logo

Các đề văn về bài thơ Việt Bắc

Tổng hợp Các đề văn về bài thơ Việt Bắc hay nhất. Hướng dẫn làm các bài đọc hiểu về bài thơ Việt Bắc chi tiết nhất.


I. Đề tập văn văn về bài thơ Việt Bắc

1. Phân tích bài thơ “Việt Bắc” của nhà thơ Tố Hữu

2. Phân tích 3 khổ thơđầu bài Việt Bắc ( bản tình ca về Việt Bắc) 

3. Dàn ý Phân tích khổ 7 bài thơ “Việt Bắc” ( Phân tích bức tranh tứ bình). 

4. Anh (chị) hãy phát biểu cảm nhận của mình về hai đoạn thơ sau:

“Nhớ gì như nhớ người yêu

Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương

Nhớ từng bản khói cùng sương

Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.

Nhớ từng rừng nứa bờ tre

Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy

(Việt Bắc – Tố Hữu)

“Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức.” 

(Sóng – Xuân Quỳnh)

5. Cảm nhận về hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc

6. Tính dân tộc trong bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu

Các đề văn về bài thơ Việt Bắc hay nhất

7. “ Bài thơ Việt Bắc  của Tố Hữu  là khúc tình ca và cũng là khúc hùng ca về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến”.
Hãy bình luận ý kiến trên

8. "Việt Bắc cũng rất tiêu biểu cho giọng thơ tâm tình ngọt ngào tha thiết của Tố Hữu và nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc của thơ ông". Hãy chứng minh điều đó qua đoạn trích bài thơ "Việt Bắc" của Tố Hữu.

9. Cảm nhận về hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc

10. Nghệ thuật của cách xưng hô "Mình – Ta" trong "Việt Bắc"

11. “Bài thơ Việt Bắc  của Tố Hữu  là khúc tình ca và cũng là khúc hùng ca về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến”.
Hãy bình luận ý kiến trên


II. Đề đọc hiểu về bài thơ Việt Bắc

Đề số 1:

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

“- Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn? 

- Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”

(Việt bắc  – Tố Hữu)

Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Đoạn thơ trên tập trung làm nổi bật điều gÌ? Mười lăm năm ấy là khoảng thời gian nào? Tại sao gợi nhớ Mười lăm năm ấy ?

Câu 2: “Mười lăm năm” là khoảng thời gian nào?

Câu 3: Trong đoạn thơ ai là người lên tiếng trước?

Câu 4: Hình ảnh “Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay” diễn tả những cung bậc cảm xúc nào?

Câu 5: Biện pháp tu từ được sử dụng hiệu quả nhất trong đoạn thơ là gì? Tác dụng của biện pháp tu từ đó?

Đề số 2:

Đọc đoạn thơ và trả lời các câu hỏi.

“- Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

   Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?

   – Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

    Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”

Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Đoạn thơ trên thể hiện tâm trạng gì của mình và ta? Mười lăm năm ấy là khoảng thời gian nào? Tại sao gợi nhớ Mười lăm năm ấy ?,

Câu 2: Nêu ý nghĩa tu từ của các từ láy trong đoạn thơ?

Câu 3: Hình ảnh áo chàm sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp đó?

Câu 4:Cách ngắt nhịp của câu thơ Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay có gì lạ? Nêu hiệu quả nghệ thuật của cách ngắt nhịp đó

Đề số 3:

Đọc đoạn thơ và trả lời các câu hỏi.

“…Ta đi ta nhớ những ngày

Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi…

    Thương nhau, chia củ sắn lùi

Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.

    Nhớ người mẹ nắng cháy lưng

Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô.

    Nhớ sao lớp học i tờ

Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan

    Nhớ sao ngày tháng cơ quan

Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.

    Nhớ sao tiếng mỏ rừng chiều

Chày đêm nện cối đều đều suối xa…”.

Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Đoạn thơ trên thể hiện tâm tư tình cảm gì của tác giả?

Câu 2: Nêu ý nghĩa nghệ thuật các từ “chia” “sẻ” “cùng ” trong đoạn thơ?

Câu 3: Hình ảnh bà mẹ Việt Bắc hiện ra như thế nào?

Câu 4: Phép điệp cấu trúc “Nhớ sao” đạt hiệu quả nghệ thuật như thế nào?

icon-date
Xuất bản : 11/02/2022 - Cập nhật : 20/11/2022