Hiếu học vốn là truyền thống tốt đẹp lâu đời của người Việt Nam ta. Nhờ phát huy truyền thống hiếu học, luôn xem trọng việc học tập nên đã góp phần không nhỏ vào nền văn hiến nước nhà. Cùng Top lời giải tham khảo một số câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống hiếu học nhé!
- Đi thưa, về gửi: Đây là một trong những bài học đầu đời của chúng ta, trước khi đi đâu, làm gì thì cũng biết xin phép người lớn, khi về đến nhà phải biết chào hỏi các thành viên trong gia đình.
- Học hay cày biết: Nói về sự thông minh, ham học hỏi, người học giỏi thì làm việc gì cũng sẽ giỏi.
- Học một biết mười: Chỉ những người học ít nhưng hiểu nhiều, biết suy rộng những thứ được học vào cuộc sống thực tế, đó mới là người thông minh.
- Ăn vóc học hay: “Vóc” chỉ cơ thể, dáng vóc của con người, “học hay” nghĩa là học hành giỏi giang. Câu nói Ăn vóc học hay muốn nhắc nhở chúng ta được ăn uống đầy đủ, khỏe mạnh thì phải học hành giỏi giang, xứng đáng với sự mong mỏi của cha mẹ.
- Tôn sư trọng đạo: Đây là một truyền thuống quý báu của dân tộc ta. Tôn sư trọng đạo là sự tôn trọng, kính yêu và biết ơn với những thầy cô đã cho chúng ta kiến thức, dạy dỗ chúng ta đạo đức làm người.
- Học thầy chẳng tầy học bạn: Nhắc nhở chúng ta cần đa dạng phương thức học tập, ngoài việc học từ thầy cô thì còn phải học từ bạn bè, từ cuộc sống thực tế. Thầy cô cho ta kiến thức, nhưng để kiến thức đó có ích cho bản thân và xã hội thì cần phải tiếp thu cả những kỹ năng sống, những hiểu biết xã hội nên việc học từ bạn bè, từ những người xung quanh là rất cần thiết.
- Tiên học lễ, hậu học văn: Điều đầu tiên mỗi chúng ta phải học lễ nghĩa, rèn luyện đạo đức tốt, tu dưỡng nhân cách tốt. Sau đó mới học văn hóa để nâng cao kiến thức và vốn hiểu biết cho bản thân.
- Học thầy học bạn, vô vạn phong lưu: Học từ thầy cô, từ bạn bè, siêng năng chăm chỉ học hỏi thì sẽ có một tương lai tươi sáng, cuộc sống ấm no, dư dả.
- Học hành vất vả kết quả ngọt bùi: Chăm chỉ học hành, dù vất vả đến đâu cũng cố gắng học tập sẽ hái được thành quả xứng đáng với công sức mình bỏ ra.
- Một kho vàng không bằng một nang chữ: Coi trọng kiến thức hơn giá trị vật chất. Dù có cả kho vàng nhưng không có kiến thức thì vàng cũng sẽ tiêu tan hết. Thế nhưng nếu là người có học, có kiến thức thì sẽ kiếm ra nhiều tài sản. Do đó, học tập để có kiến thức mới là quan trọng.
- Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi: Nhắc nhở chúng ta phải chăm chỉ rèn luyện, miệt mài học tập mỗi ngày thì sẽ trở thành người tài giỏi.
- Học ăn học nói, học gói học mở: Khuyên bảo chúng ta hãy học từ những điều đơn giản nhất, không phải chỉ có học kiến thức mà còn học cách ăn nói sao cho văn minh, lịch sự, tế nhị, biết cách đối nhân xử thế phù hợp. Học gói học mở còn nhắc nhở chúng ta biết giữ kín những điều cần bí mật, biết nói ra (mở) những điều cần phải nói.
- Dốt đặc còn hơn hay chữ lỏng: Thà không biết gì (dốt đặc) còn hơn những người biết có chút ít mà tỏ ra mình là người hiểu biết nhưng toàn nói điều sai trái.
- Dốt đến đâu học lâu cũng biết: Dù có kém cỏi, không có năng lực, không thông minh như người khác nhưng nếu cần cù, chăm chỉ học tập thì điều gì cũng sẽ biết.
- Hay học thì sang, hay làm thì có: Chăm chỉ học tập thì sẽ có kiến thức, chăm chỉ lao động và làm việc thì sẽ có của cải trong tay.
- Có cày có thóc, có học có chữ: Chăm chỉ cày cuốc, lao động thì sẽ có hạt thóc, chăm học thì sẽ có kiến thức.
- Học khôn đến chết, học nết đến già: Khuyên chúng ta không ngừng học hỏi, dù già hay trẻ cũng đều phải học, không chỉ học văn hóa mà học những cái hay, cái đẹp, học cái nết, tình tình cho đến già.
- Nhất tự vi sư, bán tự vi sư: Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thấy => khẳng định vai trò của người thầy với mỗi con người, vì thế chúng ta cần kính trọng và biết ơn thầy cô.
- Đi một ngày đàng, học một sàng khôn: Ngoài việc học trong sách vở còn phải học từ thực tế. Đi một ngày đường ta sẽ tích lũy được nhiều kiến thức.
- Dao có mài mới sắc, người có học mới nên: Phải chăm chỉ học tập, rèn luyện và tu dưỡng đạo đức mới nên người. Giống như con dao được mài dũa nhiều lần mới sắc.
- Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy
Ý nghĩa: Đề cao vai trò của người thầy, thầy cho con kiến thức, cho con nhiều điều hay thì phụ huynh hãy yêu thương và tôn trọng người thầy.
- Ngọc kia chẳng giũa chẳng mài
Cũng thành vô dụng cũng hoài ngọc đi.
Ý nghĩa: Mượn hình ảnh viên ngọc nếu không được mài dũa thì cũng thành vô dụng. Ông cha ta đã khuyên răn chúng ta hãy thường xuyên học tập và rèn luyện để trở thành người có ích cho xã hội.
- Học là học để mà hành
Vừa hành vừa học mới thành người khôn
Ý nghĩa: Học lí thuyết phải đi đôi với thực hành, biết vận dụng lí thuyết vào thực tế mới là người tài giỏi.
- Học là học biết giữ giàng
Biết điều nhân nghĩa biết đàng hiếu trung.
Ý nghĩa: khuyên mỗi người chúng ta cần phải học tập những đạo lý, lễ nghĩa làm người.
- Học là học để làm người
Biết điều hơn thiệt biết lời thị phi.
- Ngòi sách, ruộng học là đây
Cho nên Phú Diễn đất này lắm quan
- Ăn thời vóc
Học thời hay
Chớ ngủ ngày
Quen con mắt
Chớ chơi ác
Rách áo quần
Phải chuyên cần
Lo học tập
Bậc cao thấp
Chốn công đàng
- Làm trai cố chí học hành
Lập nên sự nghiệp để dành mai sau
- Học là học đạo làm người
Con đừng lêu lổng kẻ cười người chê.
- Nghèo mà hay chữ thì hơn
Giàu mà hay chữ như sơn thếp vàng
Thành phố Hà Nội
- Đồn rằng Hà Nội vui thay
Vui thì vui vậy chưa tày Cổ Đô
Cổ Đô trên miếu dưới chùa
Trong làng lắm kẻ nhà nho có tài
Sinh ra hoa cống hoa khôi
Trong hai hoa ấy thì tài cả hai
- Ngòi sách, ruộng học là đây
Cho nên Phú Diễn đất này lắm quan
- Ai lên nhắn chị hàng bông
Có muốn lấy chồng thì xuống Nguyệt Viên
Nguyệt Viên lắm thóc nhiều tiền
Có sông tắm mát, có miền nghỉ ngơi
Chiều chiều ba đãy cá tươi
Chẳng ăn cũng thiệt, chẳng chơi cũng hoài
Quỳnh Đôi- Nghệ An
Quỳnh Đôi khoa bảng thật nhiều
Như cơn trên rú, như diều trên không