 2583,2 | 2860,5 |
a) Hãy vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các nhóm cây ở nước ta trong 2 năm.
b) Nhận xét sự thay đổi quy mô diện tích và tỉ trọng diện tích gieo trồng của các nhóm cây
Lời giải
a) Biểu đồ cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các nhóm cây ở nước ta trong các năm
b) Nhận xét
Qua biểu đồ và bảng số liệu ta thấy quy mô và diện tích gieo trồng các nhóm cây qua các năm đều tăng lên rõ rệt. Tuy nhiên ở mỗi nhóm cây trồng khác nhau lại tăng lên khác nhau. Trong đó:
– Tổng diện tích gieo trồng tăng 3825,5 nghìn ha trong giai đoạn 1995 – 2011
– Nhóm cây lương thực có hạt tăng 1445,2 nghìn ha
– Nhóm cây công nghiệp tăng 1073,4 nghìn ha
– Nhóm cây trồng khác tăng 1306,9 nghìn ha
Như vậy, trong các nhóm cây trồng thì diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt tăng nhiều nhất sau đó đến nhóm cây khác và cuối cùng là cây công nghiệp.
Câu 1: Cho bảng số liệu sau:
LAO ĐỘNG ĐANG LÀM VIỆC PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ Ở NƯỚC TA, NĂM 2000 VÀ NĂM 2013
(Đơn vị: Nghìn người)
Năm | Tổng số | Chia ra | ||
Nông - lâm - ngư nghiệp | Công nghiệp - xây dựng | Dịch vụ | ||
2000 | 37075 | 24136 | 4857 | 8082 |
2013 | 52208 | 24399 | 11086 | 16723 |
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
a) Vẽ biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu lao động đang làm việc phân theo ngành kinh tế ở nước ta, năm 2000 và năm 2013?
b) Nhận xét và giải thích quy mô lao động đang làm việc và sự thay đổi cơ cấu của nó theo ngành kinh tế ở nước ta, năm 2000 và năm 2013?
Lời giải
a) Vẽ biểu đồ
* Xử lí bảng số liệu
- Công thức: % Giá trị A = Giá trị A / Tổng giá trị x 100%.
- Áp dụng công thức trên, ta tính được bảng dưới đây:
CƠ CẤU LAO ĐỘNG ĐANG LÀM VIỆC PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ Ở NƯỚC TA, NĂM 2000 VÀ NĂM 2013
(Đơn vị: %)
Năm | Tổng số | Chia ra | ||
Nông - lâm - ngư nghiệp | Công nghiệp - xây dựng | Dịch vụ | ||
2000 | 100,0 | 65,1 | 13,1 | 21,8 |
2013 | 100,0 | 46,7 | 21,2 | 32,1 |
- Tính bán kính:
Chọn r2000 = 1,0 đơn vị bán kính (ĐVBK).
b) Nhận xét và giải thích
* Nhận xét
- Quy mô lao động đang làm việc ở nước ta tăng. Tổng dân số tăng 15133 nghìn người (ngành nông - lâm - ngư tăng thêm 263 nghìn người; công nghiệp - dịch vụ tăng 6229 nghìn người; dịch vụ tăng 8641 nghìn người).
- Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế có sự thay đổi theo hướng giảm tỉ trọng lao động nông - lâm - thủy sản; tăng tỉ trọng lao động công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, trong đó tỉ trọng lao động dịch vụ tăng nhiều nhất.
+ Tỉ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp giảm 18,4%.
+ Tỉ trọng ngành công nghiệp - xây dựng tăng 8,1%.
+ Tỉ trọng ngành dịch vụ tăng 10,3%.
* Giải thích
- Quy mô lao động đang làm việc tăng là do công cuộc Đổi mới, nền kinh tế của nước ta phát triển nhanh nên đã tạo ra được nhiều việc làm,...
- Cơ cấu lao động thay đổi chủ yếu nhờ kết quả của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Riêng khu vực dịch vụ phát triển mạnh với hàng loạt ngành mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cho sản xuất và đời sống nên đã thu hút thêm nhiều lao động nhất,...
Câu 2. Cho bảng số liệu sau:
CƠ CẤU DIỆN TÍCH LÚA CẢ NĂM PHÂN THEO MÙA VỤ NƯỚC TA, NĂM 2010 VÀ 2016
(Đơn vị: %)
Năm | Lúa đông xuân | Lúa hè thu | Lúa màu |
2010 | 41,2 | 32,5 | 26,3 |
2016 | 39,6 | 36,0 | 24,4 |
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
a) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích lúa cả năm phân theo mùa vụ nước ta, năm 2010 và năm 2016?
b) Nhận xét và giải thích
Lời giải
a) Vẽ biểu đồ
CƠ CẤU DIỆN TÍCH LÚA CẢ NĂM PHÂN THEO MÙA VỤ NƯỚC TA, NĂM 2010 VÀ 2016
b) Nhận xét và giải thích
* Nhận xét
Qua biểu đồ, rút ra một số nhận xét sau:
- Tỉ trọng cơ cấu diện tích lúa cả năm phân theo mùa vụ nước ta có nhiều thay đổi.
- Giảm tỉ trọng diện tích vụ lúa đông xuân (giảm 1,6%), lúa mùa (giảm 1,9%) và tăng tỉ trọng diện tích vụ lúa hè thu (tăng 3,5%).
- Tỉ trọng diện tích lúa đông xuân chiếm cao nhất (39,6%), tiếp đến là lúa hè thu (36%) và lúa mùa (24,4%).
* Giải thích
- Diện tích lúa hè thu tăng lên là nhờ áp dụng các biện pháp tiên tiến vào trong nông nghiệp (giống mới, thâm canh, mở rộng diện tích,…).
-Tỉ trọng diện tích lúa đông xuân và lúa mùa giảm chú yếu do diện tích lúa hè thu tăng nhanh.
Câu 3:
Cho bảng số liệu sau:
CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ PHẢN THEO NHÓM HÀNG CỦA NƯỚC TA NĂM 2010 VÀ NĂM 2016
(Đơn vị: %)
Năm | 2010 | 2016 |
Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản | 31,0 | 46,2 |
Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp | 46,1 | 39,9 |
Hàng nông, lâm, thủy sản | 22,9 | 13,9 |
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
a) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hoá phản theo nhóm hàng của nước ta, năm 2010 và năm 2016?
b) Nhận xét sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hoá phản theo nhóm hàng của nước ta. Giải thích?
Lời giải
a) Vẽ biều đồ
b) Nhận xét và giải thích
* Nhận xét
Qua biểu đồ, rút ra một số nhận xét sau:
- Tỉ trọng hàng công nghiệp nặng và khoáng sản chiếm lớn nhất (46,2% - 2016) và có xu hướng tăng (tăng 15,2%).
- Tỉ trọng hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp có xu hướng giảm và giảm 6,2%).
- Tỉ trọng hàng nông, lâm, thủy sản chiếm nhỏ nhất và có xu hướng giảm (giảm 9%).
* Giải thích
Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản tăng tỉ trọng là do việc áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào trong khai thác khoáng sản và xuất khẩu khoáng sản (chủ yếu khoáng sản thô nên giá trị chưa cao). Hàng công nghiệp nhẹ, nông - lâm - thủy giảm giảm tỉ trọng do những biến động của thị trường, đặc biệt sự khắt khe về nhập khẩu các mặt hàng tươi sống của các quốc gia/khu vực khó tính.