logo

Cách dạy trẻ học thuộc bảng cộng trừ

Những bài toán cộng trừ sẽ là điều đơn giản và dễ dàng đối với người lớn chúng ta, thế nhưng đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là các em học sinh lớp 1 và lớp 2 khi chỉ mới bắt đầu làm quen với các phép tính. Cùng Top lời giải thực hiện các phép tính đơn giản một cách nhanh chóng thông qua việc ghi nhớ các phép tính có sẵn từ bảng cộng trừ. 


1. Bảng cộng trừ lớp 2 là gì?

Cách dạy trẻ học thuộc bảng cộng trừ

Những bài toán cộng trừ sẽ là điều đơn giản và dễ dàng đối với người lớn chúng ta, thế nhưng đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là các em học sinh lớp 1 và lớp 2 khi chỉ mới bắt đầu làm quen với các phép tính. Bảng cộng trừ được xem là một công cụ hỗ trợ giúp các bé thực hiện các phép tính đơn giản một cách nhanh chóng thông qua việc ghi nhớ các phép tính có sẵn từ bảng cộng trừ.

Đối với các em học sinh lớp 1 và lớp 2, bảng cộng trừ sẽ là những phép tính trong phạm vi 10 hay 20 và tăng dần độ khó đối với các lớp cao hơn. Để giúp trẻ hiểu rõ và dễ dàng áp dụng bảng cộng trừ lớp 2 vào bài tập, bố mẹ cần giải thích ý nghĩa và cách hình thành các phép tính, tránh trường hợp trẻ học vẹt, học thuộc lòng và không hiểu vì sao mình cần phải học các bảng cộng trừ này.


2. Lợi ích của bảng cộng trừ lớp 2

Bảng cộng trừ lớp 2 được xem là một công cụ hiệu quả giúp trẻ thực hiện các phép tính đơn giản một cách nhanh chóng, hình thành trong trẻ kỹ năng phản xạ. Thêm vào đó, việc cho trẻ làm quen với bảng cộng và trừ khi còn bé sẽ giúp trẻ tăng cao khả năng tư duy, phát triển não bộ cũng như xây dựng nền tảng Toán học vững chắc.

Ngoài ra, việc cho trẻ làm quen và thường xuyên thực hành bảng cộng trừ sẽ giúp trẻ dễ dàng thích nghi với các kiến thức ở các lớp cao hơn, tiết kiệm thời gian học tập cũng như quá trình làm bài tập của trẻ.


3. Bảng cộng trừ lớp 2

3.1 Bảng cộng lớp 2 

9 + 2 = 11 8 + 3 = 11 7 + 4 = 11 6 + 5 = 11
9 + 3 = 12 8 + 4 = 12 7 + 5 = 12 6 + 6 = 12
9 + 4 = 13 8 + 5 = 13 7 + 6 = 13 6 + 7 = 13
9 + 5 = 14 8 + 6 = 14 7 + 7 = 14 6 + 8 = 14
9 + 6 = 15 8 + 7 = 15 7 + 8 = 15 6 + 9 = 15
9 + 7 = 16 8 + 8 = 16 7 + 9 = 16  
9 + 8 = 17 8 + 9 = 17    
9 + 9 = 18      
 
2 + 9 = 11 3 + 8 = 11 4 + 7 = 11 5 + 6 = 11
  3 + 9 = 12 4 + 8 = 12 5 + 7 = 12
    4 + 9 = 13 5 + 8 = 13
      5 + 9 = 14

3.1 Bảng trừ lớp 2 

11 – 2 = 9 12 – 3 = 9 13 – 4 = 9 14 – 5 = 9
11 – 3 = 8 12 – 4 = 8 13 – 5 = 8 14 – 6 = 8
11 – 4 = 7 12 – 5 = 7 13 – 6 = 7 14 – 7 = 7
11 – 5 = 6 12 – 6 = 6 13 – 7 = 6 14 – 8 = 6
11 – 6 = 5 12 – 7 = 5 13 – 8 = 5 14 – 9 = 5
11 – 7 = 4 12 – 8 = 4 13 – 9 = 4  
11 – 8 = 3 12 – 9 = 3    
11 – 9 = 2      
 
18 – 9 = 9 17 – 8 = 9 16 – 7 = 9 15 – 6 = 9
  17 – 9 = 8 16 – 8 = 8 15 – 7 = 8
    16 – 9 = 7 15 – 8 = 7
      15 – 9 = 6

4. Cách dạy trẻ học thuộc bảng cộng trừ lớp 2

Cách dạy trẻ học thuộc bảng cộng trừ (ảnh 2)

Toán là môn học thú vị. Khi các con đã làm quen với chữ số và bắt đầu “xoè bàn tay đếm ngón tay”, bố mẹ cũng đừng quên cách dạy trẻ học thuộc bảng cộng trừ bằng những mẹo nhỏ vừa học vừa chơi sau đây:

- Nhờ các công cụ hỗ trợ

- Dùng khối lego

- Đếm hoa quả

- Trò chơi kẹp quần áo

- Thử học thuộc bảng cộng trừ cùng mô hình toán học domino

- Sáng tạo cùng que kem và lọ nhựa

- Tính toán thuần thục nhờ những nút áo

- Đừng quên trò con rết khi học phép toán cơ bản

- Trò chơi nhiệt kế

- Trò chơi cú lừa phép thuật

- Làm tính trừ cùng các viên đất nặn

- Trò đếm bước đi bộ

- Những ngón tay trốn tìm

- Chia sẻ cách học toán cùng trẻ nhỏ

4.1. Học thuộc bảng cộng trừ nhờ các công cụ hỗ trợ

Thay vì bắt bé quanh quẩn với những con số khô khan, cách dạy trẻ học thuộc bảng cộng trừ hiệu quả là sử dụng những đồ vật trực quan quen thuộc để giúp con dễ dàng hiểu được bản chất của các phép tính toán. Các bé trai thường hào hứng với các vật dụng như viên bi, lego, xe hơi đồ chơi, que tính… còn bé gái thường thích thú với trái cây, dụng cụ nấu ăn, chun buộc tóc… Vì vậy, hãy biến những phép tính cộng trừ trở thành những trò chơi thêm, bớt và con sẽ tự tìm ra được câu trả lời chính xác.

Ngoài ra, các đồ vật hàng ngày cũng giúp cha mẹ hỗ trợ bé học toán 1 cách sáng tạo và thông minh hơn. Vẫn là những con số và phép tính cộng trừ, trẻ hoàn toàn có thể áp dụng trên nhiều dụng cụ khác nhau và mở rộng tư duy của mình.

4.2. Dùng khối lego để dạy bé học toán cộng trừ

Sử dụng những tấm thẻ trắng rồi viết những phép cộng đơn giản vào thẻ. Sau đó hãy cho trẻ dùng những khối lego nhiều màu sắc để lắp thành những toà nhà cao tầng tương ứng với kết quả của phép cộng đó.

4.3. Đếm hoa quả

Dùng trái cây là 1 trong những cách thú vị giúp trẻ học toán qua trò chơi. Rất đơn giản, bố mẹ chỉ cần viết những phép tính ra bảng hoặc 1 tờ giấy và yêu cầu trẻ hãy tìm ra đáp án bằng cách xếp số quả tương ứng với từng số hạng và đếm tổng số quả cuối cùng. Đối với phép trừ bé có thể ăn luôn quả để hiểu được cách tính bớt đi. Nên dùng những loại quả mà trẻ yêu thích, có đặc điểm nhỏ và hơi cứng cho trò chơi vui học này.

4.4. Làm toán với trò chơi kẹp quần áo

Những chiếc kẹp quần áo vừa có tác dụng trong việc giữ cố định quần áo, vừa có thể được dùng để dạy trẻ học phép cộng trừ. Tạo 1 tấm thẻ có ghi sẵn con số với phép tính và dán lên những chiếc kẹp quần áo. Nhiệm vụ của trẻ sẽ là kẹp những phép tính đó vào tấm thẻ có kết quả tương ứng.

4.5. Thử học thuộc bảng cộng trừ cùng mô hình toán học domino

Không chỉ là 1 món đồ chơi, những khối domino cũng có thể được dùng để dạy trẻ học phép cộng. Hãy kẻ 1 bảng tính với nhiều phép toán khác nhau và hướng dẫn trẻ xếp những khối domino tương ứng vào các ô. Muốn tìm ra kết quả cuối cùng, trẻ sẽ đếm tổng số các chấm trên từng miếng domino và cộng lại với nhau.

4.6. Sáng tạo cùng que kem và lọ nhựa

Đừng vứt đi những que kem gỗ và những lọ nhựa đã qua sử dụng. Sau khi rửa sạch, bố mẹ hãy viết những phép tính lên những que kem và kết quả vào những lọ nhựa nhiều màu. Thử thách trẻ bằng trò chơi bỏ những que kem vào lọ nhựa có đáp án tương ứng. Chắn chắn là bé sẽ cực kỳ thích thú và hào hứng đấy!

4.7. Tính toán thuần thục nhờ những nút áo

Những mẹ khéo tay 1 chút có thể rủ bé cắt dán 1 vài bức tranh ngộ nghĩnh, sinh động và chuẩn bị thêm những chiếc cúc áo cùng 2 cái xúc xắc. Hướng dẫn trẻ lắc đều và tung 2 chiếc xúc xắc như đang chơi trò chơi. Sau khi đếm tổng số chấm trên mặt xúc xắc, bé sẽ chọn đúng số cúc áo tương ứng với kết quả và đặt lên bức tranh để hoàn thiện hình. Muốn trẻ kiên nhẫn được lâu với cách học cộng trừ này, mẹ hãy thường xuyên thay đổi nội dung của các bức tranh và chọn các loại cúc áo nhiều màu để thu hút sự tập trung của con.

4.8. Đừng quên trò con rết khi học phép toán cơ bản

Trẻ em thường ghi nhớ các phép toán nhanh hơn khi được lồng ghép vào trong những hình ảnh hoạt hình. Mẹ có thể sáng tạo thành câu chuyện về chú rết đi kiếm mồi như 1 cách dạy trẻ học thuộc bảng cộng trừ. Kết hợp các hình tròn nhiều màu sắc và viết những con số ngẫu nhiên tạo thành thân con rết. Thân rết càng dài, số đếm càng nhiều. Sau đó, mẹ viết các phép cộng trừ khác nhau trên các mảnh bìa trắng đã được cắt thành hình chữ nhật rồi trộn lẫn lộn với nhau. Khi trẻ bắt đầu chơi, rết kiếm được hoặc đánh mất bao nhiêu mồi thì bé dán phép tính tương ứng vào bụng rết. Ngược lại, mẹ có thể đọc phép tính để bé chọn được kết quả đúng.

4.9. Trò chơi nhiệt kế

Tham khảo mẫu nhiệt kế để làm dụng cụ học toán cùng bé. Điền các con số khác nhau lên mặt nhiệt kế. Không nhất thiết phải chọn các số theo thứ tự từ 0 – 10 mà mẹ có thể tăng hoặc giảm tùy vào khả năng toán học của bé ở hiện tại. Khi chơi, mẹ hãy kể 1 câu chuyện về em bé bị ốm và cần cặp nhiệt kế để kiểm tra thân nhiệt. Nhiệm vụ của trẻ là di chuyển nút hạt trên nhiệt kế đến con số tương ứng trong câu chuyện. Sau đó nếu trừ hoặc cộng 1 hay bất kỳ con số nào đó theo mức tăng giảm, bé sẽ tiếp tục suy nghĩ để tìm đến đáp án đúng.

4.10. Dạy bé học toán cộng trừ với trò chơi cú lừa phép thuật

Không cần phải bỏ tiền để mua đồ chơi toán học cho trẻ, bố mẹ có thể sử dụng 1 hộp giấy, 2 chiếc cốc nhựa hoặc cốc giấy (tận dụng từ lõi giấy vệ sinh) cùng những viên bi hoặc nhiều món đồ chơi nhỏ. Đầu tiên, hãy cắt đáy của 2 chiếc cốc rồi dính chúng với phần trên của chiếc hộp. Tiếp theo, cắt 1 hình chữ nhật ở thân hộp như 1 chiếc cửa đóng mở được. Khi chơi, bố mẹ hoặc anh chị lớn trong nhà hãy viết sẵn thật nhiều phép tính vào những mảnh giấy và lần lượt dán lên thân hộp. Nếu bé thả đúng số viên bi hoặc đồ chơi tương ứng với kết quả của phép tính vào 2 chiếc cốc và mở cửa sổ để tìm được đáp án, đừng quên tặng bé 1 phần thưởng khích lệ nhé!

4.11. Làm tính trừ cùng các viên đất nặn

1 số trẻ thường gặp chút lúng túng khi loay hoay với phép tính trừ. Sẽ dễ dàng hơn nếu bố mẹ cùng bé chơi trò làm bẹp những viên đất sét. Rất đơn giản, chỉ cần vo tròn các viên đất nặn nhiều màu và tạo những thẻ phép tính vào các mảnh giấy nhớ. Khi trẻ đã chọn được số viên đất sét đúng với phép tính được đưa ra, mẹ hãy đố bé tìm được kết quả đúng. Bằng cách dùng tay đè bẹp những viên đất nặn tương ứng với con số, chỉ sau vài lần chơi, con sẽ tự tính được đáp án cuối cùng chính là những viên đất sét còn nguyên vẹn.

4.12. Cách dạy trẻ học thuộc bảng cộng trừ bằng trò đếm bước đi bộ

1 gợi ý về cách dạy trẻ học thuộc bảng cộng trừ mà các bé trai rất thích thú đó là sử dụng ngay bộ đồ chơi Lego Duplo. Hướng dẫn bé ghép tạo khối Duplo thành 1 con đường. Mỗi miếng lego có thể chia thành 4 phần để viết số lên 1 mặt bên của các mảnh ghép. Bố mẹ có thể chuẩn bị vài phép tính bằng bìa hoặc đố bé bằng miệng. Sau khi nghe câu hỏi, con sẽ di chuyển nhân vật mô phỏng tiến hoặc lùi trên con đường với số lượng bước chính xác tùy theo phép cộng hay phép trừ. Sau khi đã tính tiến, lùi thuần thục, có thể tăng độ khó thêm 1 chút bằng cách kết hợp cả 2 phép cộng, trừ để kích thích khả năng tư duy của trẻ.

4.13. Những ngón tay trốn tìm

1 trò chơi vô cùng sáng tạo mà các phụ huynh có thể chọn làm cách dạy trẻ học thuộc bảng cộng trừ là vui đùa cùng những ngón tay. Bố mẹ chỉ cần cắt hình 2 bàn tay bằng giấy có kích cỡ lớn 1 chút rồi dán vào bảng mica trắng nhưng nhớ là chỉ dán phần lòng bàn tay thôi nhé! Viết vài phép tính từ dễ đến khó ở bên dưới bảng và bé sẽ tìm ra kết quả đúng bằng cách gập những ngón tay lại.

Ngoài ra, phụ huynh cũng có thể tham khảo thêm cách nhẩm các phép tính cộng trừ bằng phương pháp học toán tư duy Finger Math. Với cách tính này, bé có thể cộng trừ trong phạm vi các số có 2 chữ số 1 cách nhanh chóng và chính xác.

4.14. Chia sẻ cách học toán cùng trẻ nhỏ

Trước khi áp dụng các cách dạy trẻ học bảng cộng trừ được thuần thục, điều đầu tiên bố mẹ cần làm đó là tạo cho trẻ sự hứng thú với các con số. Khi đã hiểu rõ hơn về ý nghĩa và giá trị của các con số trong Toán học, việc giới thiệu cho trẻ tiếp cận với các phép tính cơ bản và hướng dẫn con cách cộng trừ sẽ dễ hiểu hơn nhiều.

Không cần đợi đến khi trẻ vào lớp 1, ngay từ lúc bé tập nói và phân biệt được đồ vật, các phụ huynh đã có thể rèn luyện và tạo cảm xúc cho trẻ với các số đếm thông qua những hình ảnh trực quan. Khi nhận thức của bé phát triển hơn, bố mẹ nên đưa những kiến thức liên quan đến các con số vào các câu hỏi, trò chơi vui hàng ngày để trẻ tiếp nhận 1 cách tự nhiên và tạo thành phản xạ nhạy bén trong tư duy.

Hãy áp dụng toán học vào bất cứ thứ gì trong tầm mắt trẻ. Bạn có thể dạy con khi đang đi trên đường. Hãy yêu cầu bé đếm những cột đèn xanh đèn đỏ trên đường, đếm những chiếc xe màu trắng. Hoặc khi đến siêu thị, hãy cho trẻ đếm các túi bim bim trên các kệ hàng. Với các món ăn vặt yêu thích, nếu bé muốn mẹ mua nhiều hơn cho mình thì hãy yêu cầu con tự cộng xem nếu mua thêm 2 gói socola thì con sẽ có bao nhiêu gói, hoặc nếu muốn có 5 hộp kẹo dẻo thì cần lấy thêm mấy hộp ở kệ nữa?


5. Các bước dạy con làm phép cộng trừ nhanh

Bước 1: Giúp trẻ hiểu ý nghĩa các con số

Hãy giúp con phát triển một cảm giác thật mạnh mẽ về những con số, giúp trẻ hiểu ý nghĩa những con số trước khi hiểu khái niệm cộng, trừ vì những phép tính cộng trừ cũng sẽ trở nên vô nghĩa và khó hiểu vô cùng nếu trẻ không hiểu và cảm thấy không thoải mái với những con số.

Ví dụ, bố mẹ có thể hỏi trẻ có bao nhiêu cách để có thể tạo ra số 6 thì lúc đó trẻ có thể trả lời với những cặp số như 0 và 6, 5 và 1, 4 và 2, 3 và 3… Cách giải thích như thế này sẽ giúp trẻ hiểu sâu hơn về những con số và phép cộng.

Việc giúp trẻ hiểu ý nghĩa của những con số trước khi làm quen với phép cộng trừ là vô cùng quan trọng.

Bước 2: Dạy trẻ cách đếm nhảy

Ví dụ, cho trẻ đếm cách 2 đơn vị để được dãy số 0, 2, 4, 6, 8, 10… Những dãy số như thế này sẽ giúp trẻ hiểu rằng nếu cộng chừng ấy đơn vị với nhau sẽ có số tiếp theo, ngược lại nếu trừ sẽ có số trước đó.

Bước 3: Sử dụng công cụ hỗ trợ

Sử dụng những đồ vật quen thuộc làm công cụ hỗ trợ để giúp trẻ dễ hiểu hơn về khái niệm cộng, trừ. Ví dụ, bố mẹ có thể đưa cho trẻ 2 viên bi và bảo trẻ lấy thêm 3 viên nữa. Sau đó, hãy hỏi con bây giờ con có bao nhiêu viên tất cả, như thế trẻ sẽ có thể học làm phép cộng một cách trực quan hơn.

Bạn cũng nên khuyến khích trẻ dùng trí tưởng tượng, ví dụ như với phép trừ, hãy cho trẻ tưởng tượng có 3 con ngựa trong chuồng, một con chạy ra thì lúc đó sẽ còn lại mấy con.

Những vật dụng như những viên bi có thể được dùng như những "giáo cụ trực quan".

Bước 4: Những thủ thuật thú vị

Kết hợp với những thủ thuật thú vị để giúp trẻ luôn hứng thú với những phép tính cộng trừ. Ví dụ như dùng số 0 để đố vui trẻ các phép tính cộng, trừ như 100 + 0 = ? hay 9999-0=? (mặc dù trẻ chỉ học trong phạm vi số nhỏ)

Bước 5: Thay đổi hình thức học

Hay cho trẻ luyện tập làm phép tính thường xuyên với những tờ bài tập hay những trò chơi khác nhau để trẻ không bị nhàm chán. Nếu thực hành cộng, trừ theo cách thông thường như bằng thẻ, que... mà trẻ bắt đầu thấy chán chán thì bố mẹ hãy thử giới hạn thời gian làm bài để xem trẻ có thể làm nhanh đến mức nào và cũng để thay đổi không khí giúp trẻ hào hứng trở lại.

icon-date
Xuất bản : 21/09/2021 - Cập nhật : 21/09/2021