logo

AgF màu gì, AgF có kết tủa không?

Câu hỏi: AgF màu gì, AgF có kết tủa không?

Lời giải:

AgF - BẠC FLORUA

Bạc(I) fluoride (AgF) là một hợp chất của bạc và flo. Nó là một chất rắn màu vàng nâu (như màu gừng), nhiệt độ nóng chảy ở 435 ℃, và chuyển màu đen khi tiếp xúc với không khí ẩm. Không giống như các muối halogen khác của bạc như bạc chloride, nó có thể hòa tan trong nước đến 1,8kg/L ở nhiệt độ 15,5 °C, và thậm chí còn có khả năng hòa tan trong acetonitrile. AgF được tạo thành từ phản ứng giữa bạc(I) cacbonat (Ag2CO3), bạc(I/III) oxit (AgO) hoặc bạc(I) oxit (Ag2O) với axit flohydric:

[CHUẨN NHẤT] AgF màu gì, AgF có kết tủa không

Cùng Top lời giải đi tìm hiểu chi tiết về hợp chất AgF nhé.


1. Cấu tạo:

- Gồm 1 nguyên tử Ag liên kết với 1 nguyên tử F bằng liên kết ion.

- Có cấu trúc lập phương kiểu NaCl.

- Phân tử khối: 127 g/mol.

- Cấu tạo của muối AgF:       

[CHUẨN NHẤT] AgF màu gì, AgF có kết tủa không (ảnh 2)

hoặc        

[CHUẨN NHẤT] AgF màu gì, AgF có kết tủa không (ảnh 3)

   


2. Tính chất vật lí:

- Là chất tan trong nước, tách khỏi dung dịch ở dạng tinh thể không màu AgF.2H2O hoặc AgF.H2O.

- Nhiệt độ sôi: bị phân hủy; nhiệt độ nóng chảy: 435oC; dễ tan trong nước.


3. Tính chất hóa học:

-  Không bị phân hủy dưới ánh sáng mặt trời.

- Trong dung dịch HF đặc AgI thoát ra ở dạng axit phức H[AgF2]  hoặc H2[AgF3].

- Tan trong các muối của kim loại tương ứng tạo ra muối phức:

VD: Cho AgF tác dụng với dung dịch KF tạo ra muối phức không màu K[AgF2] và K[AgF3].

- Nó không bị axít mạnh phân hủy, kiềm đặc.

+ Tan trong dung dịch Na2S2O3 và dung dịch KCN:

AgF+ 2Na2S2O3 → Na3[Ag(S2O3)2] + NaF

AgF + 2KCN → K[Ag(CN)2] + KF

- Tan trong HNO3 đặc nóng tạo muối kéo AgNO3.AgF.


4. Điều chế:

- Hòa tan Ag2CO3 hoặc Ag2O trong axit HF:

Ag2CO3 + 2HF → 2AgF + CO2 + H2O

Ag2O + 2HF → 2AgF + H2O


5. Ứng dụng

Do tính nhạy với tia cực tím nên AgF được sử dụng để phủ lên các loại phim màu đặc biệt.

Việc sử dụng AgF rất nguy hiểm, vì nó có thể phản ứng với nhiều chất, ví dụ silic, titan và calci hydride gây tỏa nhiệt cao. Thậm chí, trong trường hợp tiếp xúc với bo và natri còn có nguy cơ gây nổ. Hơn nữa, nó ăn mòn da, mắt hoặc khi hít vào phổi.[2]

AgF còn tạo một số hợp chất với NH3, như AgF·2NH3·2H2O là tinh thể màu trắng dễ hút ẩm, có tính nổ cao. Nó còn được viết tắt là SDF và thường được sử dụng trong nha khoa; cụ thể hơn, nó được sử dụng như là một loại thuốc để chữa trị và ngăn ngừa sâu răng.

icon-date
Xuất bản : 21/07/2021 - Cập nhật : 22/07/2021