logo

Bộ đề Đọc hiểu Cựu tổng thống Pakistan

Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểu Cựu tổng thống Pakistan hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Đọc hiểu Cựu tổng thống pakistan đầy đủ nhất.


Đọc hiểu Cựu tổng thống Pakistan - Đề số 1

Đọc văn bản sau:

Cựu tổng thống Pakistan Ayub Khan từng nói: “Niềm tin cũng giống như sợi dây mảnh, đã đứt là khó nối”. Khi cha mẹ bắt đầu đối xử với đứa con bằng thái độ thiếu tin tưởng, dưới định kiến này của cha mẹ, trẻ nảy sinh tâm lí dễ nổi loạn, thậm chí làm những việc khiến cha mẹ thêm bất tín.

Khi thiên tài Edison 8 tuổi, ông từng đặt ra câu hỏi với giáo viên: vì sao 2 + 2 = 4? Vì câu hỏi này, ông bị giáo viên cho là chậm chạp, năng lực thấp. Tuy nhiên, mẹ Edison, người luôn tin tưởng con trai mình, đã luôn kiên nhẫn dạy dỗ cậu bé. Dưới sự dìu dắt của mẹ, Edison say mê đọc sách – thói quen này trở thành nền tảng cho những phát minh lớn trong tương lai của cậu. Nếu người mẹ tin vào lời giáo viên, tin rằng con trai mình là một đứa trẻ kém cỏi, thế giới sẽ không có vua của những phát minh sau này.

Một đứa trẻ tình nguyện giúp mẹ lau nhà, nhưng mẹ thay vì khuyến khích, lại nói: “Đừng kéo lê cái khăn nữa, con làm ướt nhẹp cả sàn”. Hoặc khi trẻ muốn rửa bát, bố cáu kỉnh: “Con đi đi, đừng động vào và làm vỡ bát”. Khi trẻ muốn thử nghiệm những thứ mới mẻ, bố mẹ đã tạt gáo nước lạnh: “Chưa đến tuổi làm việc đó, đừng phí thời gian”. Rõ ràng, cha mẹ đã kìm hãm sự tự tin của đứa trẻ, không tin tưởng vào năng lực của bé, làm hạn chế ham muốn học tập của bé. Theo thời gian, trẻ dần rơi vào cảm giác bất lực khi không thể được trải nghiệm, do sự kiểm soát bên ngoài. Khi gặp phải bất cứ việc gì, chúng sẽ tự khắc rụt lại, biến mình trở thành đáng thương, đúng như những lời bố mẹ chúng thốt ra.

Thế nên, sự tin tưởng con, để con được cảm nhận thực sự thấy tình yêu, sự tự do sẽ quan trọng hơn rất nhiều so với sự hài lòng về vật chất. Trong quá trình đó, cần chú ý ba điểm quan trọng: cho trẻ cơ hội tự giác, hiểu nguyên nhân, cho trẻ cơ hội được tin tưởng, luôn tin con là tốt nhất.

(Thùy Linh, Tác hại nhãn tiền khi thiếu tin tưởng con, dẫn theo https:// vnexpress.net).

 

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1 (NB). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2 (NB). Theo tác giả, thành công của thiên tài Edison đến từ những nguyên nhân nào?

Câu 3 (TH). Vì sao tác giả cho rằng: “Sự tin tưởng con, để con được cảm nhận thực sự thấy tình yêu, sự tự do sẽ quan trọng hơn rất nhiều so với sự hài lòng về vật chất”?

Câu 4 (VD). Anh/Chị có đồng ý với quan điểm “Niềm tin cũng giống như sợi dây mảnh, đã đứt là khó nối” được nhắc đến trong văn bản hay không? Vì sao?

Lời giải

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.

Câu 2:

Theo bài viết, thành công của thiên tài Edison đến từ những nguyên nhân sau:

– Thói quen say mê đọc sách.

– Lòng tin tưởng và sự kiên nhẫn dạy dỗ của người mẹ.

 Câu 3:

Tác giả bài viết cho rằng: “Sự tin tưởng con, để con được cảm nhận thực sự thấy tình yêu, sự tự do sẽ quan trọng hơn rất nhiều so với sự hài lòng về vật chất” vì:

– Mong muốn thực sự của con cái đối với bố mẹ không gì hơn tình yêu thương, sự tin tưởng thực sự và cho trẻ sự tự do cần có để phát triển.

– Hạnh phúc của một con người đến từ sự hài lòng về vật chất và sự thoải mái về tinh thần. Do vậy, nếu bố mẹ chỉ cho trẻ sự hài lòng về vật chất mà thiếu đi sự tin tưởng con, chưa cho con được cảm nhận thực sự tình yêu, sự tự do thì sẽ không đảm bảo được hạnh phúc cho trẻ.

Câu 4:

* Thí sinh được tự do nêu ý kiến của mình: Đồng ý hoặc không đồng ý với quan điểm “Niềm tin cũng giống như sợi dây mảnh, đã đứt là khó nối” được nhắc đến trong văn bản.

* Học sinh giải thích ý kiến của mình miễn hợp lí, thuyết phục. Có thể tham khảo gợi ý sau:

– Đánh giá: Ý kiến trên rất chính xác.

– Giải thích:

+ Niềm tin giữa người và người cần một quá trình lâu dài và rất khó khăn để hình thành nhưng rất dễ đánh mất.

+ Niềm tin là một yếu tố gắn với cảm xúc, khi niềm tin mất thì cảm xúc cũng không còn, những ấn tượng tốt đẹp sẽ phai nhạt dần rồi mất đi, khó có thể tìm lại được.

+ Mất niềm tin vào một đối tượng nào đó kéo theo sự tan vỡ quan hệ, thậm chí sụp đổ thần tượng; điều này rất khó có thể cứu vãn được.


Đọc hiểu Cựu tổng thống Pakistan - Đề số 2

Đọc văn bản sau:

“Cựu tổng thống Pakistan Ayub Khan từng nói: “Niềm tin cũng giống như sợi dây mảnh, đã đứt là khó nối”. Khi cha mẹ bắt đầu đối xử với đứa con bằng thái độ thiếu tin tưởng, dưới định kiến này của cha mẹ, trẻ nảy sinh tâm lí dễ nổi loạn, thậm chí làm những việc khiến cha mẹ thêm bất tín. Khi thiên tài Edison 8 tuổi, ông từng đặt ra câu hỏi với giáo viên: vì sao 2 + 2= 4? Vì câu hỏi này, ông bị giáo viên cho là chậm chạp, năng lực thấp. Tuy nhiên,mẹ Edison, người ln tin tưởng con trai mình, đã ln kiên nhẫn dạy dỗ cậu bé.

Dưới sự dìu dắt của mẹ, Edison say mê đọc sách - thói quen này trở thành nền tảng cho những phát minh lớn trong tương lai của cậu. Nếu người mẹ tin vào lời giáo viên, tin rằng con trai mình là một đứa trẻ kém cỏi, thế giới sẽ khơng có vua của những phát minh sau này. Một đứa trẻ tình nguyện giúp mẹ lau nhà, nhưng mẹ thay vì khuyến khích, lại nói: “Đừng kéo lê cái khăn nữa, con làm ướt nhẹp cả sàn”. Hoặc khi trẻ muốn rửa bát, bố cáu kỉnh: “Con đi đi, đừng động vào và làm vỡ bát”. Khi trẻ muốn thử nghiệm những thứ mới mẻ, bố mẹ đã tạt gáo nước lạnh: “Chưa đến tuổi làm việc đó, đừng phí thời gian”. Rõ ràng, cha mẹ đã kìm hãm sự tự tin của đứa trẻ, không tin tưởng vào năng lực của bé, làm hạn chế ham muốn học tập của bé. Theo thời gian, trẻ dần rơi vào cảm giác bất lực khi không thể được trải nghiệm, do sự kiểm sốt bên ngồi. Khi gặp phải bất cứ việc gì, chúng sẽ tự khắc rụt lại, biến mình trở thành đáng thương, đúng như những lời bố mẹ chúng thốt ra. Thế nên, sự tin tưởng con, để con được cảm nhận thực sự thấy tình yêu, sự tự do sẽ quan trọng hơn rất nhiều so với sự hài lòng về vật chất. Trong q trình đó, cần chú ý ba điểm quan trọng: cho trẻ cơ hội tự giác, hiểu nguyên nhân, cho trẻ cơ hội được tin tưởng, luôn tin con là tốt nhất.

(Thùy Linh, Tác hại nhãn tiền khi thiếu tin tưởng con, dẫn theo https://vnexpress.net).

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Theo bài viết, thành công của thiên tài Edison đến từ những nguyên nhân nào?

Câu 2. Theo bài viết, tác dụng của việc bố mẹ đặt niềm tin vào trẻ là gì?

Câu 3. Vì sao tác giả bài viết lại cho rằng: “Sự tin tưởng con, để con được cảm nhận thực sự thấy tình yêu, sự tự do sẽ quan trọng hơn rất nhiều so với sự hài lòng về vật chất”?

Câu 4. Anh/Chị có đồng ý với quan điểm “Niềm tin cũng giống như sợi dây mảnh, đã đứt là khó nối” được nhắc đến trong văn bản hay không? Vì sao?

Lời giải

Câu 1

Theo bài viết, thành công của thiên tài Edison đến từ những nguyên nhân sau:

- Thói quen say mê đọc sách.

- Lịng tin tưởng và sự kiên nhẫn dạy dỗ của người mẹ.

Câu 2:

Theo bài viết, tác dụng của việc bố mẹ đặt niềm tin vào trẻ là:

- Tăng thêm sự tự tin cho trẻ khi đứng trước những trải nghiệm mới mẻ.

- Phát huy ham muốn học tập của trẻ.

- Cho trẻ cơ hội được phát triển độc lập, tự do.

Câu 3:

Tác giả bài viết cho rằng: “Sự tin tưởng con, để con được cảm nhận thực sự thấy tình yêu, sự tự do sẽ quan trọng hơn rất nhiều so với sự hài lịng về vật chất” vì:

- Mong muốn thực sự của con cái đối với bố mẹ khơng gì hơn tình u thương, sự tin tưởng thực sự và cho trẻ sự tự do cần có để phát triển.

- Hạnh phúc của một con người đến từ sự hài lòng về vật chất và sự thoải mái về tinh thần. Do vậy, nếu bố mẹ chỉ cho trẻ sự hài lòng về vật chất mà thiếu đi sự tin tưởng con, chưa cho con được cảm nhận thực sự tình u, sự tự do thì sẽ khơng đảm bảo được hạnh phúc cho trẻ.

* Thí sinh được tự do nêu ý kiến của mình: Đồng ý hoặc khơng 0,25

đồng ý với quan điểm “Niềm tin cũng giống như sợi dây mảnh, đã

đứt là khó nối” được nhắc đến trong văn bản.

Câu 4:

* Học sinh giải thích ý kiến của mình miễn hợp lí, thuyết phục. Có thể tham khảo gợi ý sau:

- Đánh giá: Ý kiến trên rất chính xác.

- Giải thích:

+ Niềm tin giữa người và người cần một quá trình lâu dài và rất khó khăn để hình thành nhưng rất dễ đánh mất.

+ Niềm tin là một yếu tố gắn với cảm xúc, khi niềm tin mất thì cảm xúc cũng khơng cịn, những ấn tượng tốt đẹp sẽ phai nhạt dần rồi mất đi, khó có thể tìm lại được.

+ Mất niềm tin vào một đối tượng nào đó kéo theo sự tan vỡ quan hệ, thậm chí sụp đổ thần tượng; điều này rất khó có thể cứu vãn được.

icon-date
Xuất bản : 21/09/2021 - Cập nhật : 21/09/2021