logo

Anh chị hiểu thế nào về câu nói con đường dài nhất là con đường từ cái đầu đến bàn tay?

icon_facebook

Ở đây quan niệm này có nghĩa là từ việc mình suy nghĩ, xem xét, mong muốn từ việc mới nảy sinh ra ý tưởng ở trong đầu thì đến lúc bắt tay vào làm việc thì chưa chắc có thể đơn giản và dễ dàng như thế.  Từ việc suy nghĩ đến việc hành động sẽ cần một quá trình dài, quà trình này là khi vượt qua rất nhiều khó khăn như là sự tác động xung quanh, thậm chí chỉ đơn giản là sự lười nhắc của bản thân để có thể dẫn đến hành động thực tiễn. Ví dụ như tối nay tôi muốn mai mình sẽ dậy sớm học tập thật tốt để có thể đạt được kết quả cao nhưng trong thực tế có thể ngày hôm sau là một ngày lạnh, mưa nên bản thân muốn ngủ và không chịu dậy hay cũng có thể nay có chương trình yêu thích của bản thân mới ra mà cũng không học tập được. Tất nhiên có những người có quyết tâm cao thì họ sẽ không nản lòng ”con đường” của họ sẽ vô cùng ngắn và ngược lại với nhiều người đó là một “con đường ” dài vô tận không thể nào đạt được. Chính vì thế từ cái đầu đến bàn tay đều phải suy nghĩ chín chắn mới có thể hoàn hảo.


Dàn ý chi tiết nghị luận câu nói con đường dài nhất là con đường từ cái đầu đến bàn tay

1. Giải thích ý nghĩa

- “con đường dài nhất”: Chỉ quá trình thực hiện một công việc nào đó đầy gian truân và khó đến đích.

- “cái đầu”: Chỉ ý tưởng, khát vọng, hoài bão…

- “bàn tay”: Chỉ hành động thực tiễn.

=> Câu nói là lời nhắc nhở những người không chủ động, mạnh dạn thực hiện ý tưởng, khát vọng, hoài bão của mình và đề cao việc thực hành, thực thi công việc.

2. Bàn luận

- Con người ai cũng có những ý tưởng hay, những ước mơ hoài bão tốt đẹp, nhưng thực tế không phải ai cũng biến những điều ấy thành hiện thực. Điều đó có nhiều nguyên nhân: chần chừ, lười biếng, thiếu bản lĩnh, không có kỹ năng thực hành, chưa đủ điều kiện thực hiện… Nên từ cái đầu đến bàn tay trở thành con đường dài nhất.

- Khi không thực hiện những ý tưởng, mơ ước hoài bão của mình, con người sẽ không đạt được bất kỳ kết quả tốt đẹp nào. Đặc biệt, làm việc sẽ/còn giúp con người hình thành kỹ năng sống, phát huy năng lực bản thân, rèn luyện những phẩm chất quý giá…

Anh chị hiểu thế nào về câu nói con đường dài nhất là con đường từ cái đầu đến bàn tay

- Để có thể biến những ý tưởng của mình thành hiện thực, ngoài việc ý tưởng ấy phải phù hợp với thực tiễn, con người cần trang bị kiến thức cần thiết, rèn luyện bản lĩnh vững vàng để có thể đương đầu với khó khăn hay đối diện với thất bại, trao dồi kỹ năng thực hành…

3. Bài học

- Thấy được vai trò của việc nỗ lực rút ngắn con đường từ “cái đầu” đến “bàn tay”.

- Rèn luyện thói quen tư duy, xây dựng ý tưởng, mạnh dạn bắt tay vào công việc, từ những việc nhỏ nhất.


Đề đọc hiểu số liên quan đến câu nói con đường dài nhất là con đường từ cái đầu đến bàn tay

Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi:

(1) “Có một câu nói là: Con đường dài nhất là con đường từ cái đầu đến bàn tay. Ý tưởng nhiều vô kể. Nhiều người có những ý tưởng rất tốt. Nhưng có rất ít người biến được ý tưởng thành hiện thực. Một người bạn của tôi từng nói: "Khi ai đó tâm sự với tôi về ý tưởng này khác, tôi chỉ bảo: Nghe tuyệt lắm, hãy làm đi. Tôi không bảo khó, bảo sẽ thất bại, hay bàn lùi. Cứ để họ thực hiện. Hành động chứng minh tất cả."

(2) Nhà văn Trung Quốc Lỗ Tấn có câu: "Trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi." Nếu không đi thì đường ở đâu mà có.

(3) Cho nên, câu khẩu hiệu của Nike là: Just do it. Hãy làm đi. Làm bất cứ điều gì. Vì tuổi trẻ chỉ có một lần. Thời gian trôi qua là không quay lại. Thay vì chần chừ, đắn đo, sợ hãi, tại sao lại không thử bước ra ngoài, và làm điều có ích. Còn nói theo cha ông ta ngày trước, thì học đi đôi với hành. Đi học, đọc sách, tiếp thu kiến thức là một chuyện, phải hành động, phải thực hành, mới khiến kỹ năng của ta khá lên.

(4) Việc thiếu sót năng lực hành động có thể hạn chế người trẻ hòa nhập vào thế giới. Mà để phát triển khả năng hành động, không cần phải làm gì lớn lao, mở nhà trọ hay mở công ty. Chỉ cần bắt đầu từng bước nhỏ một.

(5) Hãy làm gì đó. Đừng ngồi yên.”

(Trích: “Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?” - Rosie Nguyễn )

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn bản.

Câu 2. Anh/chị hiểu thế nào về câu nói: “Con đường dài nhất là con đường từ cái đầu đến bàn tay”?

Câu 3. Nêu tác dụng của dấu hai chấm được sử dụng trong đoạn (1).

Câu 4. Em có đồng tình với ý kiến sau không, vì sao? “Đi học, đọc sách, tiếp thu kiến thức là một chuyện, phải hành động, phải thực hành, mới khiến kỹ năng của ta khá lên.”

Đáp án:

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là: nghị luận.

Câu 2. "Con đường dài nhất là con đường từ cái đầu đến bàn tay" :

→ Trên con đường đó có nhiều khó khăn, trở ngại đang ngăn cản ta thành công. Chính vì thế từ cái đầu đến bàn tay đều phải suy nghĩ chín chắn mới có thể hoàn hảo.

Câu 3. Tác dụng của dấu hai chấm được sử dụng trong đoạn trên:

→ Báo hiệu bộ phận cậu đứng sau là lời nói của ai đó ( nhân vật ) hoặc thuật lại bằng một lời giải thích, câu nói trực tiếp. Trong đoạn là câu thuật lại lời, câu trả lời của "tôi" nói và thuật.

Câu 4. “Đi học, đọc sách, tiếp thu kiến thức là một chuyện, phải hành động, phải thực hành, mới khiến kỹ năng của ta khá lên.”

→ Em có đồng tình với ý kiến này.

⇔ Chúng ta có thể đọc rất nhiều sách, đi học và tiếp thu kiến thức, nhưng nếu không hành động thì làm sao có thể nâng được cái ưu điểm và phát huy những gì bản thân đã học. Chỉ có việc hành động, làm và làm kiên trì mới mang ơn lại được những sự vất vả mà mình tạo động lực mang ra cố gắng.

>>> Tham khảo: Nghị luận câu nói “Bàn tay mở rộng trao ban tâm hồn mới tràn ngập vui sướng”

------------------------------

Trên đây, Toploigiai đã cùng các bạn tìm hiểu về câu hỏi Anh chị hiểu thế nào về câu nói con đường dài nhất là con đường từ cái đầu đến bàn tay? Chúng tôi hi vọng bài viết này giúp ích cho các bạn, chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 30/09/2022 - Cập nhật : 10/08/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads