logo

6 phương pháp thuyết minh là gì?

Trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi “6 phương pháp thuyết minh là gì?” và phần kiến thức tham khảo là tài liệu cực hữu dụng bộ môn Ngữ văn 10 cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo.


Trả lời câu hỏi: 6 phương pháp thuyết minh là gì?

 Phương pháp thuyết minh là một hệ thống những cách thức mà người thuyết minh sử dụng nhằm đạt đựợc mục đích đặt ra. Có 6 phương pháp thuyết minh, đó là:

Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích

Đây là phương pháp được viết theo kiểu cấu trúc: s là p.

Ví dụ:

- Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. (Ngữ văn 6, tập một)

- Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tình trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu. Còn biến dị là hiện tượng con cháu sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết.

Dùng phương pháp định nghĩa, giải thích như cách viết trong ví dụ trên thường xác định được đốì tượng một cách cụ thê loại nào, kiểu gì, đặc điểm cơ bản của sự việc, hiện tượng ra sao, tránh việc giải thích quá rộng hoặc quá hẹp về đối tượng.

Phương pháp liệt kê

Đây là phương pháp kể ra, đưa ra một loạt những tính chất, những đặc điểm nào đó của đốì tượng nhằm khẳng định hay nhấn mạnh cho một điều gì đó, một đặc tính nào đó cần thuyết minh, làm rõ.

Ví dụ: Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người: thân cây làm máng, lá làm tranh, cong lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi; nước dừa đề uống, đê kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm..,(Cây dừa Bình Định)

Phương pháp nêu ví du

Đây là phương pháp dẫn ra, đưa ra những dẫn chứng lấy từ sách, báo chí, từ đời sống thực tiễn để làm sáng rõ cho điều mình trình bày. Dẫn chứng càng mang tính phổ biến bao nhiêu càng có giá trị cao bấy nhiêu.

Ví dụ: Ngày nay, đi các nước phát triển, đâu đâu củng nôi lên chiến dịch chống thuốc lá. Người ta cấm hút thuốc ở tất cả những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm (ở Bỉ, từ năm 1987, vi pham lần thứ nhất phat 40 đô la, tái pham phat 500 đô la),

Phương pháp dùng số liệu (con số)

Đây là phương pháp đưa vào văn bản những con số mang tính chất định lượng chính xác để giải thích, chứng minh hay giới thiệu về một sự vật, hiện tượng nào đó.

Ví dụ: Với tỉ lệ hằng năm tăng 1,73% như mười lăm năm trước và 1,57% năm 1990 thì dân số hành tinh của chúng ta năm 2015 sẽ là hơn 7 tỉ người. (Bài toán dân số)

Phương pháp so sánh

Đây là phương pháp đem so sánh, đổi chiếu một sự vật, hiện tượng nào đó trừu tượng, chưa thật sự gần gũi, còn mới mẻ với mọi người với nhiều sự vật, hiện tượng thông thường, dễ gặp, dễ thấy để giúp người đọc nhận thức, hiểu về sự vật, hiện tượng đó một cách cụ thể, dễ dàng hơn.

Ví dụ: Biển Thái Bình Dương chiếm một diện tích lớn gần bằng ba đại dương khác cộng lại và lớn gấp 14 lần diện tích biển Bắc Băng Dương là đại dương bé nhất.

Phương pháp phân lọai, phân tích

Đây là phương pháp chia ra từng loại, từng bộ phận, từng mặt khi mà sự vật quá đa dạng hay có nhiều bộ phận cấu tạo, có nhiều mặt để thuyết minh.

Ví dụ: Văn bản Huế trong SGK, trang 115 – 116 trình bày các đặc điểm của thành phố Huế theo những mặt:

- Huế là một trong những trung tâm văn hoá, nghệ thuật lớn của Việt Nam.

- Huế là sự kết hợp hài hoà của núi, sông và biển.

- Huế đẹp vối cảnh sắc sông núi.

- Huế có những công trình kiến trúc nổi tiếng.

- Huế có các sản vật và mỏn ăn nổi tiếng.

- Huế là thành phố đấu tranh kiên cường.

Cùng Top lời giải tìm hiểu về Cách làm bài văn thuyết minh các em nhé!


Kiến thức tham khảo về Cách làm bài văn thuyết minh


1. Cách làm bài văn thuyết minh:

Bước 1: 

+ Xác định đối tượng thuyết minh.

+ Sưu tầm, ghi chép và lựa chọn các tư liệu cho bài viết.

+ Lựa chọn phương pháp thuyết minh phù hợp.

+ Sử dụng ngôn từ chính xác, dễ hiểu để thuyết minh làm nổi bật các đặc điểm cơ bản của đối tượng.

[CHUẨN NHẤT] 6 phương pháp thuyết minh là gì?

Bước 2: Lập dàn ý

Bước 3: Viết bài văn thuyết minh

Viết phần mở bài:

Mở bài có nhiều phương pháp, nhưng có thể quy vào hai phương pháp chủ yếu là mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp.

Ví dụ 1: Mở bài trực tiếp

Chiêm Hoá, một huyện miền núi của tỉnh Tuyên Quang là nơi cư trú của nhiều dân tộc anh em như: Kinh, Tày, Dao, H’Mông, Sán Dìu…Tuy phong tục, tập quán khác nhau nhưng chung sống rất hoà thuận cùng nhau xây dựng quê hương ngày thêm tươi đẹp.

Ví dụ 2: Mở bài gián tiếp.

Là người Việt Nam ai cũng đã một lần nghe câu ca dao:

"Đồng Đăng có phố Kì Lừa

Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh"

Từ Hà Nội đi theo quốc lộ 1A, du khách ngồi trên xe ô tô khoảng 2 tiếng đồng hồ là đến địa phận Lạng Sơn. Qua dãy núi Kai Kinh rồi đến ải Chi Lăng thâm nghiêm hùng vĩ, những kì tích đó đã làm cho bao kẻ thù xưa nay khiếp sợ. Đường 1A trườn dài theo những triền núi ngút ngàn thông reo. Từng đoàn xe lớn nhỏ hối hả về xứ Lạng ẩn mình trong sương sớm. Qua khỏi đèo Sài Hồ là đến thị xã Lạng Sơn, vùng biên ải của Tổ quốc nơi quê hương của hoa thơm, trái ngọt và những làn điệu dân ca đặc sắc: Then, Sli, Lượn của các dân tộc Tày, Nùng, Dao.

Viết phần thân bài:

Phần này thường gồm một số đoạn văn được liên kết với nhau thành một hệ thống nhằm giải đáp một số yêu cầu của đề bài.

Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh nên tuân thủ theo thứ tự cấu tạo của sự vật, theo thứ tự nhận thức (từ tổng thể đến bộ phận, từ ngoài vào trong, từ xa đến gần), theo thứ tự diễn biến sự việc trong một thời gian trước – sau; hay theo thứ tự chính phụ: cái chính nói trước, cái phụ nói sau.

Viết phần kết bài:

Phần kết bài có thể nhấn mạnh một lần nữa đặc sắc của đối tượng giới thiệu - thuyết minh hoặc nêu một lời mời, một kiến nghị, hoặc một ấn tượng mạnh mẽ nhất về đối tượng đó.

Ví dụ 1: Hiện tại và tương lai, Chiêm Hoá là một điểm du lịch thu hút rất nhiều khách tham quan. Hãy đến với Chiêm Hoá để dự hội Lồng Tông tổ chức vào ngày mùng 8 tháng giêng hàng năm, thăm đền Bách Thần, đền Đầm Hồng. Vào mùa hè các bạn có thể đi du ngoạn thác Bản Ba và đặc biệt chúng ta sẽ được thăm khu di tích lịch sử Kim Bình. Chúng ta sẽ thấy Chiêm Hoá đẹp biết nhường nào.

icon-date
Xuất bản : 17/03/2022 - Cập nhật : 21/03/2022