logo

Tài nguyên không tái sinh và tài nguyên tái sinh khác nhau như thế nào?

Tài nguyên có vai trò quan trọng, phục vụ cho đời sống sinh hoạt hàng ngày của con người. Tài nguyên được phân thành 3 loại đó là tài nguyên tái sinh, không tái sinh và vĩnh cửu. Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu xem tài nguyên không tái sinh và tài nguyên tái sinh khác nhau như thế nào trong bài viết dưới đây nhé!


Tài nguyên không tái sinh và tài nguyên tái sinh khác nhau như thế nào?

Tiêu chí so sánh Tài nguyên không tái sinh Tài nguyên tái sinh
Khái niệm

Là dạng tài nguyên sau một thời gian sử dụng sẽ cạn kiệt. 

 

Là dạng tài nguyên khi sử dụng hợp lí sẽ có điều kiện phát triển phục hồi.
Ví dụ Than đá, vàng, uranium, dầu mỏ, khí đốt,… Đất, nước, cây cối, động thực vật,…
Đặc điểm

- Những tài nguyên không tái sinh được hình thành từ các quá trình địa lí kéo dài hàng triệu năm nên có trữ lượng cố định.

- Tài nguyên không tái sinh chịu ảnh hưởng lớn về chính trị. Ví dụ: tranh chấp vùng biển có chứa nhiều dầu mỏ, khí đốt.

- Do các tài nguyên không tái sinh rất quý hiếm nên việc chi phí để có được những tài nguyên này rất cao. Dần dần, khi trở nên khan hiếm, giá sẽ đạt đến mức cao mà không thể mua được buộc con người phải sử dụng những sản phẩm thay thế. 

- Nguồn cung của tài nguyên tái sinh có sẵn trong tự nhiên rất nhiều.

- Chi phí để có được tài nguyên tái sinh thấp.

- Cần có biện pháp sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên tái sinh hợp lí. Để làm được điều này, các quốc gia trên thế giới cùng chung tay thực hiện các biện pháp để bảo vệ tài nguyên.


Một số biện pháp bảo vệ nguồn tài nguyên

- Sử dụng hợp lí tài nguyên đất bằng cách: sử dụng đất đúng mục đích, không làm cho đất bị thoái hóa, xói mòn hoặc rửa trôi.

- Tiết kiệm nước sạch: Nguồn nước sạch đang dần cạn kiệt, con người phải biết tiết kiệm nước, tránh ô nhiễm nguồn nước bằng cách không xả rác thải ra ao hồ, sông, suối; hạn chế sử dụng chất hóa học, thuốc trừ sâu,…

Tài nguyên không tái sinh và tài nguyên tái sinh khác nhau như thế nào?

- Khai thác và sử dụng tài nguyên không tái sinh hợp lí, tiết kiệm. Tránh tình trạng xuất khẩu khoáng sản thô, thay vào đó là chế biến khoáng sản chuyên sâu hơn.

- Bảo vệ rừng bằng cách: không chặt phá rừng bừa bãi, không đốt rừng làm lương rẫy,…

- Cơ quan nhà nước cần đánh giá trữ lượng và giá trị kinh tế của các nguồn tài nguyên để có biện pháp khai thác và sử dụng hợp lí. Hoàn thiện hệ thống pháp luật và có chế tài đủ mạnh để xử lí các trường hợp vi phạm ô nhiễm môi trường. Ban hành Sách đỏ để bảo vệ các loài động thực vật quý hiếm.

icon-date
Xuất bản : 03/05/2023 - Cập nhật : 30/06/2023