logo

Ba chìm bảy nổi là gì?

Câu hỏi: Ba chìm bảy nổi là gì?

Trả lời:

   Sở dĩ có được nghĩa này là do chúng được cấu tạo bằng cách đan xen hai tổ hợp ba bảy và chìm nổi.

Ba chìm bảy nổi là gì?

   Thành ngữ ba chìm bảy nổi dùng để ví cảnh ngộ của một người khi lên xuống, phiêu giạt, long đong vất vả nhiều phen: “Cái con người hai mươi chín mới nói chuyện vợ con đã ba chìm bảy nổi vì nghèo khổ” (Nguyễn Thế Phương, “Đi bước nữa”).

   Chìm và nổi là hai động từ trái nghĩa nhau “chuyển từ mặt nước xuống dưới sâu” (chìm) và “chuyển từ dưới sâu lên trên mặt nước” (nổi). Từ chỗ biểu thị tính liên tục của hành động hết chìm lại nổi... tổ hợp dùng để chỉ sự gian truân, vất vả của một người nào đó, vừa qua khỏi điều không may này, lại gặp phải sự éo le trắc trở khác: Cuộc đời chìm nổi.

   Ba và bảy là hai số đếm. Khi tham gia tổ hợp, chúng biểu tượng số lượng không phải một, cũng không phải ba hay bảy cụ thể, mà là nhiều: Có ba bảy cách làm; Thương anh ba bảy đường thương. Khi dùng đan xen vào các tổ hợp khác, ba bảy thường được tách ra theo kiểu như ba lo bảy liệu (lo liệu nhiều), ba lần bảy lượt (nhiều lần), ba dây bảy mối (nhiều lo)...

    Ba chìm bảy nổi còn có thể nói thành bảy nổi ba chìm hoặc là ba chìm bảy nổi chín (sáu) lênh đênh.

Cùng Top lời giải tìm hiểu nội dung Tại sao bánh trôi nước khi luộc “ba chìm bảy nổi” dưới đây nhé!

   Từ xa xưa cứ đến dịp Tết Hàn thực (3/3 âm lịch), nhà nhà đều đi xay bột, đồ đỗ để chuẩn bị làm bánh trôi, bánh chay dâng lên cúng ông bà tổ tiên.  

  Mỗi khi luộc bánh, không ít người lẩm nhẩm bài thơ quen thuộc của tác giả Hồ Xuân Hương: 

"Thân em vừa trắng lại vừa tròn

 Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn 

Mà em vẫn giữ tấm lòng son".

   Nhiều người cho rằng, bánh trôi, bánh chay muốn chín thì cần phải "bảy lần nổi, ba lần chìm", nhưng sự thật có đúng vậy? Hình tượng "bảy nổi ba chìm" mà nhà thơ đã miêu tả trong bài thơ trên được cho là trạng thái của những chiếc bánh nổi lập lờ khi vừa chín tới, chứ không đợi đến khi bánh nổi lâu có thể bị nát. 

   Bỏ qua về văn học, khoa học sẽ giải đáp cho bạn về vấn đề "ba chìm bảy nổi" này

   Bánh trôi về cơ bản thì làm từ bột. Khi... vo tròn viên bột, thể tích của bánh nhỏ, khối lượng riêng của bánh lớn. Lúc này, khối lượng riêng của bánh trôi lớn hơn nước, nên nó chìm xuống đáy.

  Ta có công thức tính khối lượng riêng của 1 vật:

D = m/V

  Trong đó: m là khối lượng; V là thể tích; D là khối lượng riêng

   Dưới sự tác động của nhiệt độ, lớp vỏ bắt đầu nóng lên, nở ra, kéo theo sự gia tăng về thể tích. Điều này sẽ khiến khối lượng riêng của bánh giảm đi, trở nên nhỏ hơn nước, và thế là bánh nổi lên trên.

   Khi bánh chín đạt "đỉnh", thể tích này cũng đạt đỉnh và khiến bánh nổi lên mặt nước khoảng 70%.

    Nhưng khi để nguội, nếu bạn thả bánh vào nước, bạn sẽ thấy bánh chìm hơn so với lúc ở trong nồi. Bởi vì lúc này, thể tích co lại một chút và làm tăng khối lượng riêng của bánh lên.

icon-date
Xuất bản : 22/10/2021 - Cập nhật : 26/10/2021