logo

Bài Lính đảo hát tình ca trên đảo SGK 10 trang 73, 74, 75 - Văn Cánh diều

Hướng dẫn Soạn bài Lính đảo hát tình ca trên đảo SGK 10 trang 73, 74, 75 ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Cánh diều Ngữ văn lớp 10 chi tiết. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất.


Trả lời câu hỏi bài Lính đảo hát tình ca trên đảo trang 73, 74, 75


Chuẩn bị Soạn bài Lính đảo hát tình ca trên đảo

Đề bài:

- Tìm hiểu thông tin từ các nguồn khác nhau về nhà thơ Trần Đăng Khoa và xuất xứ của bài Lính đảo hát tình ca trên đảo. Lựa chọn và ghi chép lại một số thông tin cần thiết giúp đọc hiểu bài thơ; chú ý năm ra đời của bài thơ (1982).

- Đọc trước bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo.

- Em có hiểu biết gì về quần đảo Trường Sa và cuộc sống của những người chiến sĩ trên các đảo ấy?

Lời giải 

- Tác giả:

+ Trần Đăng Khoa sinh năm 1958, quê ở Nam Sách, Hải Dương.

+ Năm 1968, khi mới chỉ mười tuổi, ông đã có tập thơ được đăng báo.

+ Một số tác phẩm tiêu biểu của ông: Từ góc sân nhà em (thơ, 1968); Góc sân và khoảng trời (thơ, 1968); Khúc hát người anh hùng (trường ca, 1974); Chân dung và đối thoại (tiểu luận phê bình, 1998)...

- Quần đảo Trường Sa là một tập hợp các thực thể địa lý được bao quanh bởi những vùng ngư nghiệp trù phú đồng thời sở hữu trữ lượng dầu mỏ, khí đốt lớn thuộc biển Đông. Trên đó có những người chiến sĩ hải quân canh trời giữ đảo, cuộc sống trên đảo Trường Sa khắc nghiệt, gian khổ, thiếu thốn về vật chất và phải xa cách gia đình.


Đọc hiểu bài Lính đảo hát tình ca trên đảo


* Trả lời câu hỏi giữa bài: 

Câu 1 (trang 73, SGK Ngữ Văn 10 tập 2):

Đề bài: Khổ 1, 2: Chú ý từ ngữ nhân vật trữ tình tự xưng và sự đặc biệt của sân khấu do lính đảo tự tạo.

Lời giải 

- Từ ngữ nhân vật trữ tình tự xưng trong 2 khổ đầu bài thơ: bọn chúng anh, hỡi các chiến hữu, ta.

- Sự đặc biệt của sân khấu: đá san hô kê lên thành sân khấu; Vài tấm tôn chôn mấy cánh gà => Sự thiếu thốn, khó khăn đặc biệt về vật chất nơi đây.

Câu 2 (trang 74, SGK Ngữ Văn 10 tập 2):

Đề bài: Khổ 3, 4: Chú ý chi tiết người lính đảo tự họa về ngoại hình của họ.

Lời giải 

- Họ gọi đùa nhau mấy chàng đầu trọc, lính trọc đầu, lính già lính trẻ đều trọc tếu giống những sư cụ là bà con xa với bụt ốc

→ Chính cuộc sống gian nan, cùng với ngoại hình ấn tượng với đầu trọc lốc không tóc của những người lính đảo, càng làm nổi bật sự khó khăn, thiếu thốn về vật chất nơi đây, điều kiện sống nguy hiểm.

Câu 3 (trang 74, SGK Ngữ Văn 10 tập 2):

Đề bài: Bản tình ca của lính đảo có gì đặc biệt? 

Lời giải 

 Bản tình ca của lính đảo đặc biệt ở chỗ những giai điệu đầy ngang tàng, được ví như gió biển nơi đây, lời ca thì chứa đựng những nỗi nhớ với thương.

Câu 4 (trang 74, SGK Ngữ Văn 10 tập 2):

Đề bài: Chú ý đến phép điệp trong các khổ thơ 8, 9.

Lời giải 

Phép điệp được sử dụng trong hai khổ thơ 8 và 9: Điệp lại cấu trúc thơ: Nào hát lên; Rằng chúng ta/ Rằng tình yêu. Phép điệp cấu trúc giúp hai khổ thơ liên kết gần gũi, dễ đọc dễ nhớ giống đoạn điệp khúc của một bài hát.

Câu 5 (trang 75, SGK Ngữ Văn 10 tập 2):

Đề bài: Kết thúc bài thơ có điều gì bất ngờ? 

Lời giải 

Hình ảnh “những đá trọc đầu” xuất hiện đầy bất ngờ và ám ảnh, gợi về những người lính đảo không ngại khó khăn, đang ngày đêm bảo vệ tổ quốc.


* Trả lời câu hỏi cuối bài: 

Câu 1 (trang 75, SGK Ngữ Văn 10 tập 2):

Đề bài: Nhân vật trữ tình trong bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo là ai? Có thể chia bài thơ làm mấy phần? Hãy đặt tên cho mỗi phần đó.

Lời giải 

- Nhân vật trữ tính: Những người lính đảo

- Bố cục bài thơ: 

+ Phần 1: Từ đầu đến “đều trọc tếu như nhau’: Sân khấu của những người lính đảo

+ Phần 2: Tiếp theo đến “chưa biết gửi cho ai”: Hình ảnh người lính đảo qua những lời hát.

+ Phần 3: Còn lại: Tâm hồn của người lính đảo gửi gắm qua câu hát.

Câu 2 (trang 75, SGK Ngữ Văn 10 tập 2):

Đề bài: Sân khấu, diễn viên và khán giả của buổi biểu diễn có gì đặc biệt? Đâu là lí do tạo ra sự đặc biệt này? Qua đó, em thấy hình tượng người lính đảo hiện lên như thế nào?

Lời giải 

- Sân khấu của buổi biểu diễn: đơn sơ, là không gian của biển cả, có đá san hô, vài tấm tôn. Diên viên, khán giả của buổi biểu diễn: những người lính đảo.

- Lí do để tạo nên sự đặc biệt này đến từ khung cảnh biểu đảo, gió cát, sóng to dữ dội vài giờ xuất hiện nơi đây khiến người ta chỉ muốn chạy trốn. Nhưng những người lính đảo lại lạc quan đương đầu với nó, tự tạo niềm vui cho mình. 

- Hình tượng người lính đảo hiện lên: Là những con người không đẹp về ngoại hình nhưng nội tâm của họ lại phong phú, tươi đẹp. Tâm hồn họ tràn đầy sự lạc quan, niềm vui, tinh thần bất khuất.

Câu 3 (trang 75, SGK Ngữ Văn 10 tập 2):

Đề bài: Phân tích tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng để thể hiện hình tượng người lính đảo trong sáu khổ thơ cuối.

Lời giải 

Một số biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng để thể hiện hình tượng người lính đảo và khúc tình ca của họ trong sau khổ thơ cuối:

- Biện pháp so sánh: Giai điệu của người lính ngang tàn như gió biển/ Yêu em thủy chung hơn muối mặn.

- Biện pháp nhân hóa: Vỏ ốc cất thành lời.

- Điệp cấu trúc: Nào hát lên.

=> Tác dụng: Góp phần thể hiện được vẻ đẹp của người lính Trường Sa hiện lên với tâm hồn lạc quan, thơ mộng, khúc tình ca đầy cảm xúc.

Câu 4 (trang 75, SGK Ngữ Văn 10 tập 2):

Đề bài: Hãy chỉ ra mạch cảm hứng của nhân vật trữ tình trong bài thơ. Nêu nhận xét của em về ngôn ngữ, giọng điệu của bài thơ.

Lời giải 

- Bài thơ được viết theo mạch cảm hứng của một buổi trình diễn âm nhạc, từ khâu chuẩn bị cho đến lúc trình diễn và lời ca được cất lên cao trào.

- Ngôn ngữ được sử dụng trong bài thơ gần gũi, giản dị, vô cùng dễ hiểu nhưng cũng không kém phần độc đáo.

- Bài thơ góp một giọng điệu rất riêng, vừa tươi vui, hóm hỉnh nhưng cũng cảm động, sâu lắng về cuộc sống của người lính nơi đảo xa. 

Câu 5 (trang 75, SGK Ngữ Văn 10 tập 2):

Đề bài: Bài thơ viết về những người lính trên quần đảo Trường Sa vào đầu những năm 80 của thế kỉ XX. Cuộc sống vật chất và tâm hồn của những người lính đảo trong bài thơ gợi cho em những suy nghĩ gì?

Lời giải 

Suy nghĩ của bản thân về cuộc sống vật chất và tâm hồn của những người lính đảo: Cuộc sống trên đảo Trường Sa khắc nghiệt, gian khổ “đến một cái cây cũng không sống được”, thành ra người lính cũng phải chấp nhận để thích nghi với môi trường. Thiếu thốn đủ thứ, trong đó có nước ngọt, vì vậy phần lớn họ phải cạo trọc đầu, thành ra “lính trẻ lính già đều trọc tếu như nhau”. Họ gọi đùa nhau là “sư cụ”, là “bà con xa với bụt ốc”, thế hóa thành vui nhộn vì cảnh tượng “sư cụ hát tình ca” mới đưa duyên và “sóng sánh” làm sao! Hình tượng người lính Trường Sa hiện lên thật lãng mạn và hào hoa. Họ hát tình ca trên đảo với biết bao tâm trạng và cảm xúc trào dâng: khát khao một tình yêu cháy bỏng, bày tỏ sự nồng nàn và chung thủy thiết tha. Cái giọng tình ca ở đây cũng thật kỳ lạ, cứ “ngang tàng như gió biển” nhưng lời lẽ tình tứ không chê vào đâu được, bồi hồi bỏng cháy “toàn nhớ với thương thôi”.

Câu 6 (trang 75, SGK Ngữ Văn 10 tập 2):

Đề bài: Tưởng tượng em là khán giả trong buổi biểu diễn văn nghệ của người lính đảo. Hãy chia sẻ cảm nhận, suy nghĩ, ... của em khi đó bằng một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng).

Lời giải 

Giai điệu khúc ca của những người lính đảo gợi cho em thật nhiều cảm xúc. Trước thiên nhiên khắc nghiệt của Trường Sa, họ vẫn giữ được tinh thần lạc quan, yêu đời. Điều đó được thể hiện qua buổi văn nghệ đặc biệt của người lính đảo. Sân khấu là đá san hô kê lên, cánh gà là vài tấm tôn, ngoài kia gió rát mặt, sỏi cát bay “nhưng lũ chim hoang”. Nhưng người lính vẫn vui vẻ biểu diễn, khán giá và diễn viên đều là họ. Hình ảnh những người lính trọc đầu hiện lên thật hài hước. Họ tự ví mình như “sư cụ” đang hát tình ca. Bản nhạc vang lên lúc say đắm, lúc tự hào. Lắng nghe bản nhạc, em cảm thấy thật tự hào và cảm phục những người lính đảo Trường Sa.


Sơ đồ tư duy bài Lính đảo hát tình ca trên đảo

Bài Lính đảo hát tình ca trên đảo SGK 10 trang 73, 74, 75 - Văn Cánh diều

>>> Xem trọn bộ: Soạn Văn 10 Cánh diều

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Soạn bài Lính đảo hát tình ca trên đảo  SGK 10 trang 73, 74, 75 trong bộ SGK Cánh diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 15/10/2022 - Cập nhật : 16/10/2022