logo

Ca dao tục ngữ về chí công vô tư?

Câu hỏi: Hãy tìm ca dao tục ngữ về chí công vô tư

Trả lời:

Những câu ca dao về chí công vô tư

1. Bề trên ở chẳng kỷ cương
Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa.

2. Thương em anh để trong lòng
Việc quan anh cứ phép công anh làm.

3. Chí làm trai dặm nghìn yên ngựa
Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao.

4. Làm trai cho đáng nên trai
Xuống Đông, Đông tĩnh, lên Đoài, Đoài yên.

5. Làm trai quyết chí tu thân
Công danh chớ vội, nợ nần chớ lo.

6. Làm trai nết đủ năm đường
Trước tiên điều hiếu đạo thường xưa nay
Công cha đức mẹ cao dày
Cưu mang trứng nước những ngày ngây thơ
Nuôi con khó nhọc đến giờ
Trưởng thành con phải biết nhờ hai thân
Thức khuya dậy sớm chuyên cần
Quạt nồng ấp lạnh giữ phần đạo con.

8. Làm trai bạt núi phá rừng
Nước sông tát cạn vẫy vùng bể khơi.

9. Làm trai cho đáng nên trai
Khom lưng uốn gối gánh hai hạt vừng.

10. Khôn ngoan tính trọn mọi bề
Chẳng cho ai lận, chẳng hề lận ai.

11. Tha kẻ gian, oan người ngay.

12. Công ai nấy nhớ, tội ai nấy chịu.

13. Chớ dong kẻ gian, chớ oan người ngay.

14. Cầm cân nảy mực.

15. Bênh lí, không bênh thân.

16. Ăn cho đều, kêu cho sòng.

17. Vay thì trả, chạm thì đền.

18. Thượng bất chính, hạ tắc loạn.

19. Cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư.

20. Tài thượng phân minh thị trượng phu.

21. Trốn việc quan đi ở chùa.

22. Người trên đứng đắng, kẻ dưới dám nhờn.

23. Quân pháp bất vị thân.

24. Làm trai chớ nghề bầu chủ, làm gái chớ nghề mụ dầu.

25. Làm trai cứ nước hai mà nói.

26. Cây ngay bóng thẳng, cây cong bóng vẹo.

27. Áo rách cốt cách người thương.

28. Đói cho sạch, rách cho thơm.

Hãy cùng Top lời giải tìm hiểu về chí công vô tư nhé!


Chí công vô tư là gì?

   Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự bằng không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên lợi ích cá nhân.

   Chí công vô tư vừa là một bộ phận hình thành đạo đức cách mạng, vừa là phẩm chất cần có ở một người trong tất cả các hoạt động thực tiễn. Chí công là rất mực công bằng, công tâm; vô tư là không được có lòng riêng, thiên tư đối với người, với việc, hay nói cách khác là “làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau”, “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”.

   Như vậy, có thể hiểu chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung trên lợi ích cá nhân.

Ví dụ về chí công vô tư:

+ Không thiên vị,che dấu những hành vi sai trái của mọi người.

+ Kiên quyết xử phạt những hành vi sai trái vi phạm nội quy, luật pháp.

+ Không im lặng, thờ ơ trước những hành vi sai trái, chưa đúng.

+ Ủng hộ,nghe theo, thực hiện những ý kiến mà mình cho là có ích.

+ Không nhận hối lộ


Câu chuyện về Chí công vô tư của Bác Hồ

    Có một lần vào phòng Bác, buổi trưa Bác không nghỉ mà cặm cụi khâu từng chiếc cúc áo, thương Bác quá nên chúng ta mới đề nghị Bác thay áo mới. Bác trả lời - Bác mặc được cứ để Bác mặc, bây giờ cháu nào khéo tay nhất lại đây cho Bác nhờ một việc. Mọi người nghe Bác nói như vậy nên đến quây quần bên Bác – rồi Bác nói – Cháu hãy lộn cho Bác cái cổ áo Bác đang mặc vì vải nó đã sờn nên cổ áo cũng không còn ngay ngắn. Thời bao cấp khó khăn, mấy năm mới được cấp một mảnh vải may áo, vì vậy lãnh tụ với người dân mặc áo vá cũng là chuyện bình thường. Như Bác có một câu nói rất cảm động, đó là Chủ tịch nước mà biết mặc áo vá là có phước cho dân đấy. Chúng ta thấy hình ảnh Bác quần nâu, áo vải đến với nông dân ngoài đồng ruộng, đến với công nhân trong xưởng máy, đến với các cháu học sinh, sinh viên và trò chuyện với các trí thức lớn, chính khách quốc tế Bác cũng mặc quần áo kaki giản dị, đây trở thành biểu tượng của sự tiết kiệm của Bác Hồ.

Ca dao tục ngữ về chí công vô tư?

   Liêm chính của Bác cho chúng ta thấy cảm động nhất, bởi Bác hy sinh tất cả cho dân, cho nước không một chút riêng tư. Bốn đức cần, kiệm, liêm, chính là điều kiện để thực hiện cho được “chí công vô tư”. Tức là quên mình đi vì người khác, toàn tâm, toàn ý vì dân. Bác dạy chúng ta một điều về công tác cán bộ, ngay cả những người mình không ưa, nhưng họ là những người cương trực, tài giỏi, vì dân vì nước thì vẫn phải tin dùng. Và có “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” mới có sức mạnh đẩy lùi nạn quan liêu, tham nhũng. Mà để có đức tính đó, Bác dạy chúng ta cần phải rèn luyện từ bỏ những thói xấu của mình. Chính vì vậy, Bác chống chủ nghĩa cá nhân sẽ có không ít sự đau đớn trong lòng mà được Bác ví như bài thơ Giã gạo, trong tập thơ Nhật ký trong tù: Gạo đem vào giã bao đau đớn; gạo giã xong rồi trắng tựa bông; sống ở trên đời người cũng vậy; gian nan rèn luyện ắt thành công. Đây là tổng kết cả cuộc đời của Bác để lại cho thế hệ chúng ta.

   Hiện nay chúng ta đã vận dụng đức tính “cần, kiệm, liêm, chính” như thế nào trong công việc cũng như cuộc sống. Theo Giáo sư, Tiến sỹ Hoàng Chí Bảo, bốn đức tính này của Bác chúng ta phải thường xuyên rèn luyện, thường xuyên ôn lại, nhớ lại những câu chuyện giản dị của Bác, như vậy chúng ta mới có động lực tinh thần để theo đuổi. Khi chúng ta lãng phí hãy nghĩ về Bác, hãy học cách tiết kiệm từ những việc nhỏ nhất như, tại sao Bác lại viết trên 2 mặt giấy. Có lần Bác trách Bộ Nông nghiệp là các chú dùng nhiều giấy quá, hãy tiết kiệm để dành giấy cho các cháu học sinh. Nhìn lên bàn làm việc của lãnh tụ, Bác tận dụng từng cái ống bơ để đựng bút hàng ngày. Ngày sinh nhật Bác trong kháng chiến, chúng ta mang hoa rừng đến tặng Bác, Bác vui cười, cảm ơn và dặn lần sau các chú đến thăm Bác thì cho Bác mấy quả bí. Vì nhà Bác nhiều hoa lắm rồi, Bác mở cửa sổ đằng sau là cả núi rừng hoa… Những điều giản dị như vậy phải luôn tái hiện trong chúng ta để có động lực cố gắng, rèn luyện tốt hơn. Tuy nhiên, cuộc sống hiện nay đã có nhiều thay đổi, hoàn cảnh lịch sử đã khác thì chúng ta cũng thỏa mãn nhiều hơn trước những nhu cầu vật chất chính đáng của mình. Nhưng tấm gương “cần, kiệm, liêm, chính” của Bác thì không bao giờ cũ. Để thực hiện được, mấu chốt là đảng viên phải làm gương trước, nêu cao tinh thần trách nhiệm, tiêu dùng hợp lý hằng ngày, minh bạch thông tin, không có gì khuất tất, được như vậy chúng ta sẽ dần là hiện thân đạo đức của Bác Hồ.

icon-date
Xuất bản : 27/01/2022 - Cập nhật : 07/02/2022