logo

Bài Phục hồi tầng ozone Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu SGK 10 trang 84, 85, 86, 87, 88 - Văn 10 Kết nối tri thức

Hướng dẫn Soạn bài Phục hồi tầng ozone Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu SGK 10 trang 84, 85, 86, 87, 88 ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 10 chi tiết. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất.


Trả lời câu hỏi bài Phục hồi tầng ozone Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu trang 84, 85, 86, 87, 88


Trước khi đọc

Câu 1 trang 84 SGK Ngữ văn 10 Tập 2:

Đề bài: Bạn có theo dõi tin tức không? Bạn thường theo dõi tin tức trên những kênh truyền thông nào và quan tâm đến những gì khi tiếp nhận tin tức?

Lời giải 

Em cũng hay theo dõi tin tức. Em thường theo dõi tin tức thông tin qua bản tin thời sự của VTV, qua Facebook hoặc các trang báo mạng xã hội. Khi tiếp nhận tin tức, tôi quan tâm đến độ xác thực của thông tin.

Câu 2 trang 84 SGK Ngữ văn 10 Tập 2:

Đề bài: Bạn biết gì về tầng ozone và đã bao giờ nghe về việc tầng ozone bị thủng?

Lời giải 

- Tầng ozone là lớp chắn của Trái Đất, nơi hấp thụ hầu hết các bức xạ cực tím của Mặt Trời. Nếu không có tầng ozone, sinh vật, trong đó có con người sẽ không thể sống trên bề mặt Trái Đất.

- Vài năm trước, tôi đã từng nghe đến việc tầng ozone bị thủng do những phát minh của con người (trong đó có chất thường dùng làm tủ lạnh) đã ảnh hưởng đến tự nhiên.


Trong khi đọc

Câu 1 trang 84 SGK Ngữ văn 10 Tập 2:

Đề bài: Nhan đề và những thông tin trong phần sa-pô của văn bản có gì đáng chú ý?

Lời giải 

Nhan đề và những thông tin trong phần sa-pô của văn bản nhằm làm nổi bật và nhấn mạnh vấn đề được nói đến trong văn bản là về việc phục hổi và bảo vệ tầng ozone.

Câu 2 trang 84 SGK Ngữ văn 10 Tập 2:

Đề bài: Theo dõi thông tin về tầng ozone và vai trò của nó.

Lời giải 

- Thông tin về tầng ozone: tầng ozone nằm ở độ cao 15-40km so với bề mặt Trái Đất, thuộc tầng bình lưu.

- Tầng ozone có vai trò rất quan trọng, như một lớp “kem chống nắng” che chắn cho hành tinh khỏi tia cực tím.

Câu 3 trang 85 SGK Ngữ văn 10 Tập 2:

Đề bài: Chú ý thông tin về hợp chất CFC.

Lời giải 

Hợp chất CFC ra mắt lần đầu nă 1930, rẻ tiền, nhiều ứng dụng (làm chất lạnh trong tủ lạnh, máy lạnh…), không tham gia phản ứng hóa học, bay hơi và tích tụ trong bầu khí quyển.

Câu 4 trang 85 SGK Ngữ văn 10 Tập 2:

Đề bài: Hai nhà khoa học Mô-li-nơ và Rao-lân đã phát hiện sự thật gì về chất CFC?

Lời giải 

Ở thượng tầng khí quyển, các phân tử khí CFC bị phân hủy dưới tia UV. Sau đó, mỗi nguyên tử Cl tự do sẽ “cướp lấy” một nguyên tử O, khiến O3 (khí ozone) nay chỉ còn là O2 (khí oxygen), tức là “bào” lớp ozone.

Câu 5 trang 85 SGK Ngữ văn 10 Tập 2:

Đề bài: Những tổn hại to lớn mà chất CFC gây ra đối với tầng ozone đã được diễn giải như thế nào?

Lời giải 

Những tổn hại to lớn mà chất CFC gây ra đối với tầng ozone đã được diễn giải một cách rõ ràng, giải thích về quá trình phân tách các phân tử Cl của chất ClO và các phân tử Cl tự do đó sẽ làm tổn hại tầng ozone.

Câu 6 trang 86 SGK Ngữ văn 10 Tập 2:

Đề bài: Liên hợp quốc đã có những nỗ lực gì nhằm xóa sổ các hóa chất có hại cho tầng ozone?

Lời giải 

- Liên hợp quốc bắt đầu đàm phán về hiệp ước xóa sổ các chất có hại cho tầng ozone từ năm 1986. Năm 1989, Nghị định thư Mông-tơ-rê-an có hiệu lực. 

- Năm 2008, Nghị định đó của Liên hợp quốc đã được mọi quốc gia trên thế giới phê chuẩn, góp phần đưa đến sự tẩy chay của người tiêu dùng, sự quyết liệt của giới chính trị và nguồn đầu tư vào công nghệ để ngừng sản xuất CFC.

Câu 7 trang 87 SGK Ngữ văn 10 Tập 2:

Đề bài: Những nhân tố nào làm nên thành công của nỗ lực phục hồi tầng ozone?

Lời giải 

Những nhân tố làm nên thành công của nỗ lực phục hồi tầng ozone không chỉ là những cá nhân cụ thể mà còn có sự góp sức của công chúng, sự đồng thuận quốc tế và hành động nhất quán toàn cầu.


Trả lời câu hỏi

Câu 1 trang 88 SGK Ngữ văn 10 Tập 2:

Đề bài: Thông tin chính của văn bản là gì? Đó là thông tin khoa học hay thông tin thời sự chính trị? Vì sao?

Lời giải 

- Thông tin chính của văn bản: Nỗ lực phục hồi tầng ozone của toàn cầu.

- Đó là thông tin thời sự. Vì văn bản này đề cập đến một vấn đề mang tính thời sự, có liên quan đến cuộc sống của nhân loại.

Câu 2 trang 88 SGK Ngữ văn 10 Tập 2:

Đề bài: Hãy nhận xét về cách đặt nhan đề và cách triển khai nội dung của văn bản.

Lời giải Lời giải Lời giải v

- Nhan đề của văn bản đã nêu được mục đích và nội dung chính của văn bản.

- Cách triển khai nội dung thể hiện được sự lô-gíc, có tính dẫn dắt: Đi theo mạch thời gian, nêu sự phát hiện tầng ozone đang bị bào mòn cho đến sự xác nhận về tầng ozone đang bị đe dọa; sau đó tác giả bài viết nêu sự vào cuộc của Liên hợp quốc và nỗ lực của toàn cầu; cuối cùng nêu kết quả của nỗ lực đó.

Câu 3 trang 88 SGK Ngữ văn 10 Tập 2:

Đề bài: Theo bạn, ngôn ngữ của văn bản này đã đáp ứng được những yêu cầu nào của một bản tin? Bạn có đồng tình khi người đưa tin coi nhà nghiên cứu khoa học là “thám tử”, “tuyến phòng thủ” và nỗ lực phục hồi tầng ozone là "cuộc chiến"?

Lời giải 

- Ngôn ngữ của văn bản ngắn gọn, sáng rõ, đơn nghĩa, dễ hiểu, nhưng vẫn có nhiều thuật ngữ khoa học để đám bảo tính chính xác, khách quan của thông tin.

- Em đồng tình với việc sử dụng các cụm từ “thám tử”, “tuyến phòng thủ" để gọi nhà nghiên cứu khoa học và từ “cuộc chiến” để gọi “nỗ lực phục hồi tầng ozone”. Đây là cách nói ẩn dụ, gây ấn tượng mạnh với người đọc, gợi nhiều liên tưởng và giúp bài viết thêm sinh động.

Câu 4 trang 88 SGK Ngữ văn 10 Tập 2:

Đề bài: Hãy đánh giá tính hiệu quả của việc đưa phương tiện phi ngôn ngữ vào văn bản.

Lời giải 

- Tín hiệu phi ngôn ngữ trong văn bản là hình ảnh mô phỏng lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực giai đoạn 1979-2019.

- Việc đưa kí hiệu phi ngôn ngữ vào trong văn bản có tính hiệu quả cao, làm tăng tính trực quan cho thông tin, người đọc dễ dàng hình dung hơn về thông tin và các số liệu được đưa ra.

Câu 5 trang 88 SGK Ngữ văn 10 Tập 2:

Đề bài: Nêu quan điểm chính của tác giả bài viết. Hãy bàn luận về quan điểm ấy.

Lời giải 

- Quan điểm chính của tác giả bài viết: Câu chuyện thành công của nỗ lực phục hồi tầng ozone cho thấy có những cá nhân cụ thể đã "kích hoạt" quá trình thay đổi quỹ đạo của nhân loại, nhưng chính công chúng, sự đồng thuận quốc tế và hành động nhất quán toàn cầu mới là năng lượng bền bỉ của cuộc chiến.

- Bàn luận về quan điểm ấy: Quan điểm của tác giả bài viết hoàn toàn đúng đắn. Nếu chỉ có những cá nhân cụ thể "kích hoạt" quá trình mà không có sự hưởng ứng của toàn cầu thì nỗ lực phục hồi tầng ozone không thể thành công. Chúng ta không thể phủ nhận vai trò của những cá nhân, nhưng để thành công, phải là sự hợp sức của từng cá nhân. Lúc này cá nhân không còn đơn lẻ mà trở thành tập thể. Quan điểm của tác giả, nói một cách khái quát hơn nữa chính là nói đến sức mạnh của tập thể, của số đông, như câu tục ngữ: Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

Câu 6 trang 88 SGK Ngữ văn 10 Tập 2:

Đề bài: Hãy tìm hiểu một số vấn đề trên thế giới hiện nay cần đến những nỗ lực toàn cầu và chỉ ra những lí do đẫn đến sự thành công hay chưa thành công trong việc giải quyết những vấn đề ấy.

Lời giải 

- Một số vấn đề: Nạn phân biệt chủng tộc, Ô nhiễm môi trường, Biến đổi khí hậu…

- Lí giải: Chưa có chung tay của toàn cầu, nhiều người chưa ý thức được hậu quả của những vấn đề kể trên.

Câu 7 trang 88 SGK Ngữ văn 10 Tập 2:

Đề bài: Từ hai văn bản Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu (Lê My) và Sự sống và cái chết (Trịnh Xuân Thuận), bạn suy nghĩ gì về sự tồn vong của nhân loại và Trái Đất?

Lời giải 

Về sự tồn vong của nhân loại và Trái Đất: cả nhân loại và các loài sinh vật trên Trái Đất đều phải đối mặt với sự tồn vong, sự đấu tranh để sống sót. Sự tồn vong là một quy luật thiết yếu trong cuộc sống, là một vòng tuần hoàn không thể phá vỡ, con người luôn phải nỗ lực để sống sót.

Câu 8 trang 88 SGK Ngữ văn 10 Tập 2:

Đề bài: Theo bạn, thế nào là một bản tin có giá trị?

Lời giải 

Một bản tin có giá trị cần cung cấp một hoặc một số thông tin hữu ích, cần thiết với đời sống và mong muốn của người đọc. Đồng thời, bản tin đó cũng cần gửi gắm một quan điểm của người viết, để kích thích người đọc tiếp nhận thông tin một cách chủ động, tự xác lập một quan điểm về thực tại.

Kết nối đọc - viết

Đề bài: Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ của bạn về giải pháp làm giảm rác thải nhựa trên toàn cầu.

Lời giải 

Tiến sĩ Dương Thanh Nghị, Viện Tài nguyên và Môi trường Biển đã nhận định: giảm thiểu rác thải nhựa sẽ mang lại lợi ích to lớn trong bảo vệ cảnh quan, phát triển du lịch và bảo vệ được nơi sinh sống của các loài sinh vật biển. Rác thải nhựa là một phần “mắt xích” tạo nên sự ô nhiễm môi trường, dẫn đến biến đổi khí hậu toàn cầu; tuy nhiên điều này lại ít được nhắc đến hoặc bị xem nhẹ. Theo thống kê, mỗi năm, có đến 300 triệu tấn rác thải nhựa thải ra môi trường - nặng tương đương trọng lượng của toàn bộ dân số địa cầu và hơn một nửa số đó là những sản phẩm nhựa dùng một lần. Chất thải nhựa hiện nay chủ yếu nằm trong chất thải rắn (CTR), việc quản lý chất thải nhựa không thể tách khỏi việc quản lý CTR và có thể thấy là chất thải nhựa trong chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) là vấn đề nghiêm trọng nhất hiện nay. Hiện nay nhiều quốc gia đang áp dụng việc thu gom tái chế rác thải nhựa cũng như sử dụng biện pháp đốt chất thải lộ thiên, tuy nhiên, việc đốt chất thải trong các đám cháy lộ thiên dẫn đến việc sản sinh ra chất gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng, carbon đen ở các thành phố lớn. Cần thay đổi cách ứng xử với nhựa thông qua việc quản lý một cách khoa học, tăng cường tái chế, tái sử dụng các sản phẩm nhựa để kéo dài vòng đời của nhựa, góp phần giảm thiểu việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu phát thải khí nhà kính. Để giải quyết triệt để vấn đề về rác thải nhựa cần có sự nỗ lực toàn cầu, sự hợp tác giữa các nước trong khu vực Biển Đông để chung tay cùng giải quyết vấn đề này không chỉ là nguyên tắc chung mà còn là thực tiễn hết sức cấp thiết hiện nay.


Sơ đồ tư duy bài Phục hồi tầng ozone Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu

Bài Phục hồi tầng ozone Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu SGK 10 trang 84, 85, 86, 87, 88 - Văn 10 Kết nối tri thức

>>> Xem trọn bộ: Soạn Văn 10 Kết nối tri thức 

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn bài Phục hồi tầng ozone Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu SGK 10 trang 84, 85, 86, 87, 88 trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 14/10/2022 - Cập nhật : 03/07/2023