logo

Các mỏ than đá hình thành trên lãnh thổ nước ta trong giai đoạn Cổ kiến tạo phân bố chủ yếu ở?

Khoáng sản chính là nguồn tài nguyên quan trọng cho sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, còn là nguyên liệu cho các ngành công nghiệp, xuất khẩu chủ lực của đất nước ta. Vậy, các mỏ than đá hình thành trên lãnh thổ nước ta trong giai đoạn Cổ kiến tạo phân bố chủ yếu ở? Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu qua bài viết dưới đây!


Câu hỏi: Các mỏ than đá hình thành trên lãnh thổ nước ta trong giai đoạn Cổ kiến tạo phân bố chủ yếu ở?

A. Bắc Bộ.                                           

B. Bắc Trung Bộ.

C. Nam Trung Bộ.                                

D. Nam Bộ.

Đáp án đúng: A. Bắc Bộ


Giải thích của giáo viên Toploigiai về lí do chọn đáp án A

Các mỏ than đá hình thành trên lãnh thổ nước ta trong giai đoạn Cổ kiến tạo phân bố chủ yếu ở Bắc Bộ. Với trữ lượng than đá không nhỏ, phục vụ cho các hoạt động kinh tế công nghiệp vô cùng quan trọng của đất nước.


- Định nghĩa và nguồn gốc hình thành than đá

Than đá là một loại đá trầm tích có màu nâu đen hoặc đen có thể đốt cháy và thường xuất hiện trong các tầng đá gồm nhiều lớp hoặc lớp khoáng chất hay còn gọi là mạch mỏ. Một loại than cứng như than anthracit, có thể liên quan đến đá biến chất bởi vì sự tác động lâu dài về nhiệt độ và áp suất. Thành phần chính của than là cacbon, cùng với sự đa dạng về số lượng của các nguyên tố, chủ yếu là hydro, lưu huỳnh, ôxy, và nitơ. Than là một dạng nhiên liệu hóa thạch.

Than đá được hình thành do các vết tích bị nén chặt của thực vật sống trong đầm lầy 250-350 triệu năm trước trong giai đoạn Cổ kiến tạo. Đấy là vào kỷ Carbon, khi động vật nguyên thuỷ lần đầu tiên xuất hiện trên cạn. Than đá hình thành từ vết tích của dương xỉ và các động vật nguyên thuỷ khác, bị bùn cát bao phủ và chôn vùi như một dạng đá mới. Trải qua nhiều triệu năm, vật liệu này biến thành than đá.

Các mỏ than đá hình thành trên lãnh thổ nước ta trong giai đoạn Cổ kiến tạo phân bố chủ yếu ở?

- Phân loại và sự phân bố chủ yếu của than đá

Việc phân loại than sẽ phụ thuộc vào khả năng sinh nhiệt, hàm lượng carbon và độ tro. Mỗi loại than sẽ có những ưu và nhược điểm riêng, cụ thể như than đá là một loại than có màu đen hoặc nâu-đen. Than đá thường sẽ hiếm hơn than nâu và có ánh mờ. Than đá có tính chất rất giòn và khi được nung nóng sẽ có nhiệt độ từ 900 – 1100oC. Ở mức nhiệt độ này, than sẽ bị kết thành một loại cốc rắn chắc và xốp, hay than nâu là một khối đặc hoặc xốp, có màu nâu, ít khi có màu đen hoàn toàn và thường không có ánh. Than nâu có độ cứng kém, khả năng sinh nhiệt thấp và chứa nhiều tro. Ngoài ra, than nâu cũng có độ ẩm cao và thường có lưu huỳnh ở mức 1-2%, mức độ biến chất thấp và còn các loại than khác.

Trữ lượng than đá ở Việt Nam rơi vào khoảng 49.8 tỉ tấn, gồm đầy đủ tất cả các loại than đá: Than Antraxit, Than Mỡ, Than Á Bitum, Than Nâu và Than Bùn, tập trung ở các tỉnh miền núi Bắc Bộ. Quảng Ninh, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Sông Đà, Sông Cả, Đồng Bằng Sông Hồng, Na Dương là những nơi tập trung phần lớn trữ lượng than đá tại Việt Nam với những mỏ than lớn đang được khai thác và đưa vào sử dụng.

>>> Tham khảo: Các khoáng sản có nguồn gốc ngoại sinh (dầu mỏ, khí tự nhiên, than nâu, bô xít) được hình thành trong giai đoạn?

icon-date
Xuất bản : 29/08/2022 - Cập nhật : 05/09/2022