logo

Cách nhận xét biểu đồ lớp 7


1. Bố cục phần nhận xét biểu đồ lớp 7

Một bài nhận xét biểu đồ hoặc bảng số liệu gồm có 4 phần chính như sau:

- Nhìn chung

Đây là phần rất quan trọng, định hướng cho cả bài nhận xét của bạn.

Hãy quan sát bảng số liệu và đưa ra lời nhận xét, đa phần các yếu tố là: tăng, giảm, biến động, có xu hướng tăng hay có xu hướng giảm?

Đó là 5 cụm từ then chốt trong câu mở đầu của một bài nhận xét biểu đồ hoặc bảng số liệu. Nhưng cần tùy vào từng bảng số liệu cụ thể mà sử dụng cho hợp lí.

- Trong đó

Lúc này cần đi vào phân tích khá cụ thể và chi tiết đối với từng số liệu, tuy nhiên không nhất thiết là phải phân tích tất cả các số liệu.

Bởi nếu trong bảng có quá nhiều số liệu thì cần biết gộp vào thành các nhóm và chọn một vài số liệu điển hình để phân tích. Nếu bảng cho ít số liệu thì có thể đi vào chi tiết, cụ thể.

Khi phân tích cần chú ý đi theo một thứ tự, từ cao xuống thấp, từ lớn xuống nhỏ.

Hơn kém nhau bao nhiêu lần, cho dẫn chứng và đơn vị của số liệu đó.

- Giải thích

Cần dựa vào các kiến thức đã học và các kiến thức thực tế.

Căn cứ vào các nguồn lực tự nhiên và xã hội để lí giải vì sao cái này tăng, cái kia giảm. Đồng thời cũng cần phải theo dõi vấn đề kinh tế của đất nước và thế giới trong những năm gần đây, ví như các cuộc khủng hoảng chẳng hạn. Những điều này tưởng như đơn giản nhưng lại rất hữu ích khi bạn đưa vào phần nhận xét của mình.

Giải thích cũng cần đi theo trình tự như trong phần phân tích số liệu ở trên.

- Kết luận

Đây là câu tổng kết lại vấn đề đã trình bày và nói lên xu hướng trong tương lai, đây là phần bạn có thể đưa ra dự đoán của mình. Tuy nhiên cũng hãy căn cứ vào kiến thức đã học để đưa ra dự đoán sao cho có cơ sở.


2. Một vài lưu ý nhỏ khi nhận xét biểu đồ lớp 7

- Nhận xét cần gạch đầu dòng và có cách trình bày khoa học và rõ ràng.

- Nhận xét nên ngắn gọn, không quá dài dòng và lan man, cần đi vào những ý chính và cốt lõi nhất.

- Mỗi nhận xét cần có số liệu đi kèm để chứng minh, tạo căn cứ xác thực.

- Khi trình bày cần sắp xếp theo thứ tự, tránh lủng củng.


3. Các bài tập củng cố biểu đồ lớp 7

Câu 1: Vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế

– Xác định vị trí của các nước Pháp và U- crai-na trên bản đồ. Hai nước này thuộc các khu vực nào ở châu Âu?

– Dựa vào bảng số liệu (SGK trang 185) để vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế của Pháp và U-crai-na (năm 2000).

– Qua biểu đồ, nhận xét vè trình độ phát triển kinh tế của Pháp và U-crai-na.

Cách nhận xét biểu đồ lớp 7

Lời giải:

– Xác định vị trí của các nước Pháp và U- crai-na trên bản đồ. Pháp thuộc khu vực Tây Âu, U-crai-na thuộc khu vực Đông Âu

– Vẽ biểu đồ:

Cách nhận xét biểu đồ lớp 7 (ảnh 2)

Nhận xét về trình dộ phát triển kỉnh tế của Pháp và U-crai- na qua biểu đồ

  • Pháp: tỉ trọng của dịch vụ trong tổng sản phẩm trong nước khá cao (70,9%); tỉ trọng của nông, lâm, và ngư nghiệp rất thấp (3,0%). Đây là biểu hiện của nước có trình độ phát triển kinh tế cao.
  • U-crai-na: ti trọng của nông, lâm và ngư nghiệp còn khá cao (14%); tỉ trọng của dịch vụ tương đối thấp (47,5%). Đây là biểu hiện của nước có trình độ phát triển kinh tế ở mức chưa cao.

Câu 2: Trang 6 SBT Địa lý 7

Căn cứ vào bảng số liệu dưới đây : 

Cách nhận xét biểu đồ lớp 7 (ảnh 3)

a) Hãy vẽ biểu đồ hình cột, biểu diễn sự phát triển của số dân trên thế giới từ những năm 1000 đến năm 2011.

b) Qua biểu đồ đã vẽ, rút ra những nhận xét bằng cách điền vào chỗ chấm (...) trong các câu sau:

- Từ năm ... đến năm ... số dân thế giới ngày càng ...

- Trong khoảng thời gian ... năm, số dân thế giới tăng là ... triệu người.

- Trung bình một năm tăng ... triệu người ( tăng ... %/năm ) 

Lời giải:

a) Biểu đồ biểu diễn sự phát triển của số dân trên thế giới từ những năm 1000 đến năm 2011:

Cách nhận xét biểu đồ lớp 7 (ảnh 4)

b) Qua biểu đồ đã vẽ, ta rút ra những nhận xét sau:

- Từ năm 1000 đến năm 2011 số dân thế giới ngày càng tăng

- Trong khoảng thời gian 1011 năm, số dân thế giới tăng là 6699 triệu người.

- Trung bình một năm tăng 6,626 triệu người ( tăng 0,09 %/năm ) 

Câu 2: (Trang 88 sgk địa lí 7)

Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa A, B, C, D trong hình 28.1; sắp xếp các biểu đồ vào vị trí 1, 2, 3, 4 trong hình 27.2 cho phù hợp.

Lời giải:

a) Biểu đồ A

- Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình > 10°C, có 2 tháng cực đại là tháng 3 và tháng 11 khoảng 25°C, tháng lạnh nhất là tháng 7, nhiệt độ 18°C.

- Lượng mưa: lượng mưa trung bình là 1244 mm, mùa mưa từ tháng 11 đến tháng 3.

- Biểu đồ A phù hợp với vị trí 3. 

b) Biểu đồ B

- Nhiệt độ: nhiệt độ cao nhất (tháng 5) là 35°C, nhiệt độ thấp nhất (tháng 1 ) khoảng 20°C.

- Lượng mưa: lượng mưa trung bình năm là 897 mm, mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 9.

- Biểu đồ B phù hợp với vị trí 2.

c) Biểu đồ c

- Nhiệt độ: nhiệt độ cao nhất (tháng 4) khoảng 28°C, nhiệt độ thấp nhất (tháng 7) khoảng 20°C.

- Lượng mưa: lượng mưa trung bình năm là 2592 mm, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 5.

- Biểu đồ c phù hợp với vị trí 1.

d) Biểu đồ D

- Nhiệt độ: nhiệt độ cao nhất (tháng 2) khoảng 22°C, nhiệt độ thấp nhất (tháng 7) khoảng 10°C.

- Lượng mưa: lượng mưa trung bình năm là 506 mm, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 8.

- Biểu đồ D phù hợp với vị trí 4.

Câu 1 (mục 3 – trang 5 – bài học 1) sgk địa lí 7. So sánh 2 biểu đồ hình 1.3 và 1.4 SGK để nhận xét tình hình sinh, tử, gia tăng dân số tự nhiên của 2 nhóm nước phát triển và đang phát triển.

So sánh 2 biểu đồ hình 1.3 và 1.4 SGK để nhận xét tinh hình sinh, tử, gia tăng dân số tự nhiên của 2 nhóm nước phát triển và đang phát triển.

– Hình 1.3, các nước phát triển : tỉ lệ sinh tăng vào đầu thế kỉ XIX, nhưng đến cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX giảm rất nhanh ; tỉ lệ tử giảm rất nhanh đến giữa thế kỉ XX, sau đó ổn định lại và có tăng trong giai đoạn 1980-2000. Gia tăng dân số tự nhiên tăng nhanh trong giai đoạn 1800-1850, nhưng giảm nhanh vào giai đoạn 1850-2000.

– Hình 1.4, các nước đang phát triển : tỉ lệ sinh cao và giữ ổn định trong một thời gian dài từ 1800 đến 1950, sau đó giảm mạnh vào giai đoạn 1950-2000 nhưng vẫn ờ mức cao ; tỉ lệ tử giảm rất nhanh ; gia tăng dân số tự nhiên tăng nhanh và dẫn tới bùng nổ dân số từ những năm 1950 đến 2000.

Bài tập 2 Bài 53 trang 159 sgk Địa lí 7

Phân tích một số biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa

Phân tích các biểu đồ trong hình 51.1, theo trình tự:

– Nhiệt độ trung bình tháng I và tháng VII. Sự chênh lệch nhiệt độ giũa tháng I và tháng VII. Nhận xét chung về chế độ nhiệt.

– Các tháng mưa nhiều. Các tháng mưa ít. Nhận xét chung về chế độ mưa.

– Xác định kiểu khí hậu của từng trạm. Cho biết lí do.

– Xếp các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa (A, B, C) với các thực vật (D, E, F) thành từng cặp sao cho phù hợp.

Cách nhận xét biểu đồ lớp 7 (ảnh 5)
Cách nhận xét biểu đồ lớp 7 (ảnh 6)

Câu hỏi 1 bài 52 trang 156 sgk Địa 7

Quan sát hình 52.1, cho biết đặc điểm của khí hậu ôn đới hải dương.

Cách nhận xét biểu đồ lớp 7 (ảnh 7)

Lời giải:

Quan sát hình 52.1, nhận xét:

+ Nhiệt độ cao nhất: khoảng 18 độ C, tháng 7.

+ Nhiệt độ thấp nhất: khoảng 8 độ C, tháng 1.

+ Biên độ nhiệt trung bình năm: khoảng 10 độ C

+ Mùa mưa nhiều: tháng 10 đến tháng 1 năm sau.

+ Mùa mưa ít hơn: tháng 2 đến tháng 9.

+ Tổng lượng mưa: 820mm.

=> Từ đó, rút ra đặc điểm của khí hậu ôn đới hải dương: mùa hạ mát; mùa đông không lạnh lắm, nhiệt độ thường trên 0 độ C; mưa quanh năm và lượng mưa tương đối lớn (khoảng 800 - 1000mm/năm).

Câu hỏi 2 bài 52 trang 156 sgk Địa 7

Quan sát hình 52.2, cho biết đặc điểm của khí hậu ôn đới lục địa.

Cách nhận xét biểu đồ lớp 7 (ảnh 8)

Lời giải:

Quan sát hình 52.2, nhận xét:

+ Nhiệt độ cao nhất: khoảng 20 độ C, tháng 7.

+ Nhiệt độ thấp nhất: khoảng -12 độ C, tháng 1.

+ Biên độ nhiệt trung bình năm: khoảng 32 độ C.

+ Mùa mưa: tháng 5 đến tháng 10.

+ Mùa khô: tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

+ Tổng lượng mưa: 443mm.

=> Từ đó, rút ra đặc điểm của khí hậu ôn đới lục địa: biên độ nhiệt trong năm lớn : mùa đông lạnh, nhiệt độ xuống dưới 0 độ C, ở nhiều nơi có tuyết rơi và sông ngòi có thời kì bị đóng băng; mưa quanh năm và lượng mưa nhỏ (từ 400 đến 600mm/năm).

icon-date
Xuất bản : 29/05/2021 - Cập nhật : 13/06/2021