logo

4 hiệp ước nhà Nguyễn kí với Pháp

Trong những ngày kháng chiến ác liệt, nhân dân ta đã anh dũng kháng chiến chống lại thực dân. Tuy nhiên, chế độ phong kiến thời đó lại hủ bại và hèn nhát, luôn khom mình nhượng bộ trước quân thù. Tiêu biểu chính là 4 hiệp ước nhà Nguyễn kí với Pháp đánh đổi nhiều tài sản và tự do của đất nước. Vậy để tìm hiểu về nội dung 4 hiệp ước nhà Nguyễn kí với Pháp, mời các bạn cùng Toploigiai đi vào bài hôm nay nhé!


1. Hiệp ước Nhâm Tuất 1862

Hòa ước Nhâm Tuất hay hòa ước Nhâm Tuất là hiệp ước bình đẳng được ký kết vào ngày 5 tháng 6 năm 1862 tại Sài Gòn. Hòa ước ký kết giữa đại diện triều Nguyễn, đại diện của Pháp và đại diện của Tây Ban Nha. Hiệp ước này ký kết là sự mở đầu cho sự đô hộ của Pháp ở nước Việt Nam.

Nguyên nhân chính dẫn đến việc triều đình nhà Nguyễn phải ký kết hòa ước là do ở ngoài Bắc Kỳ có quân nổi dậy của Lê Duy Phụng và đồ đảng là Trường. Tình hình ngày càng nguy cấp khi đại đồn Chí Hòa thất thủ, quân pháp thừa thắng các trận nên cũng lần lượt chiếm các tỉnh Định Tường, Biên Hòa và Vĩnh Long. Tình hình này làm cho triều đình phong kiến nhà Nguyễn rất hốt hoảng và lo sợ nên đã đồng ý ký kết hòa ước Nhâm Tuất với Pháp.


2. Hiệp ước Hoà Tuất 1874

Người Pháp hết sức phản đối các yêu sách của triều đình Huế, lần lượt đưa quân đánh chiếm các tỉnh Bắc Kỳ. Pháp ngang nhiên vi phạm các thỏa thuận trong Hiệp ước Nhâm Tuất 1862 mà hai bên đã ký kết. Không chỉ vậy, họ còn muốn đạt được nhiều hơn nữa, đây cũng là lý do ra đời của Hiệp ước Giáp Tuất 1874.


3. Hiệp ước Quý Mùi 1883

Hiệp ước Quý Mùi năm 1883 (còn gọi là Hiệp ước Hacmăng) là văn kiện được kí kết ngày 25.8.1883 giữa triều đình Huế và Chính phủ Pháp thừa nhận Pháp thống trị toàn bộ Việt Nam. Hiệp ước gồm 27 điều khoản. Ngay tại Điều 1, tiểu đình Huế bị tước bỏ hoàn toàn quyền đối ngoại, mọi cuộc trao đổi ngoại giao của triều đình Huế với bất kì nước nào, kể cả với triều đại Thanh (Trung Quốc) đều do Pháp nắm quyền chủ toạ và và triều đình Huế muốn đặt quan hệ ngoại giao với nước nào đều phải được Chính phủ Pháp cho phép. Thực dân Pháp theo Điều 2 và Điều 26, sáp nhập tỉnh Bình Thuận vào Nam Kỳ coi như để trừ nốt khoản tiền bồi thường chiến phí theo Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) mà triều đình Huế còn thiếu.

4 hiệp ước nhà Nguyễn kí với Pháp

Một nội dung chủ yếu của Hiệp ước là chia Việt Nam làm ba kì (Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ). Từ phía bắc tỉnh Bình Thuận trở vào nam gọi là Côsanhsin (Cochinchine), tức Nam Kỳ và được coi là thuộc địa của Pháp; từ địa giới phía bắc tỉnh Bình Thuận trở ra tới Đèo Ngang gọi là An Nam, tức Trung Kỳ; từ Đèo Ngang trở ra gọi là Tông canh (Tonkin), tức Bắc Kỳ.


4. Hiệp ước Pa – tơ – nốt 1884

Sau khi đánh bại quân Thanh, người Pháp làm chủ tình thế, bắt nhà Nguyễn ký bản hiệp ước pa tơ nốt ngày 6/6/1884, nội dung hiệp ước pa tơ nốt về cơ bản là giống Hiệp ước Hác măng (hiệp ước Quý Mùi), chỉ sửa đổi đôi chút về ranh giới khu vực Trung Kỳ nhằm lấy lòng vua quan phong kiến bù nhìn và xoa dịu dư luận.

– An Nam chấp nhận sự bảo hộ của Pháp (kể cả những người dân An Nam ở nước ngoài), Pháp sẽ đại diện cho An Nam trên quan hệ ngoại giao (kể cả với Trung Quốc)

– Các tỉnh nằm ở giữa ranh giới Nam Kỳ cho đến Ninh Bình (Trung Kỳ) vẫn thuộc quyền cai trị của quan chức An Nam; nhưng các vấn đề về hải quan, công chánh cần phải có sự chỉ đạo thống nhất, các dịch vụ cần phải sử dụng nhân viên người Âu Châu. Trong giới hạn này, cho phép việc mở cửa buôn bán với mọi quốc gia tại các cảng Tourane, Quy Nhơn, Xuân Đài, Đà Nẵng; những cảng mở thêm cửa trong tương lai phải có sự thống nhất của cả hai bên

– Viên công sứ toàn quyền sẽ ở trong nội thành Huế với một đội quân để chủ trì quan hệ ngoại giao, điều hành công việc của bộ máy bảo hộ.

– Những người nước ngoài thuộc bất cứ quốc tịch nào tại Bắc Kỳ và Trung Kỳ đều đặt dưới quyền tài phán của người Pháp

– Các hoạt động kinh tế và công tác thuế quan sẽ do người Pháp nắm giữ và điều hành.

----------------------------

Vậy là trong bài viết này, Toploigiai đã cùng các bạn đi tìm hiểu về 4 hiệp ước nhà Nguyễn kí với Pháp, cũng thể hiện sự yếu hèn của phong kiến nhà Nguyễn. Hy vọng qua bài viết, các bạn có thể hiểu hơn về lịch sử của dân tộc và những thế hệ anh hùng đi trước.

icon-date
Xuất bản : 08/10/2022 - Cập nhật : 05/12/2022