logo

Ca dao, tục ngữ về đức tính trung thực

icon_facebook

Trung thực là một đức tính luôn được đề cao trong xã hội. Trung thực là khi chúng ta biết tôn trọng sự thật, không gian dối, biết dũng cảm bảo vệ công lý kể cả khi số đông không đứng về phía ta, luôn phê bình và tự phê bình một cách thẳng thắn. Cùng tham khảo một số câu ca dao, tục ngữ nói về tính trung thực trong cuộc sống nhé!


Tục ngữ về đức tính trung thực

- Cây ngay không sợ chết đứng

- Một lần bất tín, vạn lần bất tin.

- Thẳng mực thì đau lòng gỗ.

- Thẳng như ruột ngựa.

- Thuốc đắng giã tật - Sự thật mất lòng

- Ăn ngay nói thẳng.

- Ăn ngay nói thật mọi tật mọi lành.

- Một câu nói ngay bằng ăn chay cả tháng.

- Mất lòng trước, được lòng sau.

- Của phi nghĩa có giàu đâu

- Mật ngọt chết ruồi, những nơi cay đắng là nơi thật thà.

- Thật thà ma vật không chết.

- Cây thẳng bóng ngay, cây cong bóng vẹo.

Ca dao, tục ngữ về đức tính trung thực

- Của ngang chẳng góp, lời tà chẳng thưa.

- Đấu hàng xáo, gáo hàng dầu.

- Nêu cao nhưng bóng chẳng ngay.

- Vàng thật không sợ lửa.

- Cây vạy hay ghét mực tàu ngay.

- Văn hoa chẳng qua nói thật.

- Cây vạy hay ghét mực tàu.

- Thật thà là cha dại. 

- Giàu về hàng nén, chẳng giàu về xén bờ. 

- Trung thực, thật thà thường thua thiệt.


Ca dao về đức tính trung thực:

- Người gian thì sợ người ngay.

Người ngay chẳng sợ đường cày cong queo.

- Chớ nghe lời phỉnh tiếng phờ

Thò tay vào lờ mắc kẹt cái hom.

- Khôn ngoan chẳng lọ thật thà

Lường thưng tráo đấu chẳng qua đong đầy.

- Bề ngoài thơn thớt nói cười

Mà trong gian hiểm giết người không đao.

- Đời loạn mới biết tôi trung

Tuế hàn mới biết bá tùng kiên tâm

- Nhà nghèo yêu kẻ thật thà

Nhà quan yêu kẻ giàu ra nịnh thần.

- Những người tính nết thật thà

Đi đâu cũng được người ta tin dùng.

- Tu thân rồi mới tề gia

Lòng ngay nói thật gian tà mặc ai.

- Đừng bảo rằng trời không tai

Nói đơm nói đặt cậy tài mà chi.

- Của phi nghĩa có giàu đâu,

Ở cho ngay thẳng giàu sau mới bền.

- Những người thành thật môi dày

Lại thêm ít nói lòng đầy nghĩa nhân.

- Ai ơi! giữ chí cho bền

Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai

Xin đừng làm, nói đơn sai

Tin mình đừng sợ những lời dèm pha

Anh em một họ một nhà

Thương nhau chân thật đường xa cũng gần.

- Ai ơi! Phải nghĩ trước sau

Đừng tham lắm của nhà giàu làm chi.

- Nói lời phải giữ lấy lời.

Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.

- Làm người suy chín xét xa

Cho từng gốc nhọc, cho ra vắn dài.

- Làm người phải đắn phải đo

Phải cân nặng nhẹ, phải dò nông sâu.

- Làm người mà chẳng biết suy

Đến khi nghĩ lại còn gì là thân.

- Khó mà biết lẽ biết trời

Biết ăn, biết ở hơn người giàu sang.

- Học là học để làm người

Biết điều hơn thiệt biết lời thị phi.

- Học trò học hiếu học trung

Học cho đến mực anh hùng mới thôi.

- Tu chùa chẳng bằng tu nhà

Ăn ở thật thà mới thật là tu.

Vậy trung thực có ý nghĩa gì trong cuộc sống, cùng Top lời giải tìm hiểu về biểu hiện và lợi ích của trung thực nhé!

1. Khái niệm trung thực

 Trung thực là một tính từ chỉ một khía cạnh của nhân cách đạo đức thể hiện sự ngay thẳng, thật thà và không dối trá, gian lận của con người.

Bên cạnh đó, trung thực là phẩm chất quan trọng bao hàm việc đáng tin cậy, trung thành, công bằng và chân thành tạo nên một cuộc sống tích cực, lành mạnh và hạnh phúc. Việc sống trung thực giúp chúng ta xây dựng được uy tín, sự tín nhiệm với mọi người xung quanh.

2. Biểu hiện của trung thực

Là đức tính quan trọng của một người, được biểu hiện trong các mối quan hệ khác nhau tuy nhiên vẫn thể hiện rõ bản chất, cụ thể như sau:

– Trong học tập, đức tính trung thực biểu hiện thông qua việc không gian dối, ngay thẳng chẳng hạn như không sử dụng tài liệu khi tham gia các kỳ thi, không chép bài bạn, không “chạy điểm”, không dùng bằng giả,…

Trung thực là đức tính mọi nhà trường đều chú trọng giáo dục học sinh, sinh viê. Để rèn luyện cho học sinh, sinh viên đức tính trung thực, nhà trường đưa ra các quy định nghiêm ngặt, chẳng hạn như áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật từ thấp đến cao (nhắc nhở, cảnh cáo, phạt, hạ hạnh kiểm,…)

– Trong quan hệ với mọi người xung quanh, trung thực được biểu hiện thông qua việc không nói xấu, tranh công, đổ lỗi cho người khác. Bên cạnh đó, tự phát hiện và thừa nhận khuyết điểm khi mình có lỗi.

Những điều này được biểu hiện trong các mối quan hệ đa dạng, chẳng hạn quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, mối quan hệ bạn bè, đồng nghiệp và các mối quan hệ xã hội khác.

– Trong hoạt động kinh doanh, trung thực được thể hiện ở mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng. Tính trung thực của doanh nghiệp thể hiện thông qua kinh doanh sản phẩm chất lượng, đúng giá, không lừa dối khách hàng.

– Mặt khác, trong hành hành động người trung thực luôn đứng về phía lẽ phải. Họ dám đấu tranh nhằm bảo vệ lẽ phải, đồng thời phê phán việc làm sai trái từ đó góp phần phát triển mọi vấn đề theo chiều hướng tích cực.

Để rèn luyện đức tính trung thực, mỗi người trong chúng ta cần nhìn nhận được các biểu hiện trái với trung thực. Khi rèn luyện, cần đấu tranh xóa bỏ các biểu hiện như dối trá, xuyên tạc, bóp méo sự thật và ngược lại chân lý.

3. Lợi ích của sống trung thực

– Sống trung thực giúp chúng ta có được sự bình yên trong tâm hồn. Sống trung thực giúp chúng ta không phải hối hận với những lỗi lầm mà mình phạm phải và không cảm thấy có lỗi với ai từ đó tâm hồn luôn cảm thấy bình yên. Một người trung thực luôn cảm thấy thoải mái, tự tin và không toan tính những lỗi lầm, tranh giành thì sẽ không phải phiền miện vì điều gì cả.

– Sự trung thực giúp chúng ta duy trì và phát triển tốt các mối quan hệ. Sự trung thực giúp chúng ta tạo nên được lòng tin để gắn kết các mối quan hệ, từ đó tạo nên một môi trường tốt để các mối quan hệ phát triển. Trong kinh doanh khi tạo được lòng tin với đối tác, chúng ta có thể có được sự hợp tác tốt và phát triển kinh doanh một cách bền vững.

– Trung thực sẽ giúp chúng ta trở thành một người đáng tin cậy. Chúng ta sống trung thực sẽ luôn cảm thấy hài lòng và tự tin vào bản thân mình bất cứ khi nào. Từ đó tạo dựng được lòng tin cậy của bản thân đối với những người xung quanh và các đối tác.

4. Làm thế nào để rèn luyện tính trung thực?

Trước tiên, để hoàn thiện bản thân, con người phải luôn có ý thức xây dựng tính trung thực từ những điều nhỏ trong cuộc sống hàng ngày.

Bên cạnh đó, chúng ta cần tích cực tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, chăm lo học tập nhằm trau dồi kiến thức để nâng cao tri thức. Nhờ học tập và rèn luyện, chúng ta sẽ có được cách ứng xử phù hợp giúp cho các mối quan hệ ngày càng tốt đẹp hơn.

Để rèn luyện tính trung thực, mỗi người không chỉ chú trọng việc rèn luyện mà còn cần có ý thức lên án các biểu hiện thiếu trung thực. Nhờ đó, hạn chế thấp nhất các hệ quả do việc thiếu trung thực gây ra.

icon-date
Xuất bản : 11/02/2022 - Cập nhật : 11/02/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích

Tham khảo các bài học khác

image ads