logo

Đối tượng nào dưới đây thường có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn các đối tượng còn lại?

Đáp án chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm “Đối tượng nào dưới đây thường có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn các đối tượng còn lại?” cùng với những kiến thức tham khảo về nhu cầu dinh dưỡng của con người là tài liệu đắt giá môn sinh học 10 dành cho các thầy cô giáo và bạn em học sinh tham khảo.


Trắc nghiệm: Đối tượng nào dưới đây thường có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn các đối tượng còn lại?

A. Phiên dịch viên

B. Nhân viên văn phòng

C. Vận động viên đấm bốc

D. Lễ tân

Trả lời: 

Đáp án đúng: C. Vận động viên đấm bốc thường có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn các đối tượng còn lại do hoạt động thể chất ở cường độ cao hơn.


Kiến thức tham khảo về nhu cầu dinh dưỡng của con người


1. Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể được biểu thị như thế nào?

Mặc dù đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể nhưng hầu hết các chất dinh dưỡng đều có thể gây hại nếu bổ sung quá mức. Bởi vậy, cần xác định giới hạn mức dinh dưỡng cho phép để đưa vào cơ thể. Nhu cầu dinh dưỡng được biểu thị là năng lượng và các chất dinh dưỡng trung bình hằng ngày cần tiêu thụ của mỗi người.

Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể bao gồm: Năng lượng và protein, các vitamin tan trong nước (vitamin B6. vitamin B12, acid folic, thiamin, riboflavin, niacin, vitamin A), các vitamin tan trong dầu (vitamin A, D, K), các khoáng chất (canxi, photpho, magie, sắt, kẽm, iod, selen,...).

Đối tượng nào dưới đây thường có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn các đối tượng còn lại?

Nhu cầu cơ thể đối với năng lượng sẽ được khuyến nghị theo cách khác. Thực tế, có những nhu cầu dinh dưỡng riêng cho từng nhóm đối tượng. Có khoảng 50% dân số sẽ cần nhiều năng lượng hơn, 50% còn lại cần ít hơn,...

Đặc biệt, nhu cầu dinh dưỡng có thể thay đổi ở từng cá thể, từng ngày, từng đối tượng. Nhu cầu này sẽ khác nhau tùy thuộc độ tuổi, giới tính, cân nặng, quá trình mang thai và cho con bú,... Ngoài ra, nhu cầu dinh dưỡng còn thay đổi tùy theo bệnh cảnh lâm sàng: Sinh non, lão hóa, nhiễm trùng, mắc bệnh mạn tính, mắc các rối loạn chuyển hóa, sử dụng thuốc, khí hậu, hoạt động thể chất, thói quen ăn uống hằng ngày,...

Để tính nhu cầu năng lượng, người ta dùng đơn vị là Kcalor (1Kcalor = 1.000 calor) 

Nhu cầu năng lượng ở người trưởng thành trung bình

Nam: 2.600 - 3.000 Kcalor/ngày.

Nữ:  2.000 - 2.500 Kcalor/ngày.

Nhu cầu năng lượng hàng ngày thay đổi tùy theo cường độ lao động

Lao động nhẹ: 2.200 - 2.400 Kcalor: lao động trí óc.

Lao động vừa: 2.600 - 2.800 Kcalor: công nhân công nghiệp,  học sinh.

Lao động nặng: 3.000 - 3.600 Kcalor: bộ đội luyện tập thể dục,  thể thao.

Lao động rất nặng: >3.600 Kcalor: thợ rừng, xây dựng công trình, khuân vác


2. Nhu cầu Protein.

Trong quá trình sống, thường xuyên diễn ra quá trình phân hủy và sinh tổng hợp các chất, quá trình thay cũ đổi mới về thành phần tế bào. Ðể đảm bảo quá trình phân hủy và đổi mới hàng ngày cần bổ xung chất protein vào máu.  PROTEIN ở cơ thể người ta chỉ có thể tạo thành từ protein của thực phẩm, chất protein không thể tạo thành từ chất lipit và gluxit.

Bản chất của nhu cầu protein: Nhu cầu protein cho duy trì quá trình thay cũ đổi mới, bù đắp lượng ni tơ mất theo da, phân, và trong chu kì kinh nguyệt. Nhu cầu protein để phát triển cơ thể đang lớn, phụ nữ có thai cần protein để xây dựng tổ chức mới, người mẹ cho con bú mỗi ngày tiết 500ml sữa có khoảng 10,5g protein. Nhu cầu protein cho quá trình hồi phục sau một chấn thương (mổ, bỏng) hay sau khi ốm khỏi, cơ thể cần protein dể hồi phục.

Trong thực tế, người ta ăn khẩu phần ăn hỗn hợp nhiều loại thực phẩm và Ở CÁC NƯỚC phát triển như nước ta thường ăn nhiều thực phẩm nguồn gốc thực vật, protein có giá trị sinh học thấp hơn nhiều so với trứng và sữa, hơn nữa cũng để đảm bảo an toàn nên nhu cầu thực tế của protein nâng lên cao hơn. Người ta thường tính nhu cầu thực tệ từ nhu cầu an toàn theo công thức sau:

Theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng, hệ số sử dụng protein (NPU) trong các  loại khẩu phần thường gặp ở nước ta là:  60%, như vậy nhu cầu protein thực tế sẽ là :

Các nhà dinh dưỡng và sinh lý gần như đã thống nhất là nhu cầu tối thiểu về protein là 1g/kg/ngày, nhiệt lượng protein khẩu phần trung bình là 12%.

Nhu cầu protein cao hơn ở trẻ em, phụ nữ có thai và cho con bú.

Nhu cầu protein của trẻ em là:

- 0-12 tháng : 1,5 - 2,3 g/kg cân nặng/ngày.

- 1-3 tuổi : 1,5 - 2 g 1 kg cân nặng/ngày.


2. Nhu cầu lipit:

Nhu cầu về lipit hiện nay vẫn còn đang tiếp tục nghiên cứu để làm sáng tỏ. Người ta thấy lượng lipit ăn vào của khẩu phần ăn hàng ngày ở các nước khác nhua trên thế giới chênh lệch rất nhiều. Ở các nước châu Âu, Bắc Mỹ trong khẩu phần ăn có tới 150 g lipit một ngày tức là chiếm khoảng 50% tổng số năng lượng của khẩu phần, trong khi đó nhiều nước ở CHÂU Á, châu Phi lượng lipit ăn vào không quá 15 - 20g/1 người/1 ngày. Theo KẾT QUẢcủa các công trình nghiên cứu cho thấy ở tất cả mọi nơi nếu muốn nuôi dưỡng tốt lượng lipit nên có là 20% trong số năng lượng của khẩu phần và không nên vượt quá 25-30% tổng số năng lượng của khẩu phần. Riêng đối với những người hoạt động thể lực nặng, nhu cầu năng lượng cao trên 4000 Kcal/ngày lượng lipit tăng lên nhưng cũng chỉ trong một thời gian ngắn.

Tuy nhiên nhu cầu chất béo còn phụ thuộc vào tuổi, tính chất lao động, đặc điểm dân tộc, khí hậu. Người ta thấy nhu cầu lipit có thể tính tương đương với lượng protein ăn vào

Ở người còn trẻ và trung niên tỷ lệ đó có thể là 1:1 nghĩa là lượng đạm và lipit ngang nhau trong khẩu phần. ở người đã lớn tuổi tỷ lệ lipit nên giảm bớt và tỉ lệ lipit với protein là 0,7:1. Ở người già, lượng lipit chỉ nên bằng 1/2 lượng protein.

icon-date
Xuất bản : 29/03/2022 - Cập nhật : 02/08/2023