Tổng hợp Bảng tính tan hóa học của muối, axit, bazơ đầy đủ kèm theo những kiến thức vận dụng hay nhất được các thầy cô biên soạn là tài liệu ôn tập dành các bạn học sinh để đạt kết quả cao.
Độ tan của một chất có thể hiểu là số gam chất đó có thể hòa tan trong 100 gam dung môi, dung môi này thường là nước để tạo thành một dung dịch bão hòa ở điều kiện nhiệt độ nhất định. Độ tan là một đại lượng đặc trưng cho khả năng tan của một chất tại một điều kiện xác định.
Bảng tính tan cho ta biết, tính tan các chất trong nước: chất nào tan được trong nước, chất nào không tan trong nước, chất nào ít tan trong nước, chất nào dễ phân hủy, bay hơi …Từ đó ta có thể làm các bài nhận biết và các bài toán có kiến thức liên quan.
Ví dụ: Nhận biết dung dịch muối sắt(III) bằng dung dịch NaOH tạo thành kết tủa màu nâu đỏ Fe(OH)3
FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 ↓ + 3NaCl
Nếu 100 gam nước hòa tan
> 10 gam chất tan → chất dễ tan hay chất tan nhiều.
< 1 gam chất tan → chất tan ít.
< 0,01 gam chất tan → chất thực tế không tan.
Chú ý: Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến độ tan của một chất như dung môi, nhiệt độ. Ví dụ, muối ăn sẽ tan nhanh hơn trong nước nếu như tăng nhiệt độ , hoặc khi có thêm nhóm OH, phenol sẽ tan trong nước gấp 100 lần benzen. Một số tác động như khuấy trộn, nghiền nhỏ các chất cũng sẽ khiến các chất có thể tan nhanh hơn thông thường. Khi muốn xác định độ tan một cách nhanh chóng, bạn có thể sử dụng một số cách trên để quá trình tan được diễn ra nhanh hơn.
- Tính tan của muối
Muối có gốc halogen như F, Cl, Br, I phần đa đều tan được trong nước. Một điều đặc biệt là khi bạc tác dụng với các nguyên tố trong nhóm này sẽ không tan mà tạo ra kết tủa với các màu đặc trưng. Đây là cách để các bạn có thể nhận biết các nguyên tố nhóm halogen dễ dàng khi làm các bài toán nhận biết nguyên tố hóa học. Trên bảng tính tan, bạc kết hợp với Cl sẽ được đánh dấu bằng chữ k, nghĩa là không tan được trong nước.
Muối cacbonat có gốc hóa học là CO3 hầu như không tan được. Tuy nhiên, muối của các kim loại đứng đầu trong bảng tuần hoàn hóa học có tính kiềm như Na, Li, K,...tan được trong nước. Bạn có thể nhìn vào bảng tính tan, sẽ thấy được đánh dấu chữ t, có nghĩa là hợp chất muối này có thể hòa tan được trong môi trường nước.
Các muối gốc silicat (SiO3, sunfit (SO3) không tan được trong nước. Riêng đối với các kim loại mang tính kiềm, các muối có các gốc trên vẫn tan được trong nước. Nhìn chung, các kim loại kiềm sau khi kết hợp với các hợp chất khác để tạo ra muối đều có thể khả năng tan trong nước. Hãy nhìn ngay vào bảng tính tan, muối của các kim loại này đều được đánh dấu chữ t.
Muối gốc sunfu (S) đều khó tan trừ các kim loại thuộc nhóm 1 và nhóm 2 trên bảng tuần hoàn như K2S, Na2S, BaS có thể tan trong nước
Muối gốc sunfat (SO4) hầu như đều tan trong nước. Muối sunfat của kim loại chì, bari không tan
Lưu ý có một số muối không tồn tại hoặc có thể bị phân hủy ngay trong nước. Các muối này được ký hiệu bằng “-“ trên bảng tính tan trường hợp này không quá nhiều nên bạn có thể dễ dàng học thuộc.
- Tính tan đối với bazơ và axit
Các hợp chất axit đều dễ dàng tan được trong nước. Riêng đối với H2CO3 có liên kết bền và dễ dàng bị phân huỷ trong nước. Một hợp chất axit duy nhất không tan trong nước chính là H2SiO3.
Các bazo hầu như không tan trong nước, riêng đối với kim loại bazơ kiềm như Li, K, N sẽ tan trong nước. Còn các bazo của kim loại nhóm 2 thì tan ít trong nước.