logo

Ba(NO3)2 là chất điện li mạnh hay yếu?

icon_facebook

Tổng hợp một số tính chất của Ba(NO3)2 và cách xác định Ba(NO3)2 là chất điện li mạnh hay yếu sẽ giúp các bạn hiểu chi tiết hơn về chất điện li.


1. Ba(NO3)2 là chất điện li mạnh hay yếu?

Ba(NO3)2 là chất điện li mạnh vì khi tan trong nước, các phân tử phân li hoàn toàn ra ion Ba2+ và NO3-

Phương trình điện li Ba(NO3)2 là:

Ba(NO3) → Ba2+ + 2NO3-


2. Tính chất vật lý của Ba(NO3)2

- Bari nitrat là một chất rắn màu trắng, không mùi, hòa tan được trong nước và không tan được trong alcohol. 

- Khối lượng mol của Ba(NO3)2 là 261.337 g/mol.

- Khối lượng riêng của Ba(NO3)2 là 3.24 g/cm3.

- Điểm nóng chảy của Ba(NO3)2 là 592 °C (865 K; 1.098 °F). 

- Độ hòa tan trong nước của Ba(NO3)2 là 4.95 g/100 mL (0 °C), 10.5 g/100 mL (25 °C) và 34.4 g/100 mL (100 °C).

- Nhận biết: Cho vài giọt H2SO4 vào dung dịch, thấy xuất hiện kết tủa trắng, không tan trong axit.

Ba(NO3)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HNO3


3. Tính chất hóa học của Ba(NO3)2

- Ở nhiệt độ cao, bari nitrat phân hủy thành bari ôxít, nitơ điôxít, và oxy:

2Ba(NO3)2 → 2BaO + 4NO2 + O2.

- Bari nitrat tác dụng với hidro giải phóng nước và tạo thành Bari Nitrit.

Ba(NO3)2 + 4H ⟶ 2H2O + Ba(NO2)2.

- Bari nitrat tác dụng với muối sunphat tạo thành kết tủa trắng trong dung dịch.

Ba(NO3)2 + CuSO4 ⟶ Cu(NO3)2 + BaSO4.

Ba(NO3)2 + MgSO4 ⟶ Mg(NO3)2 + BaSO4

- Cho vài giọt axit H2SO4 vào ống nghiệm có sẵn 1ml dung dịch muối Ba(NO3)2 sẽ xảy ra hiện tượng kết tủa trắng (BaSO4) và tạo ra axit mới.

Ba(NO3)2 + H2SO4 ⟶ 2HNO3 + BaSO4.

icon-date
Xuất bản : 29/03/2022 - Cập nhật : 22/06/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads