Câu trả lời đúng nhất: Lần lượt thực hiện các bước tiến hành phương pháp quan sát:
Bước 1: Lựa chọn đối tượng quan sát.
Bước 2: Xác định mục đích quan sát.
Bước 3: Tổ chức và hướng dẫn học sinh quan sát.
Bước 4: Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả quan sát được về đối tượng
Trên đây chúng mình vừa kể tên các bước tiến hành phương pháp quan sát. Vậy để hiểu rõ về các bước tiến hành phương pháp quan sát mời bạn đọc cùng theo dõi nội dung dưới đây với chúng mình nhé!
a) Quan sát là gì?
Quan sát là phương pháp thu thập thông tin của nghiên cứu xã hội học thực nghiệm thông qua các tri giác trực tiếp để thu nhận các thông tin từ thực tế xã hội nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Ví dụ:
- Ta nhìn bằng mắt thường một bông lúa trong một khoảng thời gian nhất định, từ đó rút ra một số đặc điểm của bông lúa.
- Ta lấy tay gõ vào một một cái hộp để có âm thanh phát ra; trên cơ sở âm thanh này, ta có thể suy đoán cái hộp đó có đựng đồ vật ở bên trong hay không.
b) Đặc điểm của phương pháp quan sát:
Quan sát là phương pháp nghiên cứu để xác định các thuộc tính và quan hệ của sự vật, hiện tượng riêng lẻ của thế giới xung quanh xét trong điều kiện tự nhiên vốn có của nó.
Bất kỳ quan sát nào cũng có một khách thể được quan sát và chủ thể tiến hành hoạt động quan sát. Sự tác động của khách thể lên các giác quan của chủ thể đem lại những thông tin về khách thể.
Khác với quan sát thông thường, trong quan sát khoa học, chủ thể có chủ định trước, có chương trình nghiêm ngặt để thu thập các sự kiện khoa học chính xác.
Đồng thời, để hỗ trợ các giác quan của chủ thể quan sát, nâng cao độ chính xác và tính khách quan của các kết quả thu nhận được, trong quan sát khoa học người ta sử dụng các công cụ, phương tiện kỹ thuật như máy chụp ảnh, kính hiển vi, kính thiên văn vô tuyến…
- Phải chuẩn bị một kế hoạch chu đáo trước khi quan sát. Bao gồm:
+ Xác định rõ mục tiêu quan sát;
+ Phải xác định đối tượng quan sát;
+ Xác định thời điểm quan sát;
+ Các thức tiếp cận để quan sát;
+ Xác định thời gian quan sát;
+ Hình thức ghi lại thông tin quan sát;
+ Tổ chức quan sát.
- Lựa chọn các loại quan sát: tùy theo vấn đề nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu mà lựa chọn hình thức quan sát cho phù hợp.
+ Theo mức độ chuẩn bị:
Quan sát có chuẩn bị;
Quan sát không chuẩn bị.
+ Theo sự tham gia (theo vị trí) của người quan sát:
Quan sát có tham dự (quan sát thâm nhập);
Quan sát không tham dự (quan sát không thâm nhập).
+ Theo mức độ công khai của người đi quan sát:
Quan sát công khai;
Quan sát không công
+ Căn cứ vào số lần quan sát:
Quan sát một lần;
Quan sát nhiều lần.
Lần lượt thực hiện các bước tiến hành phương pháp quan sát :
Bước 1: Lựa chọn đối tượng quan sát.
Tùy theo nội dung học tập giáo viên sẽ chọn đối tượng quan sát phù hợp với trình độ học sinh và điều kiện địa phương.
Bước 2: Xác định mục đích quan sát.
Trong quá trình quan sát không phải lúc nào học sinh cũng rút ra được những đặc điểm của đối tượng. Vì vậy, với mỗi đối tượng giáo viên cần xác định mục đích của việc quan sát .
Bước 3: Tổ chức và hướng dẫn học sinh quan sát.
Có thể tổ chức cho học sinh quan sát cá nhân, quan sát theo nhóm hoặc cả lớp . Điều đó phụ thuộc vào số đồ dùng chuẩn bị được và năng lực quản lý của giáo viên.
Sử dụng những câu hỏi nhằm hướng dẫn học sinh :
- Quan sát tổng thể rồi mới đi đến bộ phận, chi tiết .
- Quan sát từ bên ngoài rồi mới đi vào bên trong.
- So sánh với các đối tượng cùng loại ( mà các em đã biết ) để tìm ra những đặc điểm giống nhau và khác nhau.
Bước 4: Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả quan sát được về đối tượng.
Điểm mạnh nhất của phương pháp quan sát là đạt được ấn tượng trực tiếp và sự thể hiện của cá nhân được quan sát, trên cơ sở ấn tượng mà điều tra viên ghi chép lại thông
Hạn chế: Chỉ sử dụng cho các nghiên cứu với đối tượng chỉ xảy ra trong hiện tại. Tính bao trùm của quan sát bị hạn chế, bởi vì người quan sát không thể quan sát mẫu lớn được. Đôi khi bị ảnh hưởng tính chủ quan của người quan sát.
Do ưu và nhược điểm của phương pháp quan sát mà phương pháp này thường sử dụng cho nghiên cứu đại diện, nghiên cứu thử, hay nghiên cứu để làm chính xác các mô hình lý thuyết, kiểm tra, đánh giá kết quả nghiên cứu.
----------------------------------
Bài viết này Toploigiai đã cùng các bạn trả lời câu hỏi Các bước tiến hành phương pháp quan sát? và cung cấp kiến thức về phương pháp quan sát. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt!