logo

Bài thu hoạch chức danh nghề nghiệp Hạng 2 THCS 2021

Bài thu hoạch chức danh nghề nghiệp hạng 2 THCS 2021 mà Toploigiai giới thiệu ngay sau đây sẽ giúp các thầy cô tham khảo để hoàn thiện bài thu hoạch một cách dễ dàng được đánh giá cao.


Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng nâng hạng giáo viên THCS Hạng II


I. PHẦN MỞ ĐẦU

Trong thời gian vừa qua Bộ giáo dục và đào tạo đã chuyển quản lý viên chức từ mã ngạch sang hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên nhằm giúp cho các viên chức nắm được vai trò và nhiệm vụ của mình một cách đảm bảo hơn. Ngoài những yêu cầu bắt buộc về trình độ chuyên môn và các yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp cần có của viên chức thì mỗi viên chức khi được xếp hạng hoặc thăng hạng phải được bồi dưỡng và cấp chứng chỉ chuẩn chức danh nghề nghiệp mình đang giữ hoặc muốn thăng hạng.

Tham gia bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp được cung cấp, cập nhật kiến thức và các kỹ năng nghề nghiệp, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho bản thân, đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng cao hơn. Mặt khác nó cũng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, thực hiện tốt các nhiệm vụ của viên chức giảng dạy, đáp ứng các tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cho giáo viên trung học cơ sở hạng II. Đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước ngày nay đòi hỏi nguồn nhân lực không những chỉ đủ về số lượng mà còn phải có chất lượng.

Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện mô hình trường học mới đòi hỏi những điều kiện thích hợp về phương tiện, cơ sở vật chất và tổ chức dạy học, điều kiện về tổ chức, quản lý. Ngoài ra, phương pháp dạy học còn mang tính chủ quan. Mỗi GV với kinh nghiệm riêng của mình cần xác định những phương hướng riêng để cải tiến phương pháp dạy học và kinh nghiệm của cá nhân.

Trong thực tế ở địa phương thì giáo viên và học sinh còn gặp một số thuận lợi và khó khăn sau:

Thuận lợi.

- Được sự lãnh đạo của tổ chức Đảng trong nhà trường, ban giám hiệu và các tổ chức đồng lòng và luôn cố gắng để xây dựng nhà trường ngày càng phát triển khẳng định thương hiệu của nhà trường.

- Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học được nhà trường đầu tư khá đầy đủ.

- Công tác xã hội hóa giáo dục được thực hiện khá tốt, đảm bảo chất lượng tối thiểu

- Được các cấp lãnh đạo địa phương quan tâm nhiều đến công tác giáo dục

- Đã có nhiều hoạt động chú ý đến phát triển kỹ năng sống cho học sinh.

Khó khăn

- Chất lượng giáo viên chưa đồng đều, chưa tự khẳng định được mình trước các yêu cầu của sự phát triển thời đại.

- Tự đánh giá chất lượng giáo dục ở cơ sở và việc lưu giữ minh chứng trong hoạt động tự đánh giá chưa tốt.

- Với yêu cầu: Đổi mới căn bản và toàn diện trong giáo dục (NQ29) đòi hỏi các thầy cô cần nỗ lực tự học nâng cao trình độ chuyên môn nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của giáo dục. Từ những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đó đòi hỏi phải có sự đổi mới cho phù hợp với xu thế phát triển của thế giới.

+ Mục tiêu cần đạt sau khóa bồi dưỡng:

Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, phát triển năng lực nghề nghiệp, thực hiện tốt các nhiệm vụ của viên chức giảng dạy, đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II.

Nắm vững và vận dụng tốt chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục trung học cơ sở; chủ động tuyên truyền và vận động đồng nghiệp cùng thực hiện tốt chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước về giáo dục nói chung và giáo dục trung học cơ sở nói riêng. Hiểu rõ chương trình và kế hoạch giáo dục trung học cơ sở; hướng dẫn được đồng nghiệp cùng thực hiện chương trình và kế hoạch giáo dục trung học cơ sở.

Vận dụng sáng tạo và đánh giá được việc vận dụng những kiến thức về giáo dục học và tâm sinh lý lứa tuổi vào thực tiễn giáo dục học sinh trung học cơ sở của đồng nghiệp. Chủ động, tích cực phối hợp với đồng nghiệp, cha mẹ học sinh và cộng đồng để nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh trung học cơ sở.

Thông thạo kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ phù hợp với chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng II theo quy định tại Thông tư liên tịch số 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16 tháng 9 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở công lập (viết tắt là Thông tư liên tịch số 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV).

+ Trong 10 chuyên đề được nghiên cứu và học tập thì chuyên đề 9: Sinh hoạt tổ chuyên môn và công tác bồi dưỡng giáo viên trong trường THCS, tôi thấy có ý nghĩa đó là sinh hoạt chuyên môn là hoạt động thường xuyên trong nhà trường, là dịp để giáo viên trao đổi chuyên môn nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy - học. Mục đích của sinh hoạt chuyên môn là nhằm cập nhật các thông báo, văn bản chỉ đạo, đồng thời bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, giúp giáo viên chủ động lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học cho phù hợp với từng đối tượng học sinh của mình.


II. PHẦN NỘI DUNG

PHẦN I: KẾT QUẢ THU HOẠCH KHI THAM GIA KHÓA BỒI DƯỠNG

Giới thiệu tổng quan về các chuyên đề học tập

Chuyên đề 1. Lý luận về nhà nước và hành chính nhà nước

1. Hành chính nhà nước

- Quản lí nhà nước và hành chính nhà nước;

- Các nguyên tắc hành chính nhà nước;

- Các chức năng cơn bản của hành chính nhà nước

2. Chính sách công:

- Tổng quan về Chính sách công;

- Hoạch định Chính sách công;

- Tổ chức thực hiện Chính sách công

- Đánh giá Chính sách công

3. Kết hợp quản lí nhà nước theo ngành và lãnh thổ:

- Quan niệm về kết hợp quản lí nhà nước theo ngành và lãnh thổ

- Nguyên tắc kết hợp quản lí nhà nước theo ngành và lãnh thổ

- Nội dung kết hợp quản lí nhà nước theo ngành và lãnh thổ

Chuyên đề 2. Chiến lược và chính sách phát triển giáo dục và đào tạo

1. Xu thế phát triển giáo dục trong bối cảnh toàn cầu hóa

- Bối cảnh tác động;

- Xu thế phát triển của giáo dục trong khu vực và thế giới.

2. Đường lối và các quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục và giáo dục phổ thông trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục, đào tạo và phát triển giáo dục phổ thông trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện;

- Chiến lược phát triển giáo dục, đào tạo và phát triển giáo dục phổ thông giai đoạn 2011 – 2020.

3. Chính sách và giải pháp phát triển giáo dục phổ thông

Chuyên đề 3. Quản lý giáo dục và chính sách phát triển giáo dục trong cơ chế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa.

1. Quản lý Nhà nước về giáo dục trong cơ chế thị trường

a) Quản lý Nhà nước về GDĐT;

b) Quản lý Nhà nước về GDĐT trong cơ chế thị trường định hướng XHCN;

c) Mô hình quản lý công mới và áp dụng đối với GDĐT;

d) Cải cách hành chính Nhà nước trong GDĐT.

Chính sách phát triển giáo dục

a) Chính sách phổ cập giáo dục, xóa mù chữ;

b) Chính sách tạo bình đẳng về cơ hội cho các đối tượng hưởng thụ giáo dục và các vùng miền;

c) Chính sách chất lượng;

d) Chính sách xã hội hóa và huy động các lực lượng xã hội tham gia vào quá trình giáo dục;

đ) Chính sách đầu tư cho phát triển giáo dục.

Chuyên đề 4: Giáo viên với công tác tư vấn học sinh trong trường THCS

1. Vị trí và đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh THCS

a) Đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh THCS;

b) Sự phát triển tâm lý lứa tuổi học sinh THCS;

c) Giao tiếp và quan hệ xã hội ở lứa tuổi học sinh THCS.

Hoạt động học tập và sự phát triển trí tuệ của lứa tuổi học sinh THCS

a) Hoạt động học tập trong trường THCS;

b) Phát triển trí tuệ của học sinh THCS;

c) Giao tiếp với trẻ lứa tuổi học sinh THCS.

Tư vấn học đường cho học sinh THCS

a) Vai trò của tư vấn học đường;

b) Mục tiêu tư vấn học đường;

c) Nội dung tư vấn học đường;

d) Phương pháp tư vấn học đường;

đ) Một số nội dung cơ bản của tư vấn học đường ở trường THCS, liên hệ thực tiễn.

2. Tư vấn định hướng phân luồng và hướng nghiệp ở trường THCS

a) Phân luồng và hướng nghiệp đối với học sinh THCS;

b) Các kĩ năng tư vấn hướng nghiệp học sinh THCS.

icon-date
Xuất bản : 01/04/2021 - Cập nhật : 04/04/2021