logo

Cách nhận xét biểu đồ gia tăng dân số


Các dạng bài tập nhận xét biểu đồ gia tăng dân số

Cách nhận xét biểu đồ gia tăng dân số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b. Nhận xét:

- Dân số nước ta tăng liên tục và rất nhanh qua các năm.

- Từ 1921 - 2005:

+ Tăng liên tục và tăng 67,5 triệu người, tăng 5,3 lần.

+ Giai đoạn tăng nhanh nhất là gia đoạn nào? trung bình tăng?

+ Giai đoạn tăng chậm nhất là gia đoạn nào? trung bình tăng?


Hậu quả của sự gia tăng dân số quá nhanh. 

a) Sức ép đối với việc phát triển kinh tế - xã hội

- ở nông thôn không phá được cái xiềng 3 sào,

- ở đô thị thì thất nghiệp tăng,

- Ngân sách phải chi tiêu nhiều cho những vấn đề xã hội v.v...
b) Sức ép đối với tài nguyên môi trường
- Dự trữ của các nguồn tài nguyên nhanh chóng bị cạn kiệt.

- Phá rừng để mở rộng đất nông nghiệp dẫn đến mất cân bằng sinh thái.

- Dân thành thị tăng nhanh, nơi ở chật hẹp, chất lượng môi sinh giảm sút.
c) Sức ép đối với chất lượng cuộc sống

- Hiện tại kinh tế nước ta căn bản vẫn là kinh tế nông nghiệp lạc hậu, bình quân thu nhâp đầu người vào loại thấp nhất thế giới, dân số tăng nhanh không thể thực hiện cân bằng "cung - cầu".

- Cái nghèo về đời sống vất chất sẽ dẫn đến cái nghèo về đời sống tính thần.

Câu 2: Vẽ biểu đồ và nhận xét sự gia tăng dân số của châu Á theo số liệu dưới đây:

Năm180019001950197019902002
Số dân (Triệu người)6008801402210031103766

Lời giải 

Cách nhận xét biểu đồ gia tăng dân số (ảnh 2)

* Nhận xét:

Từ năm 1800 đến năm 2002, số dân châu Á liên tục tăng và tăng không đều qua các giai đoạn.

+ Giai đoạn từ năm 1800-1950 (150 năm): Tăng chậm (802 triệu người)

+ Giai đoạn từ năm 1950-2002 (52 năm): Tăng nhanh (2364 triệu người).

Câu 3 : 

Quan sát hình 2.1, nêu nhận xét về tình hình tăng dân số của nước ta. Vì sao tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm nhưng số dân vẫn tăng nhanh?

Cách nhận xét biểu đồ gia tăng dân số (ảnh 3)

Lời giải 

* Nhận xét:

- Dân số nước ta tăng nhanh và liên tục trong giai đoạn 1954 – 2003: từ 23,8 triệu người lên 80,9 triệu người (tăng gấp 3,5 lần).

- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên: cả giai đoạn có xu hướng giảm nhưng còn nhiều biến động.

+ Giai đoạn 1954 – 1960: gia tăng tự nhiên tăng đột biến và cao nhất (từ 1,1% lên 3,9%).

+ Giai đoạn 1960 – 2003: gia tăng tự nhiên có xu hướng giảm dần nhờ kết quả của chính sách dân số (từ 3,9% xuống 1,4%).

* Gia tăng tự nhiên giảm nhưng dân số vẫn tăng nhanh do:

- Dân số nước ta đông, cơ cấu dân số trẻ nên số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cao. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên mặc dù giảm nhưng vẫn ở mức cao (trên 1%) nên dân số vẫn tăng lên.


Câu 4:  (trang 10 SGK Địa lý 9) Dựa vào bảng số liệu dưới đây:

Bảng 2.3. TỈ SUẤT SINH VÀ TỈ SUẤT TỬ CỦA DÂN SỐ NƯỚC TA, THỜI KÌ 1979 – 1999

(Đơn vị: %o)

Năm

Tỉ suất

1979

1999

Tỉ suất sinh

32,5

19,9

Tỉ suất tử

7,2

5,6

- Tính tỉ lệ (%) gia tăng tự nhiên của dân số qua các năm và nêu nhận xét.

-  Vẽ biểu đồ thể hiện tình hình gia tăng tự nhiên của dân số ỏ nước ta thời kì 1979 – 1999.

Lời giải 

+ Tính tỉ lệ (%) gia tăng tự nhiên của dân số qua các năm

Công thức tình Gia tăng dân số tự nhiên = Tỉ suất Sinh – Tỉ suất Tử = %.

  • Năm 1979 = 32,5 – 7,2 = 25,3 %o = 2,53 %
  • Năm 1999 = 19,9 – 5,6 = 14,3 %o = 1,43 %

(Lưu ý: Phải chuyển từ %o sang %)

+ Nêu nhận xét.

  • Tỉ lệ gia tăng dân số qua hai năm có xu hướng giảm từ 2,53% xuống 1,43%.
  • Đây là kết quả lâu dài của quá trình nước ta thực hiện nhiều biện pháp nhằm hạn chế gia tăng dân số

+ Vẽ biểu đồ thể hiện tình hình gia tăng tự nhiên của dân số ở nước ta thời kì 1979 – 1999.

 

Cách nhận xét biểu đồ gia tăng dân số (ảnh 4)
icon-date
Xuất bản : 29/05/2021 - Cập nhật : 13/06/2021