logo

Amin bậc 1 là gì?

Đáp án và lời giải chính xác cho câu hỏi “Amin bậc 1 là gì?” cùng với kiến thức mở rộng về Amin là những tài liệu học tập vô cùng bổ ích dành cho thầy cô và bạn học sinh.


Trả lời câu hỏi: Amin bậc 1 là gì?

Amin bậc 1 là sản phẩm thu được khi thay thế 1 nguyên tử H trong hidrocacbon bằng nhóm -NH2.

Ví dụ: (CH3)3CNH2 là amin bậc 1 do có 1 H bị thay thế bởi 2 gốc hidrocacon.


Kiến thức mở rộng về Amin


I. Amin là gì?

1. Các định nghĩa về amin

- Amin là sản phẩm thu được khi thay thế nguyên tử H trong phân tử NH3 bằng các gốc hiđrocacbon (chỉ đúng với amin đơn chức).

- Amin là sản phẩm thu được khi thay thế nguyên tử H trong hidrocacbon bằng nhóm -NH2 (chỉ đúng với amin bậc 1).

- Amin là hợp chất hữu cơ trong phân tử chỉ chứa 3 nguyên tố: C, H và N.

2. Bậc của amin là số gốc hiđrocacbon liên kết với nguyên tử N

[CHUẨN NHẤT] Amin bậc 1 là gì?

3. Công thức tổng quát của amin

CxHyNz (x, y, z thuộc N*; y ≤ 2x + 2 + z; y chẵn nếu z chẵn; y lẻ nếu z lẻ).   

Hoặc CnH2n+2-2k+tNt (n thuộc N*; k thuộc N; t thuộc N*).

Số liên kết pi + số vòng trong phân tử amin = (2x + 2 + t - y)/2.

Nếu là amin bậc I thì công thức tổng quát có thể đặt là: CnH2n+2-­2k-t(NH2)t.


II. Tính chất vật lý 

- Các amin có khả năng tan tốt trong nước. Độ tan trong nước giảm khi số nguyên tử C tăng.

- Giữa amin và nước có liên kết Hiđro liên phân tử

- Metylamin, đimetylamin, trimetylamin và etylamin là chất khí, có mùi khai; các amin còn lại đều tồn tại ở trạng thái lỏng, rắn. Anilin: Lỏng, không màu, độc ít tan trong nước dễ bị oxi hóa chuyển thành màu nâu đen.


III. Tính chất hóa học của Amin

1. Tính bazơ của Amin

- Các phản ứng thể hiện tính bazơ

a) Amin tác dụng với dung dịch axit

CH3NH+ H2SO4 → CH3NH3HSO4

2CH3NH2 + H2SO→ (CH3NH3)2SO4

CH3NH2 + CH3COOH → CH3NH3OOCCH3

b) Amin tác dụng với dung dịch muối tạo bazơ không tan

2CH3NH2 + MgCl2 + 2H2O → Mg(OH)2 + 2CH3NH3Cl

2. Phản ứng nhận biết bậc của amin

- Nếu là amin bậc I khi phản ứng với HNO2 tạo khí thoát ra:

RNH2 + HNO2 → ROH + N2 + H2O

- Anilin phản ứng tạo muối điazoni ở 0 → 50C:

C6H5NH2 + HNO2 → C6H5N2+Cl + 2H2O

- Nếu là amin bậc II thì tạo hợp chất nitrozo màu vàng nổi trên mặt nước:

RNHR’ + HNO2 → RN(NO)R’ + H2O

- Amin bậc III không có phản ứng này.

3. Phản ứng nâng bậc amin

RNH2 + R’I → RNHR’ + HI

RNHR’ + R’’I → RNR’R’’ + HI

4. Phản ứng riêng của Anilin

– Anilin là amin thơm nên không làm đổi màu quỳ tím thành xanh.

– Anilin tạo kết tủa trắng với dung dịch nước Brom:

⇒ Phản ứng này được dùng để nhận biết anilin.

[CHUẨN NHẤT] Amin bậc 1 là gì? (ảnh 2)

 IV. Điều chế

1. Hiđro hóa hợp chất nitro

C6H5NO2 + 6H → C6H5NH2 + 2H2O (Fe/HCl)

2. Dùng kiềm mạnh đẩy amin ra khỏi muối amoni

C6H5NH3Cl + NaOH → C6H5NH2 + NaCl + H2O

→ Phản ứng này dùng để tách anilin ra khỏi hỗn hợp.

3. Thay thế nguyên tử H của NH3 (phản ứng nâng bậc)

NH3 + RI → R - NH2 + HI


V. Bài tập áp dụng

Câu 1. Dãy gồm các chất đều làm quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh là:

A. Anilin, metyl amin, amoniac                       B. Amoni clorua, metyl amin, natri hidroxit

C. Anilin, aminiac, natri hidroxit                     D. Metyl amin , amoniac, natri axetat.

Câu 2. Có 3 chất lỏng: Benzen, anilin, stiren đựng riêng biệt trong 3 lọ mất nhãn. Thuốc thử để phân biệt 3 chất lỏng trên là:

A. dd phenolphtalein                                      B. dd Br2                                

C. dd NaOH                                                    D. Quỳ tím

Câu 3. Cho các chất: Etyl axetat, etanol, axit acrylic, phenol, anilin, phenyl amoni clorua, ancol benzylic, p – crezol. Trong các chất trên, số chất phản ứng với NaOH là:

A.3                              B.4                              C.5.                             D.6

Câu 4. Nhận định nào sau đây không đúng?

A. Các amin đều có khả năng nhận proton.     

B. Tính bazo của các amin đều mạnh hơn NH3

C. Metyl amin có tính bazo mạnh hơn anilin              

D. CT TQ của amino, mạnh hở là: CnH2n+2+2Nk

Câu 5. Dung dịch metyl amin không tác dụng với chất nào sau đây?

A. dd HCl                                B. dd Br2/CCL4                                 

C. dd FeCL3                           D. HNO2

Câu 6. Để tách riêng hỗn hợp khí CH4 và CH3NH2 ta dùng :

A. HCL                                    B. HCl, NaOH                                   

C. NaOH , HCL                      D. HNO2

Câu 7. Để phân biệt các dd: CH3NH2, C6H5OH , CH3COOH , CH3CHO không thể dùng

A. Quỳ tím, dd Br2                                         B. Quỳ tím, AgNO3/NH3

C. dd Br2, phenolphtalein                              D. Quỳ tím, Na kim loại

Câu 8. Cho anilin tác dụng với các chất sau: dd Br2, H2, CH3I, dd HCl, dd NaOH, HNO2. Số phản ứng xảy ra là:

A. 3                              B. 4                              C. 5                              D. 6

Câu 9. Cho các chất sau: (1) NH3; (2) CH3NH2; (3) (CH3)2NH; (4) C6H5NH2; (5) (C6H5)2NH. Thứ tự tăng dần tính bazo của các chất trên là:

A. (4) < (5) < (1) < (2) < (3)                             B. (1) < (4) < (5) < (2) < (3)

C. (5) < (4) < (1) < (2) < (3)                             D. (1) < (5) < (2) < (3) < (4)

Câu 10. Đốt cháy hoàn toàn 1 amin no đơn chức, bậc 2, mạch hở X thu được và hơi nước theo tỉ lệ số mol tương ứng là 2 : 3. Công thức cấu tạo của X là:

A. CH3 – NH – CH3                                                   B. CH3 – NH – C2H5

C. CH3 – CH2 – CH2 – NH                                      D. C2H5 – NH – C2H5

ĐÁP ÁN

1

 2

 3

 4

 5

 6

 7

 8

 9

 10

D

B

C

B

B

B

D

C

C

B

icon-date
Xuất bản : 15/03/2022 - Cập nhật : 11/08/2023

Tham khảo các bài học khác