Đáp án chính xác nhất của Top lời giải cho câu hỏi trắc nghiệm: “ATP có bao nhiêu liên kết cao năng?” cùng với những kiến thức mở rộng thú vị về Sinh học 10 là tài liệu ôn tập dành cho thầy cô giáo và các bạn học sinh tham khảo.
A. 3 liên kết.
B. 2 liên kết.
C. 4 liên kết.
D. 1 liên kết.
Trả lời:
Đáp án đúng: B. 2 liên kết.
- ATP có liên kết cao năng là 2 liên kết.
- ATP là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh Adenosin Triphosphat. Đây là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể. Nói cách khác, ATP là phân tử mang năng lượng, giữ chức năng vận chuyển năng lượng đến cho tế bào sử dụng.
- ATP là nguồn năng lượng vô cùng cần thiết để cơ bắp cũng như tế bào hoạt động bình thường. Hợp chất giàu năng lượng chuyển hóa sinh học này sẽ giúp cơ thể phục hồi, sử dụng năng lượng hiệu quả. Khi ATP được thủy phân sẽ tạo thành ADP (Adenozin Diphosphat) cùng 1 nhóm Photphat vô cơ, giải phóng 12K calo năng lượng tự do.
- ATP (ađênôzin triphôtphat) là một phân tử có cấu tạo gồm các thành phần: ađênin, đường ribôzơ và 3 nhóm phôtphat. Đây là một hợp chất cao năng vì liên kết giữa hai nhóm phôtphat cuối cùng trong ATP rất dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng. Chính các nhóm phôtphat đều mang điện tích âm nên khi nằm gần nhau luôn có xu hướng đẩy nhau ra vì thế liên kết này rất dễ bị phá vỡ.
- ATP truyền năng lượng cho các hợp chất khác thông qua chuyển nhóm phôtphat cuối cùng để trở thành ADP (ađênôzin điphôtphat) và ngay lập tức ADP lại được gắn thêm nhóm phôtphat để trở thành ATP. Ở trạng thái nghỉ ngơi, trung bình mỗi ngày mỗi người sinh sản và phân hủy tới 40kg ATP và mỗi tế bào trong mỗi giây tổng hợp và phân hủy tới 10 triệu phân tử ATP.
- Trong các hoạt động cơ bắp có công suất không lớn kéo dài và được cung cấp oxy đầy đủ, tức là trong hoạt động ưa khí, cơ thể sử dụng phản ứng oxy hóa các chất dinh dưỡng như: đường, protein và chất béo để cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. Hệ năng lượng này được gọi là hệ oxy hóa.
- Hệ năng lượng oxy hóa này sử dụng 2 chất chính đó là: đường và chất béo để cung cấp năng lượng cho hoạt động co cơ. Hai chất này khác nhau rõ rệt về công suất cũng như dung lượng.
- Oxy hóa đường: xảy ra giống như thủy phân glucose trong hệ lactic. Do quá trình này có oxy nên axit lactic sinh ra sẽ tiếp tục bị oxy hóa thành CO2 và nước.
- Dung lượng của hệ oxy hóa đường phụ thuộc vào trữ lượng glycogen ở cơ và gan và khả năng tái tạo glucose từ các chất khác (axit lactic, axit amin, axit pyruvic …) của gan với dung lượng lớn.
- Trong khi đó sự phân giải ưa khí chất béo sẽ sinh ra nhiều năng lượng hơn oxy hóa đường. Do mỡ trong cơ thể có trữ lượng rất lớn (trung bình từ 10%-30% khối lượng cơ thể) đủ năng lượng cho cơ thể có thể hoạt động liên tục hàng chục ngày.
- Tổng hợp nên các chất hóa học mới cần thiết cho tế bào: Những tế bào đang sinh trưởng mạnh hoặc những tế bào tiết ra nhiều prôtêin có thể tiêu tốn tới 75% năng lượng ATP mà tế bào tiết ra.
- Vận chuyển các chất qua màng: vận chuyển chủ động cần tiêu tốn nhiều năng lượng. Ví dụ, tế bào thận của người cần sử dụng tới 80% ATP sinh sản ra để vận chuyển các chất qua màng trong quá trình lọc máu tạo nước tiểu.
- Sinh công cơ học: Sự co của các tế bào cơ tim và cơ xương tiêu tốn một lượng ATP khổng lồ. Khi ta nâng một vật nặng thì gần như toàn bộ ATP của tế bào phải được huy động tức thì.
Phương pháp giúp tối ưu hoá khả năng tạo ATP
- Sau khi tìm hiểu quá trình tạo ra ATP là gì, chắc hẳn bạn đã có thể hình dung bộ môn mình đang theo đuổi cần sử dụng hệ năng lượng nào rồi đúng không? Tuy nhiên, hiểu ra vấn đề là một chuyện, làm thế nào để tối đa hoá khả năng tạo ATP mới là quan trọng nhất. Để thực hiện được điều đó, các chuyên gia trong giới thể thao đã giới thiệu một số phương pháp sau đây, mời bạn tham khảo nhé.
Phương pháp tập luyện sức mạnh bùng nổ
- Sức mạnh không chỉ đến từ cơ bắp. Do vậy phương pháp tập luyện sức mạnh không hề đồng nghĩa với việc chỉ tập trung vào các khối cơ như tập thể hình. Sức mạnh ở đây được hiểu chính là khả năng phát lực lớn cực đại trong thời gian ngắn nhất. Hay nói cách khác, phương pháp này sẽ giúp bạn có được khả năng sử dụng nguồn ATP dự trữ của mình trong thời gian cực ngắn. Tùy vào nhu cầu và thể trạng, bạn có thể lựa chọn một trong các bài tập sau đây:
+ Luyện tập cơ hấp thụ lực nhanh: broad jump, depth jump, high box jump,…
+ Luyện cơ thể phát lực bùng nổ trong thời gian ngắn nhất: Jerk, Full clean, Power clean,…
+ Luyện tập rút ngắn thời gian thực hiện: bạn có thể áp dụng tất cả bài tập, nhưng sau mỗi lần thực hiện lại giảm thời gian một chút cho set tập kế tiếp.
Phương pháp Intensive Tempo Run
- Như đã giới thiệu ở trên, mỗi người chúng ta đều có ngưỡng Lactate khác nhau. Để tập luyện các bài tập nới rộng, việc đầu tiên chúng ta cần làm đó là xác định ngưỡng Lactate của mình đến đâu. Hiện nay, các vận động viên chuyên nghiệp sẽ được tiến hành kiểm tra chỉ số thể lực VO2max bằng các thiết bị đo nhịp tim và tốc độ GPS.
- Tuy vậy, đối với những vận động viên nghiệp dư hay không đủ điều kiện cơ sở vật chất sẽ rất khó để áp dụng cách đo này. Vì thế, nhiều người trong số họ thường sẽ sử dụng phương pháp Intensive Tempo Run để ước chừng ngưỡng Lactate của mình.
- Về cơ bản, phương pháp này là bài tập chạy ở 75-95% sức lực của người tập và xen kẽ là các quãng nghỉ ngắn. Tuy vậy, bạn nên cân nhắc trước khi thực hiện vì phương pháp Intensive Tempo Run được cho là khá đau đớn. Do trong suốt quá trình này, cơ bắp của bạn luôn trong môi trường axit cao. Ngoài ra, bạn cần đảm bảo thời gian nghỉ giữa các buổi tập ITR ít nhất là 48 giờ để cơ thể kịp hồi phục và thích nghi nhé.
Phương pháp Extensive Tempo Run
- Với phương pháp này, người tập không cần yêu cầu phải chạy thật nhanh mà chủ yếu rèn luyện sức bền. Do đó, bạn chỉ cần chạy với 60-80% sức lực trên nhiều khoảng cách khác nhau, xen kẽ là thời gian nghỉ ngắn. Tuy không chịu cơn đau nhức cơ như ITR nhưng người tập ETR có thể sẽ cảm thấy khó thở. Bởi vì hệ Oxidative lúc này luôn bị thúc ép hấp thụ oxy và tạo ra các ATP liên tục.