logo

Bảng tên gọi và gốc axit theo danh pháp IUPAC

Axit là phân tử hóa học chúng gồm gốc axit và nguyên tử Hydro. Như vậy, khi tách nguyên tử Hydro ra khỏi phân tử hóa học ta sẽ thu về gốc axit. Trên thực tế gốc axit tồn tại rất nhiều nơi, ngay cả trong thực phẩm hàng ngày như chanh, hoa quả,… Thậm chí là nước mà bạn đang uống hàng ngày khi chưa đi qua hệ thống lọc cũng chứa các gốc axit.


I. Bảng tên gọi ACID (AXIT) theo danh pháp IUPAC


II. Các gốc axit thường gặp và hướng dẫn đọc tên các gốc axit

STT

CTHH

Tên gọi

Kl (đvC)

CTHH

Tên gọi

Hóa trị

Kl (đvC)

1

HCl Axit clohidric 36.5 -Cl Clorua

I

35.5

2

HBr Axit bromhidric 81 -Br Bromua

I

80

3

HF Axit flohidric   -F Florua

I

 

4

HI Axit iothidric 128 -I Iotdua

I

127

5

HNO3 Axit nitric   -NO3 Nitrat

I

62

6

HNO2 Axit nitrit   -NO2 Nitrit

I

46

7

H2CO3 Axit cacbonic   =CO3 Cacbonat

II

60

8

H2SO4 Axit sufuric   =SO4 Sunfat

II

96

9

H2SO3 Axit sunfuro   =SO3 Sunfit

II

80

10

H3PO4 Axit photphoric   PO4 Photphat

III

95

11

H3PO3 Axit photphoro   PO3 Photphit

III

79

12

      =HPO4 Hidro photphat

II

96

13

      -H2PO4 Di hidro photphat

I

97

14

      -HSO4 Hidro sunphat

I

97

15

      -HSO3 Hidro sunphit

I

81

16

      -HCO3 Hidro cacbonat

I

61

17

H2S Axit hidro sunfua   =S Sunfua

II

32

18

H2SiO3 Axit silicric   =SiO3 Silicat

II

 

19

       =HPO3        Hidro photphit

II

 

20

      -H2PO3 Di hidro photphit

I

 

III. Cách xác định gốc axit mạnh

a) So sánh định tính tính axit của các axit

- Nguyên tắc chung: Nguyên tử H càng linh động thì tính axit càng mạnh.

- Đối với các axit có oxi của cùng một nguyên tố: càng nhiều O tính axit càng mạnh.

HClO < HClO2 < HClO3 < HClO4

- Đối với axit của các nguyên tố trong cùng chu kì: nguyên tố trung tâm có tính phi kim càng mạnh thì tính axit của axit càng mạnh (các nguyên tố đều ở mức hóa trị cao nhất).

H3PO4 < H2SO4 < HClO4

- Đối với axit của các nguyên tố trong cùng một nhóm A thì:

   + Axit không có oxi: tính axit tăng dần từ trên xuống dưới:

HF < HCl < HBr < HI (do bán kính ion X- tăng)

   + Axit có O: tính axit giảm dần từ trên xuống dưới:

HClO4 > HBrO4 > HIO4 (do độ âm điện của X giảm dần)

- Với các axit hữu cơ RCOOH: (nguyên tử H được coi không có khả năng hút hoặc đẩy e)

   + Nếu gốc R no (đẩy e) làm giảm tính axit. Gốc R no càng nhiều nguyên tử C thì khả năng đẩy e càng mạnh: 

HCOOH > CH3COOH > CH3CH2COOH > CH3CH2CH2COOH > n-C4H9COOH.

   + Nếu gốc R hút e (không no, thơm hoặc có halogen...) sẽ làm tăng tính axit.

- Xét với gốc R có chứa nguyên tử halogen:

   + Halogen có độ âm điện càng lớn thì tính axit càng mạnh:

CH2FCOOH > CH2ClCOOH > CH2BrCOOH > CH2ICOOH > CH3COOH

   + Gốc R có chứa càng nhiều nguyên tử halogen thì tính axit càng mạnh:

Cl3CCOOH > Cl2CHCOOH > ClCH2COOH > CH3COOH

   + Nguyên tử halogen càng nằm gần nhóm COOH thì tính axit càng mạnh:

CH3CH2CHClCOOH > CH3CHClCH2COOH > CH2ClCH2CH2COOH > CH3CH2CH2COOH

- Với một cặp axit/bazơ liên hợp: tính axit càng mạnh thì bazơ liên hợp của nó càng yếu và ngược lại.

- Với một phản ứng: axit mạnh đẩy được axit yếu khỏi dung dịch muối (trường hợp trừ một số đặc biệt).

b) So sánh định lượng tính axit của các axit

- Với axit HX trong nước có cân bằng: HX <=> H+ + X ta có hằng số phân ly axit: KA

- KA chỉ phụ thuộc nhiệt độ, bản chất của axit. Giá trị của KA càng lớn tính axit của axit càng mạnh.

icon-date
Xuất bản : 28/02/2022 - Cập nhật : 25/07/2023