logo

Bài Kể lại một truyện ngụ ngôn SGK 7 trang 15, 16 - Văn Cánh diều

Hướng dẫn Soạn bài Kể lại một truyện ngụ ngôn SGK 7 trang 15, 16 - Văn Cánh diều ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Cánh diều Ngữ văn lớp 7 chi tiết. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất. 

Bài Kể lại một truyện ngụ ngôn SGK 7 trang 15, 16 - Văn Cánh diều

Mục lục nội dung

1. Định hướng

a) Kể lại một truyện ngụ ngôn là hình thức dùng lời của em để miêu tả, kể lại cho người khác nghe về một câu chuyện mà em đã học hay đã đọc. Truyện ngụ ngôn được kể lại có thể là truyện Việt Nam hoặc nước ngoài

b) Để kể lại một truyện ngụ ngôn, cần lưu ý:

- Lựa chọn truyện ngụ ngôn mà em yêu thích nhất

- Vẫn giữ được cốt truyện nhưng kể lại bằng giọng văn của mình, diễn đạt theo ngôi cá nhân người kể. Bên cạnh đó có thể kết hợp cùng các yếu tố hình thể để thể hiện câu chuyện sinh động hơn.

- Lập dàn ý chi tiết cho bài kể

- Khi kể phải sử dụng từ ngữ chính xác, trình bày nội dung rõ ràng, mạch lạc, biết sử dụng ngữ điệu, điệu bộ để hỗ trợ, đồng thời có thể sử dụng những cách nói thủ vị, di dỏm, hài hước.


2. Thực hành

Bài tập (trang 7, SGK Ngữ văn 7 tập 2): Kể lại truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng”

a) Chuẩn bị 

- Xem lại nội dung câu truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng

- Chuẩn bị tranh, ảnh hoặc các phương tiện trình bày (nếu có). 

b) Tìm ý và lập dàn ý 

- Tìm ý cho bài nói bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau:

+ Truyện ngụ ngôn kể về sự kiện gì?

→ Truyện kể về sự kiện: ếch ở dưới giếng lâu ngày nên chỉ thấy bầu trời thông qua miệng giếng và thấy bầu trời bé bằng chiếc vung.

+ Truyện có nhân vật chính nào?

→ Nhân vật chính: chú ếch

+ Diễn biến câu chuyện (mở đầu, phát triển, kết thúc) ra sao?

→ Diễn biến câu chuyện: Mở đầu: giới thiệu chú ếch và hoàn cảnh sống của chú→ qúa trình sống: chú ếch kêu to, ra oai với mọi người và nghĩ mình là nhất, không nể sợ ai. Một hôm ra khỏi giếng vẫn giữ thói hung hang ngang tàng → kết thúc: cuối cùng bị trâu giẫm bẹp.

+ Bài học rút ra từ câu chuyện là gì?

→ Môi trường sống nhỏ hẹp, tù túng, không giao lưu sẽ làm hạn chế hiểu biết về thế giới xung quanh. Sống lâu trong môi trường nhỏ hẹp sẽ khiến cho hạn chế sự hiểu biết, không chỉ vậy kiêu ngạo sẽ phải trả giá đắt.

- Lập dàn ý cho bài nói giống một bài viết nhưng ngắn gọn hơ:

Mở đầu

Giới thiệu khái quát về truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng. 

Ví dụ: Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng là một trong những truyện dân gian hay. Tác giả dân gian mượn chuyện loài vật để nêu lên bài học sâu sắc đối với con người.

Thân bài

Lựa chọn và sắp xếp các ý tìm được từ truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng theo một trình tự hợp lí. 

Kết thúc

+ Nhận xét, đánh giá chung về nhân vật  trong câu chuyện.

+ Nêu ý nghĩa và bài học rút ra cho bản thân từ truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng.

c) Nói và nghe

Người nói 

- Dựa vào dàn ý để có thể kể lại một cách mạch lạc, rõ ràng truyện ngụ ngôn trước tổ, lớp. 

- Bảo đảm nội dung kể, tránh kể quá dài giống văn viết, hãy sử dụng thêm điệu bộ sao cho hấp dẫn, lôi cuốn người nghe; sử dụng các phương tiện hỗ trợ phù hợp. 

- Thực hiện đúng thời gian dự kiến; điều chỉnh giọng nói và cách kể; đừng quên quan sát thái độ, lắng nghe ý kiến phản hồi của người nghe. 

- Có thể trả lời câu hỏi của người nghe sau khi kể.

Người nghe

- Tóm tắt được nội dung câu chuyện của người kể

- Có thể nêu ý kiến của mình sau khi nghe xong nếu thấy có sự khác biệt. 

- Nhận xét được điểm mạnh và điểm yếu về cách thức trình bày của người nói. 

- Đặt câu hỏi về những vấn đề mà bản thân chưa rõ hay muốn rõ hơn.

Bài kể tham khảo số 1    

      Ếch ngồi đáy giếng là một câu truyện dân gian hay, quen thuộc với mọi người. Thông qua nhân vật chú ếch đã răn dạy bài học về thái độ sống của con người. Câu chuyện này kể về một chú ếch sống dưới một chiếc giếng cạn, xung quanh nó chỉ là những con vật nhỏ bé. Ếch ta luôn ngang tàng, oai vệ khiến những con vật khác nể sợ.

      Một ngày nọ, ếch ra khỏi giếng nhưng vẫn giữ thói hung hăng của mình, ngang tàng, kiêu căng và không sợ ai. Nào ngờ, vì không để ý mà ếch đã bị trâu dẫm bẹp. 

     Qua câu chuyện này, truyện muốn mang đến một bài học đắt giá cho tất cả mọi người. Nếu sinh sống trong một môi trường nhỏ hẹp, tù túng có thể khiến bạn thiếu hiểu biết về thế giới xung quanh. Từ đó trở nên kiêu căng, chủ quan và sẽ phải trả giá đắt.

      Trên đây là bài kể của em về truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng, cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Rất mong nhận được sự góp ý từ thầy cô và các bạn.

Bài Kể lại một truyện ngụ ngôn SGK 7 trang 15, 16 - Văn Cánh diều

Bài kể tham khảo số 2

      Câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng là câu truyện ngụ ngôn mà em yêu thích nhất. Câu truyện này đã dạy em những bài học sâu sắc, giúp em biết mình cần phải cố gắng nâng cao hiểu biết của mình hơn. Em sẽ kể cho thầy cô và các bạn cùng nghe nhé.

      Ngày xưa có một chú ếch sống trong một cái giếng nhỏ. Vì sống ở đó lâu ngày nên nó không biết thế giới ở ngoài kia ra sao. Xung quanh nó là những loại động vật nhỏ bé, vì vậy ếch ta trở thành loài động vật to mạnh nhất. Chỉ cần nó cất tiếng kêu ộp ộp là các loài vật đã hoảng sợ và tránh xa. Ếch ta kiêu hãnh lắm và cho rằng trời quá bé nhỏ còn nó mới xứng là một vị chúa tể.

      Suy nghĩ ấy đã làm cho ếch ta coi thường mọi vật. Ếch cho rằng mình là kẻ mạnh nhất trong thế gian. Một năm trời mưa to, nước giếng dâng cao khiến ếch được đưa ra khỏi miệng giếng. Ếch huênh hoang đi lại, cất tiếng kêu ồm ộp để thể hiện bản lĩnh của mình. Nó chẳng để ý gì đến xung quanh. Bỗng nó thấy tối sầm lại, không nhìn rõ gì nữa. Một vật gì rất lớn che mất tầm nhìn của nó. Nó đâu biết rằng đó là chân của một con trâu nên đã bị dẫm bẹp. Thế là hết đời một con ếch ngông nghênh.

      Nhờ câu chuyện này, em rút ra bài học rằng, nếu không chịu học hỏi mà hung hăng, ngông nghênh sẽ khiến tầm hiểu biết hạn hẹp và phải nhận hậu quả thích đáng. Người trẻ cần cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, nhưng không được kiêu ngạo. Câu chuyện kể về loài vật nhưng mục đích là nói chuyện về loài người. Bất kì ai khi đọc truyện cũng sẽ tự rút ra được cho mình bài học cần thiết và bổ ích.

Bài kể tham khảo số 3

      Đến tận bây giờ, họ hàng nhà ếch chúng tôi đến bây giờ vẫn còn nhớ mãi câu chuyện đáng xấu hổ về tổ tiên của mình. Theo lời kể của bố mẹ tôi, ngày xưa có một lão ếch sống trong một cái giếng sâu. Cái giếng này khá nhỏ bé nên chỉ đủ chỗ cho những con vật nhỏ bé sinh sống.

       Xung quanh giếng chỉ có vài anh nhái, ốc và cua. Mỗi khi lão ếch cất tiếng kêu, tất cả cảm thấy hoang mang và hoảng sợ. Lão ra điều khoái chí lắm, lão còn bắt mọi người gọi lão là chúa tể. Lão tự cho mình là mạnh mẽ nhất trong đáy giếng này, mỗi khi ngước nhìn lên cao, lão lại thấy bầu trời chỉ bé bằng chiếc vung.

       Một năm nọ, trời mưa khiến nước ngập, nước dềnh lên đưa ếch ra khỏi đáy giếng. Cảnh vật bên ngoài bên ngoài thật khác lạ và rộng lớn, nhưng lão ếch vẫn quen đường cũ và coi trời bằng vung, đi nghênh ngang khắp nơi. Vì không chịu để ý, mải ngắm nhìn bầu trời mà lão bị một bác trâu đi ngang qua. Nhìn thấy lão, bác trâu bảo:

      - Kìa, cậu ếch kia. Tránh đường cho ta đi!

      Lão ếch nghe xong, liếc nhìn bác trâu, nhưng chảng sợ hãi mà cứ bước tiếp, thế rồi, lão bị bác giẫm chết lúc nào không hay. Qua câu chuyện bố mẹ kể này, tôi nhận ra được bài học rằng không nên chủ quan, kiêu ngạo và coi thường những người xung quanh, nếu không chúng ta sẽ phải trả giá.

>>> Xem trọn bộ: Soạn Văn 7 Cánh diều

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn bài Kể lại một truyện ngụ ngôn SGK 7 trang 15, 16 trong bộ SGK Cánh diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 21/10/2022 - Cập nhật : 15/12/2022