logo

Các dạng bài toán lớp 1 từ cơ bản đến nâng cao


Dạng 1: Đếm, đọc, viết các số trong phạm vi 100

Bắt đầu làm quen với môn Toán, bé sẽ được học đếm, đọc, viết thuần thục các số trước khi học so sánh và cộng trừ. Bài tập Toán lớp 1 cơ bản trong những ngày đầu tiên đó là nhìn và phân biệt các số, tập viết các số nhanh, thẳng hàng, chính xác.

– Đếm từ 0 đến 20 cách 1 đơn vị

0, 1, 2, 3, 4, …, …, …, …, …, 10, …, …, …, …, …, …, …, …, …, 20

– Đếm các 2 đơn vị bắt đầu từ 0

0, 2, 4, …, …, 10, …, …, …, …, 20

– Đếm cách 5 đơn vị bắt đầu từ 0

0, 5, …, …., ….

Mặc dù những bài tập vỡ lòng này có vẻ đơn giản, nhưng chính là những kiến thức cốt lõi quyết định việc bé tiếp thu kiến thức như thế nào ở các phần tiếp theo. Nếu chậm phân biệt số, viết số, có thể bé sẽ khó theo kịp chương trình. Phụ huynh cần chú ý xem con nắm chắc kiến thức này chưa, giúp con sửa ngay những sai sót để sau này làm bài tập không bị nhầm số và tính Toán nhanh hơn. 


Dạng 2: Phép cộng, phép trừ trong phạm vi 100

Bé sẽ được làm quen với các phép tính trong phạm vi 10 và đến cuối năm học lớp 1, phép cộng, phép trừ sẽ được mở rộng ra 100. Những bài tập Toán lớp 1 cơ bản thường có dạng thực hiện phép tính như sau: 1 + 3 = ... ; 40 - 13 = ...

– Trước tiên cho các bé cộng các số trong phạm vi 10

0 + 1 ; 0 + 2; 0 + 3; 0 + 4; 0 + 5; 0 + 6; 0 + 7; 0 + 8; 0 + 9; 0 + 10

1 + 1 ; 1 + 2; 1 + 3; 1 + 4; 1 + 5; 1 + 6; 1 + 7; 1 + 8; 1 + 9

2 + 1 ; 2 + 2; 2 + 3; 2 + 4; 2 + 5; 2 + 6; 2 + 7; 2 + 8;

3 + 1 ; 3 + 2; 3 + 3; 3 + 4; 3 + 5; 3 + 6; 3 + 7;

4 + 1 ; 4 + 2; 4 + 3; 4 + 4; 4 + 5; 4 + 6;

5 + 1 ; 5 + 2; 5 + 3; 5 + 4; 5 + 5;

Sau khi thực hiện các phép tính hướng dẫn cho các bé nhận xét kết quả đã thực hiện được

(các kết quả tăng đều, kết quả mới hơn kết quả của 1 đơn vị)

– Viết 2 số cộng lại được 10

5 + 5 = 10; 1 + … = 10; 2 + … = 10; … + … = 10; … + … = 10;

… + … = 10 … + … = 10; … + … = 10; … + … = 10; … + … = 10

– Các dạng tính khác với 2 số tùy ý:

VD: 5 + 6 =

Cách 1: Tách các số trên thành 5 + 5 + 1

Cách 2: Hỏi các em 5 + 5 = ? rồi sau đó cộng tiếp thêm + 1 = kết quả (11)

Để giúp bé tính nhẩm nhanh hơn, giáo viên và phụ huynh có thể sử dụng các dụng cụ như que tính, đồ chơi Toán học, thường xuyên hỏi bé những phép tính liên quan đến đời sống để bé dễ hình dung, ví dụ “Con có 3 cái kẹo, mẹ cho con thêm 2 cái kẹo, vậy con có tất cả bao nhiêu cái kẹo?”.

Các dạng bài toán lớp 1 từ cơ bản đến nâng cao hay nhất

Dạng 3: Điền số vào chỗ trống

Điền số vào chỗ trống là một trong các bài Toán lớp 1 cơ bản nhất, giúp bé phát triển khả năng suy luận, tự mình tìm ra quy luật để hoàn thành bài Toán. Một số dạng bài tập điền số thích hợp vào chỗ trống:

1, 2, 3, 4, ..., ..., 7, 8, 9

1 + 4 > 3 + ...


Dạng 4: So sánh số

Tìm ra số nào nhỏ hơn, số nào lớn hơn cũng là một bài tập Toán lớp 1 cơ bản xuất hiện xuyên suốt trong chương trình học. Một số bài tập so sánh số thường gặp đó là so sánh hai số tự nhiên, so sánh vế là hai phép tính.

Ví dụ: Một số bài toán điển hình

Điền dấu >, < , = thích hợp vào ô trống

12 + 6 □ 6 + 4 + 7          30 + 40 □ 80 – 20

15 + 0 □ 15 – 0            90 – 50 □ 10 + 40

18 – 5 □ 14 – 4 + 5         70 – 40 □ 90 – 60

0 + 10 □ 10 + 0            30 + 20 □ 10 + 40


Dạng 5: Điền đúng, sai

Dạng bài tập này sẽ đưa ra một số phép tính đã được thực hiện, hoặc một số nhận định, học sinh sẽ phải tư duy và điền đúng sai. Ví dụ:

15 + 6 = 33

Số liền sau của 14 là 13

Để giúp các bé làm dạng Toán này thành thạo, hãy hướng dẫn con đọc kĩ đề bài, thực hiện phép tính, kiểm tra phép tính cẩn thận. Nếu phép tính, nhận định trong bài là sai, bạn có thể hỏi bé đâu là kết quả đúng, đáp án đúng để bé biết cách tư duy mở rộng vấn đề.


Dạng 6: Phân biệt hình tròn, hình vuông, hình tam giác

Trong chương trình lớp 1 bé sẽ được học về một số hình cơ bản, quen thuộc và gần gũi trong đời sống. Dạng Toán lớp 1 này thường yêu cầu tô màu vào hình cụ thể, đếm xem có bao nhiêu hình vuông, bao nhiêu hình tròn, bao nhiêu hình tam giác.


Dạng 7: Đo độ dài

Bé sẽ được làm quen với đoạn thẳng, chia đoạn thẳng thành các phần bằng nhau để xác định độ dài và so sánh độ dài. Khi học kiến thức và làm bài tập về đo độ dài, nên cho bé thực hành để dễ hình dung hơn. Ở nhà bố mẹ cũng có thể yêu cầu bé so sánh độ dài, khoảng cách bằng những vật dụng quen thuộc như viên gạch, sợi dây.


Dạng 8: Xem giờ, xem lịch, tính thời gian

Đây là dạng bài tập gắn liền với thực tế nên cần được chú trọng. Số trên đồng hồ khác với quy luật thông thường nên nhiều học sinh thường gặp khó khăn trong việc xem giờ, tính giờ. Một số câu hỏi thường gặp ở dạng bài tập Toán này là:

Lúc 12 giờ, kim giờ và kim phút chỉ vào số nào ?

Chương trình thời sự thường bắt đầu lúc 7 giờ tối, lúc đó kim giờ và kim phút chỉ vào số nào?

Thứ hai tuần này là ngày 3 tháng 7, vậy thứ năm tuần này là ngày bao nhiêu tháng 7?


Dạng 9: Bài toán tìm quy luật

Đây là dạng bài toán tư duy lớp 1 khá thú vị, giúp các em rèn luyện và tăng khả năng tư duy logic khá tốt. Đồng thời, các em nhỏ cũng có cơ hội phát triển óc sáng tạo khi tiếp xúc và thực hành nhiều bài tập này.

Bài 1: Viết tiếp số vào chỗ trống

a. 5, 10, 15, …

b. 3, 7, 10, …

Bài 2: Điền thêm 3 số hạng vào dãy số sau:

1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34……


Dạng 10: Giải bài Toán có lời văn, toán đố vui

Đây là nội dung ở cuối chương trình lớp 1, lúc này bé đã có thể đọc viết nhanh hơn để giải một bài Toán với đề bài và yêu cầu phức tạp hơn. Dạng Toán này yêu cầu học sinh phải biết tóm tắt đề bài, xác định yếu tố cần tìm và diễn đạt hợp lý. 

Ví dụ: Có 1 cô giáo, có thêm 5 bạn học sinh đang đi tới. Hỏi có tất cả bao nhiêu người?

Để giải Toán cần xác định yếu tố đã có: 1 cô giáo, 5 học sinh, yếu tố cần tìm: có bao nhiêu người tất cả. Về phần trình bày, bé cần làm đầy đủ các bước viết câu trả lời, viết phép tính và viết đáp số. Để giúp bé làm Toán lớp 1 dạng này một cách thông thạo, phụ huynh có thể gợi ý, giúp con phân tích đề bài, và luôn kiểm tra lại cách trình bày, các bước giải Toán của con.

Ngoài ra, Những bài toán đố vui vừa giúp trẻ tăng óc sáng tạo, tăng khả năng lập luận và tư duy logic vừa giúp trẻ tăng hứng thú với các môn học do các bài toán này khá thú vị, gợi trí tò mò của trẻ.

Ví dụ:

Bài 1: Một nhà buôn có 9 đồng tiền vàng giống hệt nhau nhưng trong đó có 1 đồng tiền giả nhẹ hơn đồng tiền thật. Bằng cân hai đĩa em hãy hướng dẫn Nhà buôn đó cách tìm ra đồng tiền vàng giả với số lần cân ít nhất.

Bài 2: Bạn hãy tưởng tượng bạn đang đi trên một con thuyền trên một dòng sông có rất nhiều cá ăn thịt người. Đến giữa dòng, thuyền bỗng nhiên bị thủng. Sau vài phút nữa, thuyền sẽ chìm và bạn chắc chắn sẽ thành bữa ăn của đám cá. Có cách nào đơn giản nhất giúp bạn thoát khỏi hoàn cảnh này?

icon-date
Xuất bản : 19/08/2021 - Cập nhật : 19/08/2021