logo

Bài Sự sống và cái chết SGK 10 trang 75, 76, 77 - Văn 10 Kết nối tri thức

Hướng dẫn Soạn bài Sự sống và cái chết SGK 10 trang 75, 76, 77 ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 10 chi tiết. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất.


Trả lời câu hỏi bài Sự sống và cái chết trang 75, 76, 77


Trước khi đọc

Câu hỏi trang 75 SGK Ngữ văn 10 Tập 2:

Đề bài: Khi quan sát những biểu hiện cụ thể của sự sống trên Trái Đất, điều gì đã khiến bạn suy nghĩ, băn khoăn hoặc tò mò?

Lời giải 

Khi quan sát những biểu hiện cụ thể của sự sống trên Trái Đất, những điều đã khiến tôi suy nghĩ, băn khoăn hoặc tò mò như: thứ gì trên Trái Đát đã giúp duy trì sự sống của sinh vật, những thứ Trái Đất có thì các hành tinh khác có không; vì sao các sinh vật chỉ có tuổi thọ nhất định…


Trong khi đọc

Câu 1 trang 75 SGK Ngữ văn 10 Tập 2:

Đề bài: Dự đoán nội dung cụ thể sẽ được triển khai trong bài viết qua nhan đề và đoạn 1.

Lời giải 

Nội dung cụ thể được triển khai trong bài viết là về sự sống trên Trái Đất, sự sống của các loài sinh vật trên Trái Đất.

Câu 2 trang 75 SGK Ngữ văn 10 Tập 2:

Đề bài: Việc tác giả tưởng tượng ra một chuyến “du hành” ngược thời gian có ý nghĩa gì?

Lời giải 

Việc tác giả tưởng tượng ra một chuyến “du hành” ngược thời gian có ý nghĩaiúp người đọc hình dung được về quá trình hình thành sự sống trên Trái Đất một cách cụ thể, rõ ràng hơn.

Câu 3 trang 76 SGK Ngữ văn 10 Tập 2:

Đề bài: Chú ý các thuật ngữ chuyên ngành sinh học được sử dụng trong đoạn 3, 4 và tác dụng của chúng.

Lời giải 

- Các thuật ngữ chuyên ngành sinh học: động vật, thích nghi, đào thải, sinh vật đơn bào, động vật nguyên sinh, động vật đa bào, tuyệt chủng, tên một số loài sinh vật, ổ sinh thái, tiến hóa, sinh tồn, vật vô sinh, chọn lọc tự nhiên.

- Việc sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành nhằm tăng sức thuyết phục và độ chính xác cho các thông tin về sinh học (cụ thể là sự sống, sự đa dạng và phát triển của các sinh vật trên Trái Đất) được nêu ra trong đoạn văn.

Câu 4 trang 76 SGK Ngữ văn 10 Tập 2:

Đề bài: Sự khác nhau giữa các vật vô sinh và các sinh vật là gì?

Lời giải 

Sự khác nhau giữa các vật vô sinh và các sinh vật là:

- Các sinh vật có sự sống, chúng phải đấu tranh để sinh tồn, để không bị đào thải, bị chết hay dẫn đến việc bị tuyệt chủng.

- Các vật vô sinh là vật không có sự sống, là các hạt, các nguyên tử; chúng không cần phải đấu tranh để sinh tồn.


Trả lời câu hỏi

Câu 1 trang 77 SGK Ngữ văn 10 Tập 2:

Đề bài: Văn bản Sự sống và cái chết viết về đề tài gì? Từ việc liên hệ tới những văn bản khác cùng đề cập đề tài này mà bạn đã đọc, hãy cho biết góc độ tiếp cận vấn đề riêng của tác giả?

Lời giải 

- Đề tài: Sự sống và cái chết của các loài sinh vật trên Trái Đất.

- Góc độ tiếp cận vấn đề riêng của tác giả là tiếp cận từ nguồn gốc, sự hình thành của tự nhiên, từ việc khám phá vẻ đẹp đa dạng của sự sống, của các loài sinh vật trên Trái Đất.

Câu 2 trang 77 SGK Ngữ văn 10 Tập 2:

Đề bài: Tóm tắt những thông tin chính trong văn bản và chỉ ra cách tác giả sắp xếp, tổ chức các thông tin đó.

Lời giải 

- Những thông tin chính trong văn bản là:

+ Sự xuất hiện của sự sống trên Trái Đất theo chiều dọc và chiều ngang.

+ Sự đa dạng sự sống của các loài sinh vật trên Trái Đất từ hàng trăm triệu năm trước.

+ Sự tiến hóa và tuyệt chủng của các loài động, thực vật trên Trái Đất.

+ Sự khác nhau của các loài sinh vật và các vật vô sinh.

- Tác giả sắp xếp các thông tin theo trật tự: 

+ Khái quát về lịch sử sự sống trên Trái Đất.

+ Sự sống trên Trái Đất cách đây 3 tỉ năm và 140 triệu năm thông qua sự có mặt của các sinh vật.

+ Sự ra đời và tuyệt chủng của một số sinh vật.

+ Tìm ra nguyên nhân vì sao các loài tiến hóa và tự hoàn thiện.

Câu 3 trang 77 SGK Ngữ văn 10 Tập 2:

Đề bài: Dựa vào nội dung văn bản, vẽ sơ đồ mô tả quá trình phát triển của sự sống trên Trái Đất.

Lời giải 

Sơ đồ mô tả quá trình phát triển sự sống trên Trái Đất:

Bài Sự sống và cái chết SGK 10 trang 75, 76, 77 - Văn 10 Kết nối tri thức

 

Câu 4 trang 77 SGK Ngữ văn 10 Tập 2:

Đề bài: Văn bản đưa lại cho bạn hiểu biết gì về mối quan hệ giữa “đấu tranh sinh tồn” và “tiến hóa”, giữa “sự sống” và “cái chết”.

Lời giải 

- Giữa “đấu tranh sinh tồn” và “tiến hoá” có mối quan hệ tác động. Để “tiến hóa” thì phải “đấu tranh sinh tồn”, không có sự đấu tranh để sinh tồn thì không có sự phát triển, hoàn thiện.

- Giữa “sự sống” và “cái chết” có mối quan hệ gắn bó, không thể tách rời. Cái chết là một phần của sự sống, cái chết cho phép sự sống tiến lên.

=> Mối quan hệ giữa “đấu tranh sinh tồn” và “tiến hóa”, giữa “sự sống” và “cái chết” là quan hệ gắn bó, không thể tách rời nhau, chúng luôn đi với nhau.

Câu 5 trang 77 SGK Ngữ văn 10 Tập 2:

Đề bài: Ngoài việc biết thêm các thông tin khoa học về Trái Đất, bạn còn nhận được những thông điệp gì từ văn bản Sự sống và cái chết? Trình bày suy nghĩ của bạn về những thông điệp đó.

Lời giải 

- Những thông điệp nhận được từ văn bản là thông điệp về việc bảo vệ sự sống trên Trái Đất, bảo vệ các loài động - thực vật quý hiếm khỏi sự tuyệt chủng.

- Những thông điệp rút ra từ văn bản đều có liên quan đến các vấn đề đang xảy ra trong cuộc sống hiện nay, trong môi trường tự nhiên; các loài động – thực vật quý hiếm đáng trên đà tuyệt chủng do tác động của con người.

Câu 6 trang 77 SGK Ngữ văn 10 Tập 2:

Đề bài: Những đặc trưng của loại văn bản thông tin đã được thể hiện như thế nào trong văn bản này? Các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận đã được phối hợp sử dụng như thế nào và tạo được hiệu quả ra sao?

Lời giải 

- Đặc trưng cơ bản của văn bản thông tin được thể hiện:

+ Cung cấp thông tin, kiến thức về sự sống và cái chết của các loài sinh vật.

+ Sử dụng nhiều số liệu: 3 tỉ năm trước 500 triệu năm, 140 triệu năm trước, 65 triệu năm, 300000 năm…

+ Ngôn ngữ đơn giản, sử dụng nhiều thuật ngữ khoa học.

- Các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận đã được phối hợp sử dụng một cách linh hoạt, phù hợp giúp cho văn bản thêm hấp dẫn..

Câu 7 trang 77 SGK Ngữ văn 10 Tập 2:

Đề bài: Có thể đổi nhan đề văn bản thành Sự sống và cái chết của các loài sinh vật trên Trái Đất được không? Vì sao?

Lời giải 

Có thể đổi nhan đề của văn bản thành “Sự sống và cái chết của các loài sinh vật trên Trái Đất”, vì nội dung chính của văn bản được trích ở đây chủ yếu xoay quanh sự xuất hiện và biến mất của các loài sinh vật trên Trái Đất. Tuy nhiên, nếu đổi nhan đề sẽ làm mất sự cô đọng, mất những ý nghĩa sâu xa của văn bản.

Câu 8 trang 77 SGK Ngữ văn 10 Tập 2:

Đề bài: Vấn đề tác giả đặt ra trong văn bản này đã tác động như thế nào đến nhận thức của bạn về cuộc sống?

Lời giải 

Tác động của vấn đề tác giả đặt ra đến nhận thức của bản thân tôi về cuộc sống là nhận thức được bản thân cần phải trân trọng sự sống, biết bảo vệ sự sống của mọi vật quanh ta và mọi vật trên Trái Đất.

Kết nối đọc - viết

Đề bài: Thu thập thông tin về một loài sinh vật mà bạn muốn tìm hiểu. Trình bày thông tin đó bằng một đoạn văn (khoảng 150 chữ)

Lời giải 

Có một loài vật được nuôi trong hầu hết các gia đình. Chúng đều được coi là một loài vật dễ thương, bắt chuột, bảo vệ mùa màng. Đó là loài mèo. Những con mèo được con người nuôi sẽ bắt chước đặc điểm tính cách, lối sống từ chủ nhân của chúng. Một con mèo sống cùng với người chủ thường xuyên bị căng thẳng, rối loạn lo âu thì mèo cũng rơi vào tình trạng tương tự. Trong khi đó, một con mèo khác sống với chủ nhân có tính tình dễ chịu và vui vẻ, chúng sẽ thân thiện, dễ dỗ dàng và ít cáu kỉnh.


Sơ đồ tư duy bài Sự sống và cái chết

Bài Sự sống và cái chết SGK 10 trang 75, 76, 77 - Văn 10 Kết nối tri thức

>>> Xem trọn bộ: Soạn Văn 10 Kết nối tri thức 

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn bài Sự sống và cái chết SGK 10 trang 75, 76, 77 trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 13/10/2022 - Cập nhật : 03/07/2023