logo

Cách nhận xét biểu đồ tần số


Biểu đồ phân bố tần số (Histograms)


1. Khái niệm biểu đồ tần số

Biểu đồ phân bố tần số (còn được gọi là biểu đồ phân bố mật độ, biểu đồ cột) dùng để đo tần số xuất hiện của một vấn đề nào đó, cho ta thấy rõ hình ảnh sự thay đổi, biến động của một tập dữ liệu.

Trong biểu đồ phân bố tần số, trục hoành biểu thị các giá trị đo; trục tung biểu thị số lượng các chi tiết hay số lần xuất hiện; bề rộng của mỗi cột bằng khoảng phân lớp; chiều cao của mỗi cột nói lên số lượng chi tiết (tần số) tương ứng với mỗi phân lớp.

Ba đặc trưng quan trọng của biểu đồ phân bố tần số là tâm điểm, độ rộng, độ dốc.


2.Ý nghĩa của biểu đồ tần suất

Để đánh giá các chỉ tiêu chất lượng cần thu thập rất nhiều dữ liệu khác nhau và các dữ liệu luôn biến động. Nếu nhìn vào những số liệu thu được một cách ngẫu nhiên đó sẽ rất khó đánh giá hết ý nghĩa của những thông tin mà chúng đem lại và rất khó nhận dạng biến động của chúng.

Để có thể phân tích, đánh giá tình hình chất lượng từ những dữ liệu thu thập được, đưa ra những kết luận chính xác, người ta tập hợp, phân loại, sắp xếp lại chúng biểu diễn sự phân bố dưới những dạng biểu đồ cột khác nhau theo đặc điểm của các dữ liệu thu được.

Căn cứ vào dạng phân bố tần suất bằng đồ thị, người ta có những kết luận chính xác về tình hình bình thường hay bất thường của chỉ tiêu chất lượng, của quá trình. Từ đó đưa ra những quyết định phù hợp để cải tiến, nâng cao chất lượng.


Đối tượng áp dụng của Histogram


1.Đối tượng áp dụng của Histogram

 Áp dụng cho các đối tượng có sẵn lượng dữ liệu lớn, nhưng lượng dữ liệu này tạo dữ liệu tổng hợp không thể quản lý.


2. Cách vẽ biểu đồ Histogram

Qúa trình vẽ biểu đồ Histogram thực hiện qua các bước như sau:


1: Tổng hợp số liệu

Với nguyên tắc lấy mẫu tự nhiên và không ít hơn 65 giá trị.


2: Tìm giá trị giới hạn (R)

(R) = Giá trị cao nhất (Max) – Giá trị thấp nhất (Min)


3: Tìm số cột (k) và chiều rộng (W)

Tìm số cột bằng cách lấy căn bậc 2 của số lượng các giá trị. Nếu ra số lẻ thì K sẽ bằng phần nguyên của kết quả.


4: Quy định giá trị trên và dưới của mỗi cột.

  • Giá trị giới hạn dưới cột 1= Giá trị thấp – Độ chính xác(*)/2
  • Giá trị giới hạn trên cột 1= Giá trị giới hạn dưới cột 1 + Độ rộng cột (W)
  • Giá trị giới hạn dưới cột 2= Giá trị giới hạn trên cột 1
  • Giá trị giới hạn trên cột 2= Giá trị giới hạn dưới cột 2 + Độ rộng cột (W)
  • ……

(*) Độ chính xác = Giá trị thay đổi thấp nhất của dữ liệu. Examble: 2; 3; 5; 5.5; … thì độ chính xác = 0.5.


5: Tính tần suất xảy ra của các cột (Ghi vào bảng dưới đây)

Cách nhận xét biểu đồ tần số

6: Vẽ biểu đồ tần suất của các giá trị.

Cách nhận xét biểu đồ tần số (ảnh 2)

3. Áp dụng vẽ Histogram

Sau đây, chúng ta sẽ thực hành vẽ Histogram với một bảng giá trị ví dụ nhé.

Cách nhận xét biểu đồ tần số (ảnh 4)

1. Thu thập số liệu thành bảng.

2. Tính giá trị giới hạn R = 6.4 – 5 = 1.4

3. Tính số lượng cột K = √65=8.06 Vậy chọn K = 8

4. Quy định giá trị trên và dưới của mỗi cột.

  • Giá trị giới hạn dưới cột 1= Giá trị thấp – Độ chính xác (*)/2 = 5 – 0.1 = 4.9
  • Giá trị giới hạn trên cột 1= Giá trị giới hạn dưới cột 1 + Độ rộng cột (W)= 4.9+0.2 = 5.1
  • Giá trị giới hạn dưới cột 2= Giá trị giới hạn trên cột 1 = 5.1
  • Giá trị giới hạn trên cột 2= Giá trị giới hạn dưới cột 2 + Độ rộng cột (W)= 5.1 + 0.2 = 5.3.
  • Tính toán tương tự cho các cột còn lại.

5. Tính tần suất xảy ra của các cột (Ghi vào bảng dưới đây)

Cách nhận xét biểu đồ tần số (ảnh 4)

6. Vẽ biểu đồ tần suất

Cách nhận xét biểu đồ tần số (ảnh 5)

Trên đây là các bước vẽ biểu đồ Histogram. Hy vọng sau bài viết này, các bạn sẽ vẽ được cũng như hiểu được ý nghĩa của các dạng biểu đồ Histogram nhé.

icon-date
Xuất bản : 03/06/2021 - Cập nhật : 13/06/2021