logo

Các khoáng sản có nguồn gốc ngoại sinh (dầu mỏ, khí tự nhiên, than nâu, bô xít) được hình thành trong giai đoạn?

Nước Việt Nam là một đất nước giàu tài nguyên khoáng sản, được tạo thành trong các giai đoạn hình thành và phát triển lãnh thổ từ rất lâu về trước. Vậy, các khoáng sản có nguồn gốc ngoại sinh (dầu mỏ, khí tự nhiên, than nâu, bô xít,…) được hình thành trong giai đoạn?Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu qua bài viết dưới đây!


Câu hỏi: Các khoáng sản có nguồn gốc ngoại sinh (dầu mỏ, khí tự nhiên, than nâu, bô xít,…) được hình thành trong giai đoạn?

A. Tiền Cambri.                                              

B. Cổ kiến tạo.

C. Tân kiến tạo.                                              

D. Hiện nay.

Đáp án đúng: C. Tân kiến tạo


Giải thích của giáo viên Toploigiai về lí do chọn đáp án C

Các khoáng sản có nguồn gốc ngoại sinh (dầu mỏ, khí tự nhiên, than nâu, bô xít,…) được hình thành trong giai đoạn Tân kiến tạo. Trong giai đoạn này, hoạt động xâm thực, bồi tụ đẩy mạnh, hình thành các đồng bằng châu thổ (đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ). Các khoáng sản ngoại sinh được hình thành.


- Định nghĩa khoáng sản ngoại sinh

Khoáng sản là thành tạo khoáng vật của lớp vỏ Trái Đất, mà thành phần hóa học và các tính chất vật lý của chúng cho phép sử dụng chúng có hiệu quả và lợi ích trong lĩnh vực sản xuất ra của cải vật chất của nền kinh tế quốc dân. Mỏ khoáng sản ngoại sinh là mỏ được hình thành do tác động ngoại lực, được hình thành do quá trình tích tụ vật chất lâu dài, thường ở những ô trũng cùng với các loại đá trầm tích. Một số mỏ tiêu biểu như mỏ than, cao lanh, đá vôi.

 Các khoáng sản có nguồn gốc ngoại sinh (dầu mỏ, khí tự nhiên, than nâu, bô xít,…) được hình thành trong giai đoạn?

- Nguồn gốc hình thành của khoáng sản ngoại sinh

Nguồn gốc của các khoáng sản ngoại sinh như dầu mỏ, khí tự nhiên, than nâu, bô xít hình thành từ giai đoạn Tân kiến tạo, trải qua hàng triệu năm ở dưới lòng đất qua các tác động của ngoại lực.

Như dầu mỏ, khí tự nhiên có nguồn gốc là một loại nhiên liệu hóa thạch có thể tìm thấy ở nhiều quốc gia trên thế giới. Nguồn gốc hình thành dầu mỏ là từ xác của động và thực vật nhỏ đã chết dưới các đáy biển cổ đại cách đây 10 đến 600 triệu năm. Khi các sinh vật chết đi, xác của chúng chìm dưới bùn cát đáy biển và bị phân huỷ trong các tầng trầm tích này qua hàng nghìn năm. Trong điều kiện hầu như thiếu oxy (môi trường yếm khí), các sinh vật không phân huỷ thành CO2 như ở trên mặt đất, mà chúng bị phân rã thành những hợp chất giàu carbon – nguồn gốc hình thành nên các lớp vật chất hữu cơ. Khi trộn lẫn với trầm tích biển, những vật liệu hữu cơ này là nguồn gốc hình thành nên lớp đá phiến sét hạt mịn, hay còn gọi đá gốc. Trong quá trình đó, các lớp trầm tích mới cũng không ngừng lắng đọng bên trong, tạo nên một sức ép lớn, làm nóng đá gốc. Sau cùng, nhiệt độ và áp suất cao đã hoá lỏng các vật liệu hữu cơ trở thành dầu thô và khí tự nhiên.

Về bô xít hình thành trên các loại đá có hàm lượng sắt thấp hoặc sắt bị rửa trôi trong quá trình phong hóa. Quá trình hình thành trải qua các giai đoạn phong hóa và nước thấm lọc vào trong đá gốc tạo ra ôxít nhôm và sắt. Làm giàu trầm tích hay đá đã bị phong hóa bởi sự rửa trôi của nước ngầm. Xói mòn và tái tích tụ bô xít. Quá trình này chịu ảnh hưởng của một vài yếu tố chính như đá mẹ chứa các khoáng vật dễ hòa tan và các khoáng vật này bị rửa trôi chỉ để lại nhôm và sắt, độ lổ hổng có hiệu của đá cho phép nước thấm qua, có lượng mưa cao xen kẽ các đợt khô hạn ngắn, hệ thống thoát nước tốt, khí hậu nhiệt đới ẩm, có mặt lớp phủ thực vật với vi khuẩn. Theo một mô hình mô phỏng quá trình này thì giá trị pH thích hợp đạt khoảng 3,5 - 4,0.

>>> Tham khảo: Khoáng sản có trữ lượng và giá trị kinh tế lớn ở Việt Nam là?

icon-date
Xuất bản : 29/08/2022 - Cập nhật : 29/08/2022