logo

Bài tập máy điện không đồng bộ 3 pha

Hướng dẫn giải “Bài tập máy điện không đồng bộ 3 pha” cùng với những kiến thức thú vị về môn Vật lí 12 là tài liệu ôn tập dành cho thầy cô giáo và các bạn học sinh tham khảo.


Bài tập máy điện không đồng bộ 3 pha

Bài 1. Động cơ không đồng bộ ba pha dây quấn stato nối tam giác; điện áp lưới U1 = 220V; tần số f = 50Hz. Số đôi cực từ p = 2; I1đm = 21A; cosφđm = 0,82; hđm = 0,837; sđm = 0,053. 

Tính tốc độ định mức của động cơ; công suất điện tiêu thụ; tổng các tổn hao; công suất cơ P2; mô men quay của động cơ.

Giải:

- Tốc độ quay của động cơ:

       

Bài tập máy điện không đồng bộ 3 pha

          n = n1(1 – s) = 1420 (vg/ph)

- Công suất động cơ tiêu thụ: 

Bài tập máy điện không đồng bộ 3 pha (ảnh 2)

- Công suất cơ P2:

          P2 = hP1 = 5491 (W)

- Tổng các tổn hao:

          DP = P1 – P2 = 1070 (W)

- Mô men quay của động cơ:

Bài tập máy điện không đồng bộ 3 pha (ảnh 3)

Bài 2. Động cơ KĐB ba pha có PH = 7,5kW; 220/380V - D/Y; f = 50Hz; cosφH = 0,88; h = 0,88; tổn hao sắt từ bằng 220W; tổn hao cơ và tổn hao phụ bằng 124,5W; độ trượt s = 0,029; số đôi cực từ p = 2.

- Tính dòng điện định mức I1đm; công suất điện tiêu thụ P1; tốc độ quay nđm ; mô men quay định mức của động cơ biết động cơ được nối vào lưới điện có UH = 380V.

Giải:

- Dòng điện định mức của động cơ:

Bài tập máy điện không đồng bộ 3 pha (ảnh 4)

- Công suất điện tiêu thụ:

       

Bài tập máy điện không đồng bộ 3 pha (ảnh 5)

- Tốc độ quay n:

      

Bài tập máy điện không đồng bộ 3 pha (ảnh 6)

          n = n1(1 – s) = 1456 (vg/ph)

Bài 3.  Động cơ không đồng bộ ba pha DK 63-4 có các số liệu kỹ thuật: PH = 14kW; n = 1450 vg/ph; h = 0,885; cosj = 0,88; Imm/IH = 5,5; Mmm/MH = 1,3; Mmax/MH = 2; Y/D - 380/220V được nối vào mạng điện có Ud = 380V; f = 50Hz.

Tính: MH; Mmm; P1H; Imm; s.

Giải:

Với mạng điện có Ud = 380V thì dây quấn stato được nối Y.

- Mô men định mức của động cơ:

Bài tập máy điện không đồng bộ 3 pha (ảnh 7)

- Mô men mở máy của động cơ:

          Mmm = Mmm/MH.MH = 120 (Nm)

- Mô men cực đại của động cơ:

          Mmax = Mmax/MH.MH = 184 (Nm)

- Công suất động cơ tiêu thụ:

Bài tập máy điện không đồng bộ 3 pha (ảnh 8)

- Dòng điện mở máy của động cơ:

          Imm = Imm/IH.IH

Bài tập máy điện không đồng bộ 3 pha (ảnh 9)

          Imm = 151 (A)

- Độ trượt s:

Bài tập máy điện không đồng bộ 3 pha (ảnh 10)

Bài 4. Động cơ điện KĐB ba pha đấu Y/D- 380/220V; số vòng mỗi pha w1 = 336vòng; hệ số dây quấn Kdq1 = 0,96; f = 50Hz; Giả sử tổn thất điện áp trên điện trở và điện kháng tản chiếm 4%U­1. Động cơ được nối vào lưới điện có điện áp dây Ud = 220V. Xác định cách đấu dây của dây quấn stato và từ thông cực đại. Nếu dây quấn stato đấu sao thì từ thông bằng bao nhiêu?

Giải:

Điện áp dây của mạng điện là 220V thì động cơ được đấu hình tam giác. Điện áp đặt lên mỗi pha dây quấn Up = 220V. Do có hao tổn điện áp trên điện trở và điện kháng tản stato nên suất điện động của mỗi pha dây quấn stato E1 = 0,96Up 

Từ thông cực đại:

Bài tập máy điện không đồng bộ 3 pha (ảnh 11)

Nếu dây quấn nối hình sao thì điện áp đặt lên mỗi pha dây quấn 

Bài tập máy điện không đồng bộ 3 pha (ảnh 12)

Từ thông cực đại:

Bài tập máy điện không đồng bộ 3 pha (ảnh 13)

Ta thấy từ thông giảm đi √3 lần.

Bài 5. Một động cơ điện không đồng bộ rô to dây quấn khi để rô to hở mạch và cho điện áp định mức vào stato thì điện áp trên vành trượt là 250V. Khi động cơ làm việc với tải định mức thì tốc độ n = 1420vg/ph. Tính:

a) Tốc độ đồng bộ;

b) Tốc độ từ trường quay do dòng điện rô to sinh ra so với rô to; 

c) Tần số dòng điện ở rô to

d) Suất điện động của rô to khi tải định mức

Giải:

 a)

Vì hệ số trượt của động cơ rất nhỏ s = 0,02 ¸ 0,08 nên khi n = 1420 vg/ph thì tốc độ của từ trường quay n1 sẽ bằng 1500 vg/ph ứng với tần số f = 50Hz.

b)

Như lý thuyết đã chứng minh: Từ trường quay của rô to và từ trường quay của stato cùng quay với tốc độ n1 (không chuyển động tương đối với nhau) nên từ trường quay của rô to sẽ quay với rô to tốc độ:

n2 = n1 – n = 1500 – 1420 = 80 (vg/ph) 

c)

Bài tập máy điện không đồng bộ 3 pha (ảnh 14)

Hoặc:

Bài tập máy điện không đồng bộ 3 pha (ảnh 15)

d)

Khi rô to hở mạch, dòng điện I2 = 0 lúc đó sẽ không có mô men quay M nên tốc độ quay của động cơ bằng không, vì vậy điện áp trên vành trượt chính là suất điện động pha của rô to khi đứng yên E2

Nên suất điện động của rô to khi động cơ kéo tải định mức:

          E2s = sE2 = 13,4 (V)   

Bài 6. Cho động cơ không đòng bộ rôto dây quấn, mạch stato và mạch rôto nối sao. Số rãnh tương ứng Z1 = 72, Z2 = 120. Số thanh dẫn trong một rãnh ở stato N1 = 9, ở rôto là N2 = 2. Dây quấn loại bước đủ với p = 4.

Số liệu thí nghiệm ngắn mạch:  Un = 110 V; In = 61 A; cosφ = 0,336.

Tính:

a. Điện trở và điện kháng ngắn mạch rn, xn

b. Điện trở và điện kháng roto r2; x2 biết r1 = 0,59 Ω; x1 = 0,46 Ω.

c. Công suất tiêu tụ của động cơ và công suất tổn thất tên dây quấn khi ngắn mạch.

Giải:

+ Tổng trở ngắn mạch:

Bài tập máy điện không đồng bộ 3 pha (ảnh 16)

+ Điện trở, điện kháng:

          rn = Zn cosφn = 1,044.0,336 = 0,351 W;

          xn = Zn sinφn = 1,044.0,94 = 0,98 W;

          r’2 = rn – r1 = 0,351 – 0,159 = 0,152 W;

          x’2 = xn – x1 = 0,98 – 0,46 = 0,52 W.

+ Số vòng dây pha mạch stato

Bài tập máy điện không đồng bộ 3 pha (ảnh 17)

+ Số vòng dây pha mạch rôto

Bài tập máy điện không đồng bộ 3 pha (ảnh 18)

Hệ số bước dây khi dây quấn bước đủ:

 kn1 = kn2 = 1;

Hệ số quấn rải:

Với dây quấn stato:

Bài tập máy điện không đồng bộ 3 pha (ảnh 19)

- Với dây quấn roto

Bài tập máy điện không đồng bộ 3 pha (ảnh 20)

- Vì m1 = m2 nên ki = ke =

Bài tập máy điện không đồng bộ 3 pha (ảnh 21)

- Điện trở, điện kháng mạch roto:

Bài tập máy điện không đồng bộ 3 pha (ảnh 22)

- Công suất tiêu thụ:

Bài tập máy điện không đồng bộ 3 pha (ảnh 23)

UnIncosφn = 1,73.110.61.0,336 = 3920 W

Tổn hao đồng trên dây quấn 

Pn = 3In2rn = 3.612.0,351 = 3920 W.

icon-date
Xuất bản : 25/03/2022 - Cập nhật : 14/06/2022