logo

Kể tên các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến đời sống sinh vật

Đời sống sinh vật chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái, chúng tác động qua lại làm cho sinh vật tồn tại, phát triển và diệt vong. Các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến đời sống sinh vật gồm nhóm nhân tố vô sinh (ánh sáng, độ ẩm, muối khoáng,…), nhân tố hữu sinh (con người, vi sinh vật,…). Cùng Toploigiai tìm hiểu chi tiết các nhân tố này trong bài viết dưới đây!


Khái niệm nhân tố sinh thái

Nhân tố sinh thái là các yếu tố ở ngoài môi trường tác động đến quá trình sinh sống của sinh vật. Các nhân tố này sẽ làm thay đổi những tập tính của sinh vật, từ đó chúng hình thành những đặc điểm để thích nghi với môi trường. Mỗi sinh vật chịu ảnh hưởng của một hoặc nhiều nhân tố khác nhau tạo thành một tổ hợp sinh thái.

Kể tên các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến đời sống sinh vật

Các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến đời sống sinh vật

- Ánh sáng: ảnh hưởng đến thực vật và động vật. cường độ chiếu sáng khác nhau giữa ngày và đêm, các mùa trong năm ảnh hưởng tới những tập tính của sinh vật.

+ Thực vật: ánh sáng giúp thực vật thực hiện quá trình quang hợp. Ánh sáng phân thực vật thành nhóm cây ưa sáng, ưa bóng và chịu bóng.

+ Động vật: ánh sáng giúp động vật thực hiện quá trình trao đổi chất, các hoạt động sinh lí, sinh sản,… Ánh sáng phân động vật thành nhóm ưa hoạt động ban ngày và nhóm ưa hoạt động ban đêm, ưa sáng sớm hay ưa chiều tối,…

- Nhiệt độ: tác động đến hình thái, cấu trúc cơ thể, tuổi thọ, các hoạt động sinh lí - sinh thái và tập tính của sinh vật. Mỗi sinh vật có giới hạn chịu nhiệt độ khác nhau, đa số các loài sống trong phạm vi từ 0-50oC và có những đặc điểm cấu tạo khác nhau để thích nghi với nhiệt độ môi trường.

- Nước và độ ẩm: ảnh hưởng tới sự phân bố sinh vật: ở vùng sa mạc có ít nước thì có ít sinh vật, các sinh vật phải có đặc điểm phù hợp sống trong môi trường khô hạn (ví dụ: lá tiêu giản, lá dày mọng nước, rễ cắm sâu, lạc đà có túi dự trữ nước,…). Ở vùng nhiệt đới ẩm thì sinh vật đông đúc hơn và các đặc hiểm hình thái cũng khác so với ở vùng chịu hạn. Nước và độ ẩm chia sinh vật thành các nhóm:

+ Sinh vật sống ưa nước: các loài cá, tảo, thực vật thủy sinh

+ Sinh vật ưa độ ẩm cao: ếch, nhái

+ Sinh vật ưa ẩm vừa: chiếm đa số động thực vật.

+ Sinh vật ưa độ ẩm thấp (hay ưa khô): cây bỏng, xương rồng, lạc đà

Kể tên các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến đời sống sinh vật

- Các chất khí: Các chất có trong khí quyển như O2, N2, CO2, H2,…ảnh hưởng tới hoạt động trao đổi chất của thực vật và hô hấp của động vật. Khi các thành phần này ở mức ổn định, sinh vật sẽ phát triển bình thường và không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, khi nồng độ các chất vượt mức giới hạn sẽ đe dọa sự sống của sinh vật. Ví dụ: Nồng độ O2 xuống thấp sẽ không có oxi để thở, con người sẽ suy nhược và tử vong.

- Các muối dinh dưỡng: Đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc cơ thể sinh vật, điều hoà các quá trình sinh hóa của cơ thể. Khi sinh vật thừa hay thiếu muối để gây hại cho sự phát triển.


Sự tác động trở lại của sinh vật đối với môi trường

Sinh vật không chỉ chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố sinh thái ngoài môi trường mà còn có sự tác động trở lại môi trường để giảm nhẹ những ảnh hưởng của các nhân tố đó để có lợi cho đời sống của mình. Sinh vật ở tổ chức sống càng cao thì khả năng tác động càng mạnh. Nhờ sự tác động đó mà bề mặt Trái Đất có sự thay đổi lớn.

Ví dụ: các loại côn trùng dưới đất như giun, mối, gián là cho đất tơi xốp và màu mỡ; san hô sống thành tập đoàn lớn hình thành nên những đảo, quần đảo; Những nơi trồng nhiều cây xanh làm cho đất luôn ẩm, chống xói mòn,…

icon-date
Xuất bản : 17/05/2023 - Cập nhật : 19/08/2023