logo

Biện pháp tu từ Thân em như trái bần trôi

Qua những bài ca dao xưa, ta thường bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ đáng thương phải chịu nhiều bất công của xã hội, họ không được xã hội coi trọng, ngay cả hạnh phúc bé mọn của bản thân họ cũng không thể tự lựa chọn cho mình. “Thân em như trái bần trôi/ Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu” cũng là một câu ca dao như thế. Nhờ biện pháp tu từ so sánh và ẩn dụ, hình ảnh, số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến càng được khắc hoạ rõ nét và mang nhiều cảm hứng.


Biện pháp tu từ trong câu ca dao:

Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu

[CHUẨN NHẤT] Biện pháp tu từ Thân em như trái bần trôi

Trả lời:

- Biện pháp tu từ: so sánh "Thân em như trái bần trôi"

- Tác dụng:

+ Phản ánh hiện thực về người phụ nữ xã hội phong kiến.

+ Người phụ nữ thời xưa không có quyền được lên tiếng, là thành phần thấp bé trong xã hội ngày xưa.

=> "Như trái bần trôi" và "Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu", ý muốn nói người phụ nữ không có tiếng nói của riêng mình, tùy vào số phận đưa đẩy, không thể phản kháng.

icon-date
Xuất bản : 26/05/2022 - Cập nhật : 30/11/2022