logo

Các loại phản ứng hóa học. Phản ứng hóa học xảy ra khi nào?

Câu trả lời chính xác nhất: Các loại phản ứng hóa học

 + Phản ứng hóa hợp

 + Phản ứng phân hủy

 + Phản ứng oxi hóa khử

 + Phản ứng thế

Phản ứng hóa học xảy ra khi : “Phản ứng hóa học xảy ra khi các chất tham gia phản ứng tiếp xúc với nhau, có những trường hợp cần đun nóng, có trường hợp cần chất xúc tác…”

Để hiểu rõ hơn về Các loại phản ứng hóa học? Phản ứng hóa học xảy ra khi nào? Mời các bạn cùng Toploigiai đến với phần nội dung dưới đây nhé!


1. Khái niệm phản ứng hóa học

Phản ứng hóa học là một quá trình dẫn đến biến đổi một tập hợp các hóa chất này thành một tập hợp các hóa chất khác. Theo cách cổ điển, các phản ứng hóa học bao gồm toàn bộ các chuyển đổi chỉ liên quan đến vị trí của các electron trong việc hình thành và phá vỡ các liên kết hóa học giữa các nguyên tử, và không có sự thay đổi nào đối với nhân (không có sự thay đổi các nguyên tố tham gia), và thường có thể được mô tả bằng các phương trình hóa học.[1]

Hóa học hạt nhân là một ngành con của hóa học liên quan đến các phản ứng hóa học của các nguyên tố phóng xạ và không bền, trong đó cả sự chuyển điện tử và chuyến đổi hạt nhân đều có thể diễn ra.

>>> Tham khảo: Phản ứng tạo ra muối sắt 3 sunfat là?

Các loại phản ứng hóa học. Phản ứng hóa học xảy ra khi nào

2. Các loại phản ứng hóa học? Phản ứng hóa học xảy ra khi nào

Các loại phản ứng hóa học

 + Phản ứng hóa hợp

Ví dụ cụ thể như sau:

4P + 5O2 → 2P2O5

3Fe + 2O2 → Fe3O

2Fe + 3Cl2 → 2FeCl

SO3 + H2O → H2SO

Na2O + H2O → 2NaOH

N2O5 + 3H2O → 2HNO3

CaO + H2O → Ca(OH)2

 + Phản ứng phân hủy

Ví dụ về phản ứng phân hủy như sau:

2KMnO4 -> K2MnO4 + MnO2 + O2 

2KClO3 -> 2KCl + 3O

CaCO-> CaO + CO

2Fe(OH)3 -> Fe2O3 + H2O

 + Phản ứng oxi hóa khử

 + Phản ứng thế

Ví dụ phản ứng thế để bạn có thể dễ hình dung:

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2 

Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2 

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu 

Phản ứng hóa học xảy ra khi : “Phản ứng hóa học xảy ra khi các chất tham gia phản ứng tiếp xúc với nhau, có những trường hợp cần đun nóng, có trường hợp cần chất xúc tác…”

Cụ thể:

Tiếp xúc: Bề mặt tiếp xúc càng lớn thì phản ứng hóa học xảy ra càng dễ. Ví dụ như khi cho bột lưu huỳnh và bột sắt tác dụng với nhau sẽ tạo thành FeS.

Đun nóng: Để đảm bảo phản ứng hóa học xảy ra, một số trường hợp cần tác động của nhiệt. Có những phản ứng hóa học sử dụng nhiệt như chất khơi mào trong khi đó có những phản ứng cần lượng nhiệt lớn hơn và đun sôi liên tục. Một số phản ứng hóa học xảy ra không cần bất kỳ sự tác động nhiệt nào. Ví dụ như phản ứng của kẽm và axit clohidric. Bạn chỉ cần đổ dung dịch axit vào kẽm là đã có thể quan sát được các bọt khí nổi lên trong ống nghiệm.

Chất xúc tác: Chất xúc tác cần thiết để thúc đẩy phản ứng hóa học xảy ra nhanh hơn và giữ nguyên không bị biến đổi sau khi phản ứng kết thúc.

>>> Tham khảo: Phản ứng tạo ra khói trắng không cần lửa

Các loại phản ứng hóa học. Phản ứng hóa học xảy ra khi nào

3. Điều kiện để phản ứng hóa học xảy ra. Dấu hiệu nhận biết một phản ứng hóa học là gì?

Một số phản ứng hóa học có thể xảy ra tức thời chỉ cần các chất tiếp xúc với nhau mà không cần phải cung cấp năng lượng ban đầu cho chúng.

Tuy nhiên, nhiều phản ứng chỉ xảy ra khi được đun nóng đến nhiệt độ thích hợp.

Ngoài ra, một vài phản ứng hóa học khác cần chất xúc tác để phản ứng xảy ra nhanh hơn. Sau phản ứng, chất xúc tác sẽ không bị biến đổi.

Dấu hiệu nhận biết một phản ứng hóa học là:

– Dấu hiệu để nhận biết một phản ứng hóa học là có chất mới xuất hiện (khác với chất phản ứng).

– Chất mới tạo thành có thể nhận biết qua màu sắc, trạng thái, sự tỏa nhiệt, phát sáng…

Vận tốc phản ứng

Vận tốc của phản ứng hóa học là gì? Đây là con số được đo bằng sự thay đổi theo thời gian của nồng độ hoặc áp suất của một chất phản ứng hoặc một chất sản phẩm sau khi phản ứng.

Phân tích vận tốc phản ứng thường được thực hiện trong nghiên cứu cân bằng hóa học và chúng đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Vận tốc của các phản ứng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố đó là:

- Nồng độ của các chất tham gia trong phản ứng

- Diện tích tiếp xúc giữa các chất tham gia phản ứng

- Áp suất

- Năng lượng hoạt hóa của phản ứng

- Nhiệt độ

- Chất xúc tác

--------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn tìm hiểu về Các loại phản ứng hóa học? Phản ứng hóa học xảy ra khi nào? Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 03/10/2022 - Cập nhật : 03/10/2022