Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai đã bước vào giai đoạn kết thúc. Ở Đông Dương, mâu thuẫn giữa Nhật và Pháp càng trở nên gay gắt. Và đúng như dự đoán của Đảng ta, ngày 9-3-1945, Nhật nổ súng lật đổ Pháp. Trước tình hình đó, ngày 12-3-1945 Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã ra Bản “Chỉ thị Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” của Ban thường vụ Trung ương Đảng (12-3-1945) đã xác định hình thức đấu tranh của cách mạng từ bất hợp tác, bãi công, bãi thị đến biểu tình, thị uy, vũ trang du kích và sẵn sàng chuyển qua tổng khởi nghĩa khi có điều kiện.
A. Chuyển sang thời kì khởi nghĩa từng phần giành chính quyền từng bộ phận.
B. Từ bất hợp tác, bãi công, bãi thị đến biểu tình, thị uy, vũ trang du kích và sẵn sàng chuyển qua tổng khởi nghĩa khi có điều kiện.
C. Chuyển sang khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
D. Chuyển sang đấu tranh chính trị kết hợp khởi nghĩa vũ trang.
Trả lời:
Đáp án đúng: B. Từ bất hợp tác, bãi công, bãi thị đến biểu tình, thị uy, vũ trang du kích và sẵn sàng chuyển qua tổng khởi nghĩa khi có điều kiện.
Bản “Chỉ thị Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” của Ban thường vụ Trung ương Đảng (12-3-1945) đã xác định hình thức đấu tranh của cách mạng từ bất hợp tác, bãi công, bãi thị đến biểu tình, thị uy, vũ trang du kích và sẵn sàng chuyển qua tổng khởi nghĩa khi có điều kiện.
Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai đã bước vào giai đoạn kết thúc. Ở châu Âu, phát xít Đức - Italia đang bị các lực lượng Đồng minh truy đuổi tới tận sào huyệt. Tại châu Á, phát xít Nhật liên tiếp thất bại trước quân Mỹ và các lực lượng kháng chiến của các quốc gia tại khu vực này.
Ở Đông Dương, mâu thuẫn giữa Nhật và Pháp càng trở nên gay gắt. Và đúng như dự đoán của Đảng ta, ngày 9-3-1945, Nhật nổ súng lật đổ Pháp. Quân Pháp ở Đông Dương chống cự yếu ớt và nhanh chóng đầu hàng. Phát xít Nhật độc chiếm thống trị Đông Dương, bày trò "trao trả độc lập" cho Bảo Đại và dựng lên Chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim.
Trước tình hình đó, ngày 12-3-1945 Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã ra Bản “Chỉ thị Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” của Ban thường vụ Trung ương Đảng (12-3-1945) đã xác định hình thức đấu tranh của cách mạng từ bất hợp tác, bãi công, bãi thị đến biểu tình, thị uy, vũ trang du kích và sẵn sàng chuyển qua tổng khởi nghĩa khi có điều kiện.
Bản Chỉ thị đã vạch rõ những điều kiện về cuộc khởi nghĩa Đông Dương “Phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ để làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa. Cao trào ấy có thể bao gồm từ hình thức bất hợp tác, bãi công, bãi thị phá phách cho đến những hình thức cao hơn như biểu tình thị uy võ trang, du kích…” , đồng thời “sẵn sàng chuyển qua hình thức tổng khởi nghĩa một khi đã đủ điều kiện”. Với tư tưởng chỉ đạo của Đảng trong Chỉ thị là “phải hành động ngay, hành động cương quyết nhanh chóng, sáng tạp chủ động táo bạo”
Chỉ thị đã xác định đúng kẻ thù, dự báo chính xác thời cơ cách mạng, linh hoạt, sáng tạo và chuẩn bị mọi điều kiện làm tiền đề cho Tổng khởi nghĩa, giành chính quyền về tay nhân dân khi thời cơ đến. Điều đó thể hiện tầm nhìn chiến lược, tư duy khoa học và nghệ thuật chỉ đạo cuộc cách mạng tài tình của Đảng ta trong cách mạng. Chỉ thị là kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng và của Mặt trận Việt Minh, ở các địa phương cả nước trong cao trào kháng Nhật cứu nước, có tác dụng quyết định trực tiếp đối với thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa Tám năm 1945 đúng như lời khẳng định chắc chắn của Chỉ thị: "Thắng lợi cuối cùng nhất định về tay chúng ta!"
Câu 1. Bản chỉ thị “Nhật- Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” đã xác định kẻ thù chính của nhân dân Việt Nam là
A. Thực dân Pháp
B. Phát xít Nhật
C. Pháp- Nhật
D. Thực dân Pháp và tay sai
Đáp án: B
Câu 2: Nội dung nào dưới đây không phải là nội dung của bản chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta“?
A. Khẩu hiệu “đánh đuổi Nhật - Pháp” được thay thế bằng khẩu hiệu “đánh đuổi phát xít Nhật”.
B. Nhận định điều kiện tổng khởi nghĩa đã chín muồi, cần chuyển qua hình thức Tổng khởi nghĩa.
C. Xác định phát xít Nhật trở thành kẻ thù chính của nhân dân ta
D. Nhận định cuộc đảo chính đã tạo nên sự khủng hoảng chính trị sâu sắc
Đáp án: B
Câu 3: Ý nào sau đây không nằm trong nội dung của bản chỉ thị “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” ?
A. Cuộc đảo chính tạo nên khủng hoảng chính trị sâu sắc.
B. Những điều kiện tổng khởi nghĩa đã chín muồi.
C. Những điều kiện tổng khởi nghĩa chưa chín muồi.
D. Phát xít Nhật trở thành kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương.
Đáp án: B
Câu 4: Nội dung cơ bản của chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” là gì?
A. Kêu gọi nhân dân sửa soạn khởi nghĩa
B. Phát động cao trào kháng Nhật cứu nước
C. Kêu gọi nhân dân đứng dậy khởi nghĩa
D. Chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền
Đáp án: B
Câu 5: Cho các sự kiện:
1. “Chỉ thị Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” được ban hành.
2. Hội nghị toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào (Tuyên Quang).
3. Hội nghị Trung ương lần thứ 8 của Đảng.
Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian
A. 3, 1, 2.
B. 3, 2, 1.
C. 2, 3, 1.
D. 2, 1, 3.
Đáp án: A
----------------------------------
Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn trả lời câu hỏi Bản “Chỉ thị Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” của Ban thường vụ Trung ương Đảng (12-3-1945) đã xác định hình thức đấu tranh của cách mạng như thế nào? Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.