logo

Cách nhận xét biểu đồ đường

Biểu đồ đường là một trong những dạng biểu đồ quen thuộc đối với các bạn học sinh. Dạng biểu đồ này được dùng để thể hiện tiến trình phát triển, động thái phát triển của một đối tượng hay một nhóm đối tượng nào đó qua thời gian. Hãy cùng tìm hiểu về cách nhận xét biểu đồ đường qua bài viết dưới đây!


Dạng biểu đồ đường (đồ thị)

Là loại biểu đồ thường dùng để vẽ sự thay đổi của các đại lượng địa lí khi số năm nhiều và tương đối liên tục, hoặc thể hiện tốc độ tăng trưởng của một hoặc nhiều đại lượng địa lí có đơn vị giống nhau hay đơn vị khác nhau.


Dấu hiện nhận biết biểu đồ đường

Biểu đồ đường thể hiện tiến trình phát triển, động thái phát triển của một đối tượng hay một nhóm đối tượng, chính vì vậy dấu hiệu nhận biết biểu đồ đường rất đơn giản:

  • Thường xuất hiện cụm từ: sự phát triển, tốc độ tăng trưởng, tốc độ phát triển.
  • Mốc thời gian: >= 4 năm.

Đơn vị: xử lí số liệu về %, rất ít trường hợp vẽ số liệu thô (chưa qua xử lí).


Các bước vẽ biểu đồ đường

- Bước 1 : Kẻ hệ trục tọa độ vuông góc (trục đứng thể hiện độ lớn của các đối tượng như số người , sản lượng , tỉ lệ %.. còn trục nằm ngang thể hiện thời gian)

- Bước 2 : Xác định tỉ lệ thích hợp ở cả 2 trục ( chú ý tương quan giữa độ cao của trục đứng và độ dài của trục nằm ngang sao cho biểu đồ đảm bảo được tính trực quan và mĩ thuật )

- Bước 3: Căn cứ vào các số liệu của đề bài và tỉ lệ đã xác định đẻ tính toán và đánh giá dấu tọa độ của các điểm mốc trên 2 trục . Khi đánh dấu các năm trên trục ngang cần chú ý đến tỉ lệ (cần đúng tỉ lệ cho trước) . Thời điểm năm đầu tiên nằm trên trục đứng

- Bước 4: Hoàn thiện bản đồ ( ghi số liệu vào bản đồ , nếu sử dụng kí hiệu thì cần có bản chú giải cuối cùng ta ghi tên biểu dồ )

Lưu ý :

+ Nếu vẽ 2 hoặc nhiều đường biểu diễn có chung 1 đơn vị thì mỗi đường cần dùng 1 kí hiệu riêng biệt và có chú giải kèm theo

+ Nếu vẽ 2 đường biểu diễn có đơn vị khác nhau thì vẽ 2 trục đứng ở 2 bên biểu đồ , mỗi trục thể hiện 1 đơn vị

+ Nếu phải vẽ nhiều đường biểu diễn mà số liệu đã cho lại thuộc nhiều đơn vị khác nhau thì phải tính toán để chuyển số liệu thô (số liệu tuyệt đối với các đơn vị khác nhau ) sang số liệu tinh (số liệu tương dối , với cùng đơn vị thông nhất là đơn vị % ). Ta thường lấy số liệu năm đầu tiên là ứng với 100% , số liệu của các năm tiếp theo là tỉ lệ % so với năm đầu tiên . Sau đó ta sẽ vẽ đường biểu diễn

Biểu đồ đường là biểu đồ thường dùng để vẽ sự thay đổi của các đại lượng địa lí khi số năm nhiều và tương đối liên tục, hoặc thể hiện tốc độ tăng trưởng


Các loại biểu đồ dạng đường

- Loại có một hoặc nhiều đường vẽ theo giá trị tuyệt đối.

- Loại có một hoặc nhiều đường vẽ theo giá trị tương đối.

- Công thức tính biểu đồ đường

Tốc độ tăng trưởng = Giá trị năm sau / Giá trị năm gốc x 100% (Năm gốc là năm được lấy làm mốc, 100%).

- Một số ví dụ về biểu đồ đường:

* Biểu đồ Tốc độ tăng trưởng GDP của một số quốc gia giai đoạn 2011-2015

 Biểu đồ Tốc độ tăng trưởng GDP của một số quốc gia giai đoạn 2011-2015

* Biểu đồ thể hiện diện tích cho sản phẩm một số cây công nghiệp lâu năm nước ta giai đoạn 2012 - 2016

Biểu đồ thể hiện diện tích cho sản phẩm một số cây công nghiệp lâu năm nước ta giai đoạn 2012 - 2016

Cách nhận xét biểu đồ đường

Trường hợp thể hiện một đối tượng:

– So sánh số liệu năm đầu và năm cuối có trong bảng số liệu để trả lời câu hỏi: đối tượng cần nghiên cứu tăng hay giảm? Nếu tăng (giảm) thì tăng (giảm) bao nhiêu? (lấy số liệu năm cuối trừ cho số liệu năm đầu hay chia gấp bao nhiêu lần cũng được)

– Xem đường biểu diễn đi lên (tăng) có liên tục hay không? (lưu ý năm nào không liên tục)

– Hai trường hợp

+ nếu liên tục thì cho biết giai đoạn nào tăng nhanh, giai đoạn nào tăng chậm

+ nếu không liên tục: Thì năm nào không còn liên tục

– Một vài giải thích cho đối tượng, giải thích những năm không liên tục.

Trường hợp cột có hai đường trở lên

–  Ta nhận xét từng đường một giống như trên theo đúng trình tự bảng số liệu cho: đường a trước, rồi đến đường b, rồi đến c,d

– Sau đó, chúng ta tiến hành so sánh, tìm mỗi liên hệ giữa các đường biểu diễn.

– Kết luận và giải thích.


 Một số lỗi thường gặp khi vẽ biểu đồ đường

- Các yếu tố chính trên biểu đồ

  • Thiếu số liệu trên đường, thiếu đơn vị ở trục tung và trục hoành.
  • Thiếu số 0 ở gốc tọa độ.
  • Chia sai khoảng cách năm ở trục hoành, sai tỉ lệ ở trục tung.

- Các yếu tố phụ ngoài biểu đồ: thiếu tên biểu đồ hoặc bảng chú giải.

- Mốc thời gian đầu tiên không gắn liền với trục tung, dùng đường nét cong để nối một đối tượng có giá trị khác nhau.

icon-date
Xuất bản : 15/06/2021 - Cập nhật : 14/11/2023