logo

Cách lập dàn ý bài cho bài văn nghị luận

Câu hỏi: Cách lập dàn ý bài cho bài văn nghị luận

Trả lời:

Mở bài: Đặt vấn đề cần chứng minh bằng cách giới thiệu về tầm quan trọng cũng như tính cấp thiết của vấn đề

Thân bài: Chứng minh vấn đề nêu ra bằng hệ thống các luận điểm và luận cứ khách quan, chính xác.

+ Luận điểm 1: Các luận cứ và dẫn chứng làm sáng tỏ luận điểm 1

+ Luận điểm 2: Các luận cứ và dẫn chứng làm sáng tỏ luận điểm 2

+ Luận điểm 3: Các luận cứ và dẫn chứng làm sáng tỏ luận điểm 3

…Luận điểm n

Kết bài:

– Khẳng định lại tính đúng đắn của vấn đề hay tầm quan trọng của vấn đề

– Mở rộng: Nêu ra bài học và đánh giá (Nếu có)

Ngoài ra, cùng Top lời giải mở rộng kiến thức về văn nghị luận nhé


1. Văn nghị luận là gì ? 

Văn nghị luận là một dạng văn mà trong bài người viết, người nói tác giả dùng chủ yếu các lý lẽ, các dẫn chứng sau đó lập luận chỉ ra các những điểm nhấn, luận điểm nhằm xác định chỉ ra cho người đọc, người nghe thấy được tư tưởng, quan điểm của tác giả gửi gắm vào tác phẩm. 

Văn nghị luận được viết ra nhằm giúp cho người đọc, người nghe tin, tán thưởng và hiểu để cùng đồng hành với người viết.

Cách lập dàn ý bài cho bài văn nghị luận

2. Văn nghị luận được viết ra nhằm mục đích gì?

Có thể thấy xu thế hội nhập quốc tế hiện nay đang đặt mỗi cá nhân trước nhiều thách thức mới, nhất là các vấn đề chính trị xã hội.  Việc tiếp nhận các văn bản nghị luận trong nhà trường góp phần không nhỏ trong việc hình thành hệ thống quan điểm, tư tưởng cho thế hệ trẻ trong việc xử lý các vấn đề đặt ra của cuộc sống một cách đúng đắn, vừa phù hợp với tinh thần thời đại mới, vừa đảm bảo tinh thần quốc gia, dân tộc.


3. Đặc điểm của văn nghị luận

Mỗi bài văn nghị luận đều phải có luận điểm, luận cứ và lập luận: 

– Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận. 

Một bài văn thường có các luận điểm 

+ luận điểm chính 

+ luận điểm xuất phát

+ luận điểm khai triển 

– Luận cứ là đưa ra dẫn chứng và lí lẽ nhằm sáng tỏ luận điểm. 

– Lập luận là cách tổ chức vận dụng lí lẽ, dẫn chứng sao cho luận điểm được nổi bật và có sức thuyết phục. Lập luận bao gồm các cách suy lý, quy nạp, diễn dịch, so sánh, phân tích, tổng hợp sao cho luận điểm đưa ra là hợp lý, không thể bác bỏ.


4. Các dạng văn nghị luận

a. Nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống

Trong cuộc sống có rất nhiều hiện tượng được đặt ra, có thể là hiện tượng tốt, có thể là hiện tượng xấu. Điều cốt lõi mà một bài văn nghị luận là đưa ra được những ý kiến bàn về các hiện tượng đó. Từ đó đưa ra các đánh giá hay giải pháp cho vấn đề.

Nghị luận về một hiện tượng đời sống có thể là các hiện tượng mới nổi dang rất nóng hiện nay hoặc là hiện tượng từ lâu chưa thể giải quyết. Vì vậy tính khách quan và chặt chẽ trong các luận điểm là điều rất cần thiết. Nội dung phải đầy đủ biểu hiện, nguyên nhân, hậu quả và hướng giải quyết vấn đề.

Cách làm:

* Nghị luận về hiện tượng đời sống tốt:

MB: Nêu hiện tượng đời sống tốt, khẳng định tính đúng đắn của hiện tượng

TB: – Giải thích hiện tượng (nếu có), trả lời câu hỏi: Hiện tượng đó là gì?

– Nêu biểu hiện, nguyên nhân của hiện tượng đời sống tốt, trả lời câu hỏi: Gồm những gì? Tại sao? Như thế nào?

– Chứng minh tính đúng đắn của hiện tượng đó.

– Dẫn chứng

KB:  – Khẳng định lại

– Mở rộng: đánh giá và nêu bài học (nếu có)

Nghị luận về hiện tượng đời sống xấu:

MB: Giới thiệu tính cấp thiết của vấn đề

TB: – Giải thích (nếu có)

– Nêu biểu hiện, thực trạng của hiện tượng

– Nêu nguyên nhân, trả lời câu hỏi Tại sao có hiện tượng đó?

– Nêu hậu quả, trả lời câu hỏi Hiện tượng đó gây ra tác hại gì?

– Đưa ra giải pháp: gồm giải pháp từ phía chủ quan (bản thân con người) và giải pháp khách quan (Phía cơ quan chức năng). Thường thì có bao nhiêu nguyên nhân sẽ có bấy nhiêu giải pháp.

KB: Nêu lại tính cấp thiết cần giải quyết vấn đề.

– Mở rộng: kêu gọi hướng tới hành động.

b. Nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lý

Là bàn luận về các tư tưởng, đạo lý trong cuộc sống bao gồm cả tư tưởng, đạo lý tốt hoặc xấu.

Cách làm:

Nghị luận về tư tưởng đạo lý tốt:

MB: Giới thiệu về tư tưởng tốt và khẳng định tính đúng đắn của vấn đề

TB: – Giải thích (nếu có)

– Chứng minh tính đúng đắn của vấn đề: Nêu lên các luận điểm và luận cứ,

+ Trả lời câu hỏi: tại sao + luận điểm

+ Dẫn chứng cho mỗi luận cứ

– Phê phán một số bộ phận đi ngược lại đạo lý và đưa ra lời khuyên.

– Mở rộng: nêu mặt trái của vấn đề để nhìn nhận một cách toàn diện hơn

KB: – Khẳng định lại tính đúng đắn của vấn đề

– Đánh giá và nêu bài học (nếu có)

Nghị luận về tư tưởng, đạo lý xấu

MB: Giới thiệu tư tưởng đạo lý xấu, đưa ra quan điểm phản bác tư tưởng

TB: – Giải thích (nếu có)

– Phân tích mặt hại của tư tưởng: đưa ra các luận điểm , luận cứ và dẫn chứng

– Phê phán những người đang theo tu tưởng này và đưa ra lời khuyên

– Mở rộng: Đặt ở khía cạnh khác tư tưởng có xấu hay không?

KB: – Khẳng định lại quan điểm sai lệch của vấn đề

– Đánh giá và đưa ra bài học (nếu có)

c. Nghị luận văn học

Nghị luận văn học là một dạng bài viết đưa ra quan điểm và cách đánh giá của người viết về một đoạn thơ, bài thơ hay tác phẩm truyện hay một khía cạnh về nghệ thuật hoặc nội dung của tác phẩm văn học.

Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

MB: Giới thiệu cái hay của đoạn thơ, bài thơ đó

TB: – Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm của bài thơ; vị trí đoạn trích nằm đâu trong bài thơ (khổ mấy, nói về nội dung gì?)

– Phân tích cái hay của đoạn thơ, bài thơ: phân tích từ nghệ thuật đến nội dung

– Mở rộng:

+ Đánh giá về mặt nghệ thuật và nội dung của đoạn thơ, bài thơ

+ So sánh với các bài thơ cùng đề tài để thấy cái hay của đoạn thơ, bài thơ đó

KB:

– Khẳng định lại cái hay của đoạn thơ, bài thơ

– Đánh giá và nêu cảm nhận: Đoạn thơ, bài thơ mang lại cảm xúc như thế nào?

Nghị luận về một tác phẩm truyện:

MB: Giới thiệu tác phẩm truyện

TB: – Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác

– Chứng minh các vấn đề về tác phẩm truyện đó:

+ Nhan đề truyện

+ Số phận các nhân vật

+ Cốt truyện

– Mở rộng: đánh giá về nghệ thuật và nội dung của tác phẩm nói chung và đoạn trích nói riêng (nếu có)

KB:

– Khẳng định lại cái hay của tác phẩm truyện

– Đánh giá và nêu cảm nhận: suy nghĩ và bài học rút ra (nếu có)

icon-date
Xuất bản : 26/02/2022 - Cập nhật : 26/02/2022

Tham khảo các bài học khác