logo

Bố cục bài Người thầy đầu tiên SGK Ngữ văn 7 trang 97 (KNTT)

Giới thiệu Bố cục bài Người thầy đầu tiên SGK Ngữ văn 7 trang 97 (KNTT) chi tiết nhất về bố cục, nội dung, câu hỏi trong SBT, biện pháp nghệ thuật, phương thức biểu đạt, thể loại của bài Người thầy đầu tiên.

Bài Người thầy đầu tiên SGK Ngữ văn 7 được chia theo bố cục như sau

Bố cục

Gồm 4 phần:

+ Phần 1: Từ đầu đến “kể hết chuyện này”: Lời kể của người họa sĩ về bức thư của An-tư-nai.

+ Phần 2: Tiếp theo đến “bước về làng”: Lần gặp mặt đầu tiên của thầy Đuy-sen và An-tư-nai.

+ Phần 3: Tiếp theo đến “thầy Đuy-sen giảng bài”: Hình ảnh thầy Đuy-sen trong kí ức của An-tư-nai.

+ Phần 4: Còn lại: Những trăn trở trong lòng người họa sĩ khi nghĩ về thầy Đuy-sen và An-tư-nai.


1. Giới thiệu về tác giả 

Tác giả Người thầy đầu tiên

- Ai-ma-tốp (1928 - 2008) là nhà văn Cư-gơ-rư-xtan, một nước cộng hòa ở vùng trung Á, thuộc Liên Xô trước đây.

- Ông bắt đầu hoạt động sáng tác văn học từ năm 1952, khi ông còn là sinh viên.

- Đề tài chủ yếu trong tác phẩm của ông: cuộc sống khắc nghiệt nhưng cũng đầy chất lãng mạn của người dân vùng đồi núi Cư-rơ-gư-xtan…

- Một số tác phẩm như: Cây phong non trùm khăn đỏ, Người thầy đầu tiên, Con tàu trắng…


2. Tìm hiểu khái quát về tác phẩm 

Thể loại: Người thầy đầu tiên thuộc thể loại truyện vừa

Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Người thầy đầu tiên là truyện vừa, sáng tác năm 1962, lấy bối cảnh cuộc sống ở một vùng Quê miền núi còn rất lạc hậu ở Cư-rơ-gư-đơ-xtan (Kyrgyzstan) vào những năm đầu thế kỉ XX. Nhân vật chính là An-tu-nai (Altyna), một cô bé mồ côi, phải sống với gia đình chú thím, bị đối xử tàn nhẫn,… Thầy Đuy-sen (Dyuishen) đã kiên trì dạy An-tu-nai học chữ; hết lòng bảo vệ và giúp An-tu-nai có cơ hội lên thành phố tiếp tục việc học hành. An-tư-nai rất yêu quý thầy Đuy-sen nhưng do hoàn cảnh, thầy trò phải xa cách rồi bật tin nhau. Mấy chục năm sau, An-tư-nai đã là một viện sĩ, trở về thăm làng và gặp lại người thầy đầu tiên của minh trong một tình huống rất éo le. Bà đã viết thư nhờ người hoạ sĩ đồng hương kể lại câu chuyện về thầy Đuy-sen như một hành động chuộc lỗi.

Phương thức biểu đạt: Văn bản Người thầy đầu tiên có phương thức biểu đạt là tự sự

Người kể chuyện: Văn bản Người thầy đầu tiên được kể theo ngôi thứ nhất

Tóm tắt văn bản Người thầy đầu tiên: Người thầy đầu tiên ca ngợi người thầy Đuy-sen với những tâm huyết, sự tận tụy và tình cảm mà thầy dành cho học sinh của mình, đặc biệt là An-tư-nai. Đuy-sen là một người thầy tuyệt vời, không chỉ vận động các học sinh tới trường, thầy còn tự tay cõng các em nhỏ qua suối, không quản thời tiết lạnh buốt hay bị những kẻ cưỡi ngựa châm chọc. Nhờ sự kiên trì và hết lòng bảo vệ, thầy Đuy-sen đã giúp An-tu-nai có cơ hội lên thành phố tiếp tục việc học hành. An-tư-nai rất yêu quý thầy Đuy-sen nhưng do hoàn cảnh, thầy trò phải xa cách rồi bật tin nhau. Mấy chục năm sau, An-tư-nai đã là một viện sĩ, trở về thăm làng và gặp lại người thầy đầu tiên của minh trong một tình huống rất éo le. Bà đã viết thư nhờ người hoạ sĩ đồng hương kể lại câu chuyện về thầy Đuy-sen như một hành động chuộc lỗi.

Bố cục bài Người thầy đầu tiên SGK Ngữ văn 7 trang 97 (KNTT)

3. Nội dung chính và bố cục tác phẩm 

Nội dung chính

- Tác phẩm cho người đọc cảm nhận được niềm tin vào cuộc sống, đó là câu chuyện không chỉ của người thầy mà còn của người cha có tấm lòng cao cả.

- Người thầy đầu tiên đã thành công khắc họa nên một câu chuyện tuyệt đẹp về tình thầy trog cũng như phản ánh được chế độ phong kiến lạc hậu với những quan niệm sai trái, không kém phần nặng nề.


4. Giá trị nội dung và nghệ thuật 

Giá trị nội dung

Người thầy đầu tiên ca ngợi người thầy Đuy-sen với những tâm huyết, sự tận tụy và tình cảm mà thầy dành cho học sinh của mình, đặc biệt là An-tư-nai. Người thầy Đuy-sen đã thay đổi cuộc đời của cô bé An-tư-nai, người đã vun trồng ước mơ, hy vọng cho những học trò nhỏ. 

Giá trị nghệ thuật 

- Ngòi bút đậm chất hội họa

- Sự chuyển đổi nhân vật người kể chuyện linh hoạt, độc đáo

- Ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật gần gũi, khắc họa tính cách nhân vật


5. Câu hỏi trong SBT

Câu 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Tôi chợt nảy ra một ý nghĩ bất ngờ.

 - Này các cậu ơi – tôi gọi các bạn – ta đổ ki-giắc vào trường đi, đến mùa  đông sẽ có nhiều cái đốt sưởi hơn.

- Thế về nhà tay không à? Chà, khôn đấy nhỉ!

– Nhưng ta sẽ quay lại nhặt thêm nữa.

- Thôi muộn mất, về nhà lại phải mắng đấy. Và bọn con gái không chờ tôi, cứ rảo cẳng về nhà.

Cho đến nay tôi vẫn không hiểu hôm ấy cái gì xui khiến tôi dám làm một việc như thế. Không biết vì tôi giận các bạn đã không nghe tôi nên cứ muốn làm theo ý mình, hay từ thuở bé mọi ước nguyện, mọi ý muốn của tôi đều bị chôn vùi dưới những lời mắng chửi, những cái bạt tai của những con người phũ phàng; chỉ biết là tôi vẫn thấy muốn làm việc gì để cảm ơn con người thật ra không quen biết ấy, để đền đáp lại nụ cười đã sưởi ấm lòng tôi, đền đáp lòng tin cậy của người ấy đối với tôi, đền đáp mấy câu nói nhân từ ấm áp. [...] Khi các bạn bỏ tôi lại, tôi chạy trở về trường Đuy-sen, trút bao ki-giắc xuống dưới cửa và cắm đầu chạy men theo các khe rãnh, các hẻm đá ở chân núi nhặt ki-giắc.

Tôi cứ chạy mãi, không còn biết mình đi đâu nữa, như thể vì quá dư sức mà tim tôi sung sướng đập rộn rã trong lồng ngực, tựa hồ như tôi đã làm nên công trạng gì vô cùng to lớn. Và cả mặt trời cũng như biết rõ vì đâu tôi sung sướng đến thế. Phải, tôi tin rằng mặt trời cũng biết vì đâu tôi lại chạy tung tăng nhẹ nhàng như thế. Bởi vì tôi đã làm được một việc nhỏ hữu ích.

Mặt trời đã xế bóng ngang các sườn đồi, nhưng tôi cảm thấy dường như còn chần chừ không muốn lặn, còn muốn nhìn tôi. Ánh mặt trời tô điểm con đường tôi đi, mặt đất rắn mùa thu trải ra dưới chân tôi nhuộm thành màu đỏ, màu hồng, màu tím. Từng cụm bông lau khô vun vút bay hai bên như những tia lửa lập loè. Mặt trời rọi lửa lên những chiếc cúc mạ bạc trên tấm áo đầy mụn và tôi mặc. Và tôi cứ chạy đi, trong lòng hoan hỉ nói với đất trời, với gió mây: “Hãy nhìn tôi đây! Hãy nhìn xem tôi đang kiêu hãnh chừng nào! Tôi sẽ học hành, tôi sẽ đến trường và sẽ dẫn các bạn khác đến!...”

(Trin-ghi-dơ Ai-tơ-ma-tốp, Gia-mi-li-a (Jaymilya) – Truyện núi đồi và thảo nguyên, Phạm Mạnh Hùng – Nguyễn Ngọc Bằng – Cao Xuân Hạo – Bồ Xuân Tiến dịch, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2019, tr. 369 – 371)

1. Vì sao nhân vật An-tư-nai quyết định trút lại bao ki-giắc ở trường Đuy-sen?

2. Nêu những cảm xúc, suy nghĩ của An-tự-nai sau khi trút lại bao ki-giắc ở trường. Theo em, điều gì khiến An-tư-nai có tâm trạng như vậy?

3. Liên hệ với nội dung phần (3) của văn bản Người thầy đầu tiên trong SGK và chỉ ra những chi tiết cho thấy thầy Đuy-sen biết người trút lại bao ki-giắc ở trường chính là An-tư-nai. Điều đó có ý nghĩa như thế nào với An-tư-nai?

4. Em hãy dựa vào các chi tiết miêu tả hành động, cảm xúc, suy nghĩ của An-tư-nai trong đoạn trích trên để khái quát đặc điểm tính cách của nhân vật.

5. Tìm các phó từ bổ nghĩa cho danh từ trong đoạn văn sau và cho biết mỗi phó

từ bổ sung ý nghĩa gì:

Không biết vì tôi giận các bạn đã không nghe tôi nên cứ muốn làm theo ý 1 mình, hay từ thuở bé mọi ước nguyện, mọi ý muốn của tôi đều bị chôn vùi dưới những lời mắng chửi, những cái bạt tai của những con người phũ phàng; chỉ biết là tôi vẫn thấy muốn làm việc gì để cảm ơn con người thật ra không quen biết ấy, để đền đáp lại nụ cười đã sưởi ấm lòng tôi, đền đáp lòng tin cậy của người ấy đối với tôi, đền đáp mấy câu nói nhân từ ấm áp.

6. Tìm các phó từ bổ nghĩa cho động từ trong những câu sau và cho biết mỗi phó từ bổ sung ý nghĩa gì:

a. Cho đến nay tôi vẫn không hiểu hôm ấy cái gì xui khiến tôi dám làm một việc như thế.

b. Bởi vì tôi đã làm được một việc nhỏ hữu ích.

c. Hãy nhìn xem tôi đang kiêu hãnh chừng nào!

Lời giải

1. Nhân vật An-tư-nai quyết định trút lại bao ki-giắc ở trường Đuy-sen vì: đến mùa đông sẽ có nhiều cái đốt sưởi hơn.

2. - Những cảm xúc, suy nghĩ của An-tự-nai sau khi trút lại bao ki-giắc ở trường. Theo em, điều gì khiến An-tư-nai có tâm trạng là "Không biết vì tôi giận các bạn đã không nghe tôi nên cứ muốn làm theo ý mình, hay từ thuở bé mọi ước nguyện, mọi ý muốn của tôi đều bị chôn vùi dưới những lời mắng chửi, những cái bạt tai của những con người phũ phàng; chỉ biết là tôi vẫn thấy muốn làm việc gì để cảm ơn con người thật ra không quen biết ấy, để đền đáp lại nụ cười đã sưởi ấm lòng tôi, đền đáp lòng tin cậy của người ấy đối với tôi, đền đáp mấy câu nói nhân từ ấm áp. [...] Khi các bạn bỏ tôi lại"

3. Những chi tiết cho thấy thầy Đuy-sen biết người trút lại bao ki-giắc ở trường chính là An-tư-nai là: 

- Thầy Đuy-sen cố gắng đi kiếm đủ gỗ để bắc một cây cầu qua suối

- An-tư-nai em ngồi đây cho âm không cần xuống nữa, một mình thầy xuống là đủ.

- Thầy hỏi An-tư-nai có phải người bỏ lại ki-giắc ở lại trường không.

=> Ý nghĩa: Đó là một niềm vui lớn của An-tư-nai

4. An-tư-nai là một cô bé thông minh, nhanh nhẹn, biết nghĩ cho mọi người.

5. Phó từ: đã. => chỉ thời gian đã và đang xảy ra

6. a. Phó từ: Vẫn => chỉ sự tiếp diễn

b. Phó từ: Đã => chỉ thời gian

c. Phó từ: Hãy => chỉ sự cầu khiến

Câu 2: Đọc lại văn bản Trong lòng mẹ trong SGK và trả lời các câu hỏi

1. Xác định đề tài, người kể chuyện và tóm tắt ngắn gọn nội dung của đoạn trích

2. Nhân vật bé Hồng phải sống trong hoàn cảnh như thế nào?

3. Những lời gièm pha của người cô có khiến bé Hồng oán giận mẹ của mình không? Chi tiết nào giúp em nhận biết điều đó?

4. Chỉ ra diễn biến tâm trạng của nhân vật bé Hồng trong đoạn văn từ Nhưng đến ngày giỗ thầy tôi, tôi không viết thư gọi mẹ tôi cũng về đến hết.

5. Nêu cảm nhận của em về nhân vật bé Hồng.

Lời giải

1. - Đề tài: Gia đình ( hồi kí)

- Người kể chuyện: tác giả- nhân vật tôi

- Tóm tắt: Gần đến ngày giỗ đầu bố Hồng, cậu lại rất thương và nhớ mẹ mình thì một hôm, người cô gọi cậu đến và hỏi có muốn gặp mẹ, gặp “em bé” không. Sau đó, bà ta làm cho Hồng đau lòng bằng cách nói về cuộc sống của mẹ Hồng. Bà ta càng nói Hồng càng im lặng và cậu bắt đầu khóc. Cậu càng thấy thương mẹ hơn, càng căm ghét những hủ tục lạc hậu trước những lời bôi nhọ mẹ mình của bà cô thâm hiểm, tàn nhẫn. Một hôm, trên đường đi học về, Hồng thoáng thấy một người ngồi trên xe kéo rất giống mẹ. Hồng liền đuổi theo và gọi to. Vài giây sau, Hồng đuổi kịp xe kéo. Và nhận ra đúng là mẹ mình. Hồng òa khóc nằm trong lòng mẹ. Cậu cảm nhận được tất cả vẻ đẹp, sự yêu thương và dịu dàng của mẹ. Cậu quên hết mọi lời nói độc ác của bà cô, chỉ còn niềm xúc động và tình yêu thương mẹ vô bờ.

2. Hoàn cảnh sống:

- Bố nghiện ngập, mất sớm; gia đình sa sút; 

- Mẹ cùng túng quá phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực

- Sống với bà cô và trong sự ghẻ lạnh của họ hàng

→ Bất hạnh, thiếu tình thương yêu

3. Không oán trách mẹ mình ngược lại còn rất yêu thương mẹ của mình.Toan trả lời nhưng lại cúi đầu không đáp mà chỉ cười đáp lại - nhận ra những ý nghĩ cay độc và nét mặt rất kịch của bà cô

→ Bé Hồng rất nhạy cảm, nhận ra sự giả dối trong lời nói của bà cô

- Lòng càng thắt lại, khoé mắt cay cay 

- Nước mắt ròng ròng rớt xuống, chan hoà đầm đìa ở cằm, ở cổ. 

- Cười dài trong tiếng khóc, cổ họng nghẹn ứ, khóc không ra tiếng. 

- Căm ghét những cổ tục phong kiến đã đày đọa mẹ.

- BPNT: so sánh, lời văn dồn dập với các hình ảnh, các động từ mạnh: cắn, nhai, nghiến

→ Khắc hoạ rõ nét nỗi đau đớn, phẫn uất đến cực điểm của bé Hồng đối với bà cô, với cổ tục lạc hậu 

=> Thể hiện miền tin mãnh liệt và tình yêu thương mẹ vô cùng sâu sắc của bé Hồng.

4. Diễn biến tâm trạng của nhân vật bé Hồng : nhìn thấy một người giống mẹ - gọi - sợ nhận nhầm, lũ bạn chê cười - ngại, tủi nhục - thở hồn hộc - khóc nức nở - sung sướng - hạnh phúc.

5. Nhân hồng là một cô bé tội nghiệp, vì hoàn cảnh mà không được ở với bố mẹ, nhưng ngược lại bé Hồng lại là một người rất hiểu chuyện và yêu thương mẹ của mình.

Câu 3: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi

Tôi có một cái răng khểnh. Khi đến trường, tụi bạn bảo đó là cái răng bừa cào. Mỗi lần tôi cười chúng cứ chỉ vào đó:

Ha ha, bừa cào kìa! Mày cho tao mượn về chải chỉ đi!

Từ đó, tôi không dám cười nữa. Tôi rất đau khổ. Tôi ghét những đứa có hàm răng đều. Chúng còn chỉ vào mặt tôi nói: “Đó là vì mày không chịu đánh răng, Những người đánh răng, răng mòn đều

Một hôm, bố tôi hỏi:

 - Sao dạo này bố không thấy con cười?

Tôi nói:

- Tại sao con phải cười hả bố?

– Đơn giản thôi. Khi cười, khuôn mặt con sẽ rạng rỡ. Khuôn mặt đẹp nhất - là nụ cười.

– Nhưng khi con cười sẽ rất xấu xí.

– Tại sao vậy? Bố ngạc nhiên. Ai nói với con?

- Không ai cả, nhưng con biết nó rất xấu, xấu lắm bố ơi!

– Bố thấy nó đẹp. Bố nói nhỏ con nghe nhé! Nụ cười của con đẹp nhất! - Nhưng làm sao đẹp được khi nó có cái răng khểnh?

- Ái chà! Bố bật cười. Thì ra là vậy. Bố thấy đẹp lắm! Nó làm nụ cười của con khác với những đứa bạn. Đáng lí con phải tự hào vì nó. Mỗi đứa trẻ có một điều kì lạ riêng. Có người có một đôi mắt rất kì lạ. Có người có một cái mũi kì lạ. Có người lại là một ngón tay. Con hãy quan sát đi rồi con sẽ thấy. Con sẽ biết rất nhiều điều bí mật về những người xung quanh mình.

Tôi biết một điều bí mật về cô giáo: cô có cái mũi hồng hơn những người khác. Và tôi đã nói điều đó cho cô hay. Cô ngạc nhiên lắm.

- Thật không? Cô trợn mắt.- Em nói thật! Mũi cô rất hồng. Em còn phát hiện một điều nữa, khi trợn mắt, mắt cô thật to. Những người có con mắt nhỏ không làm được như vậy đâu. Bố em nói đó là một điều bí mật. Cô đừng nói cho ai biết nhé. Khi cô nói điều bí mật ra, cô sẽ quên cái mũi cô ngay.

- Vậy à! Em có nhiều điều bí mật không?

- Dạ có. Nhưng em sẽ không kể cho cô nghe đâu. Em sợ em sẽ quên nó. Không sao đâu. Khi em kể điều bí mật cho một người biết giữ bí mật thì bí

mật vẫn còn. Khi gặp cô, em sẽ nhớ là có hai người cùng giữ chung một bí mật.

(Nguyễn Ngọc Thuần, Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2014, tr. 18 – 20)

1. Câu chuyện trong đoạn trích được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ mấy?

2. Tại sao nhân vật “tôi” rất đau khổ và không dám cười nữa?

3. Người bố đã giải thích cho nhân vật “tôi” như thế nào về nụ cười của em và nhiều điều bí mật ở những người xung quanh mình?

4. Nhân vật “tôi” đã nói với cô giáo điều bí mật gì?

5. Hãy nêu cảm nhận của em về nhân vật người bố trong đoạn trích. 6. Nêu một bài học em rút ra được từ đoạn trích.

7. Tìm số từ trong các câu sau và giải thích ý nghĩa của chúng: a. Tôi có một cái răng khểnh. ubm

b. Khi gặp cô, em sẽ nhớ là có hai người cùng giữ chung một bí mật.

8. Tìm các phó từ bổ nghĩa cho danh từ trong những câu sau và cho biết mỗi phó từ bổ sung ý nghĩa gì:

a. Tôi ghét những đứa có hàm răng đều.

b. Mỗi đứa trẻ có một điều kì lạ riêng.

9. Tìm các phó từ bổ nghĩa cho động từ, tính từ trong những câu sau và cho biết mỗi phó từ bổ sung ý nghĩa gì:

a. Từ đó, tôi không dám cười nữa.

b. Tôi rất đau khổ.

c. Khi cười, khuôn mặt con sẽ rạng rỡ.

d. Con hãy quan sát đi rồi con sẽ thấy.

Lời giải

1.Câu chuyện được kể theo: Ngôi thứ nhất

2. Vì nhân vật tôi bị các bạn trêu chiếc răng khểnh là chiếc răng bừa cào.

3. Người bố đã giải thích cho nhân vật “tôi” về nụ cười của em và nhiều điều bí mật ở những người xung quanh mình:

- Đơn giản thôi. Khi cười, khuôn mặt con sẽ rạng rỡ. Khuôn mặt đẹp nhất - là nụ cười.

- Bố thấy nó đẹp. Bố nói nhỏ con nghe nhé! Nụ cười của con đẹp nhất!

- Nó làm nụ cười của con khác với những đứa bạn. Đáng lí con phải tự hào vì nó. Mỗi đứa trẻ có một điều kì lạ riêng. Có người có một đôi mắt rất kì lạ. Có người có một cái mũi kì lạ. Có người lại là một ngón tay. Con hãy quan sát đi rồi con sẽ thấy. Con sẽ biết rất nhiều điều bí mật về những người xung quanh mình.

4. Nhân vật “tôi” đã nói với cô giáo điều bí mật: Em nói thật! Mũi cô rất hồng. Em còn phát hiện một điều nữa, khi trợn mắt, mắt cô thật to. Những người có con mắt nhỏ không làm được như vậy đâu. Bố em nói đó là một điều bí mật. 

5. Nhân vật người bố trong đoạn trích là một người yêu thương, chăm sóc, ân cần giải thích cho cô con gái của mình.

6. Bài học: Dù gặp khuyết điểm nào trên cơ thể thì bản thân vẫn luôn phải tự tin, và yêu lấy nó, bản thân mình.

7. a. Số từ: một => chỉ số lượng ít

b. Số từ: Hai => chỉ số lượng 

8. a. Những =>  Chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối

B. Có => Chỉ sự tiếp diễn.

9. a.  Không => chỉ sự phủ định

b. Rất => chỉ mức độ

c. Sẽ => chỉ khả năng

d. Hãy => chỉ cầu khiến

icon-date
Xuất bản : 07/10/2022 - Cập nhật : 30/11/2022