Yếu tố không thuận lợi đối với sản xuất nông nghiệp ở nước ta là Tính mùa vụ. Nền nông nghiệp nước ta mang tính mùa vụ vì ở nước ta có khậu nhiệt đới ẩm gió mùa làm cho thiên nhiên có sự phân hóa đa dạng từ Bắc vào Nam, từ Tây sang Đông và theo độ cao.
A. Sản phẩm nông nghiệp đa dạng.
B. Khả năng xen canh, tăng vụ lớn.
C. Tính mùa vụ.
D. Sự phân hoá về điều kiện sinh thái nông nghiệp.
Đáp án đúng là: C. Tính mùa vụ.
Yếu tố không thuận lợi đối với sản xuất nông nghiệp ở nước ta là Tính mùa vụ. Nền nông nghiệp nước ta mang tính mùa vụ vì ở nước ta có khậu nhiệt đới ẩm gió mùa làm cho thiên nhiên có sự phân hóa đa dạng từ Bắc vào Nam, từ Tây sang Đông và theo độ cao.
Tính mùa vụ là nét đặc trưng trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta. Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng, vật nuôi, là những vật thể sống có sự phát triển, sinh trưởng theo quy luật nhất định=> Phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, thời gian sản xuất dài hơn thời gian lao động => Có tính mùa vụ.
Mỗi loại cây trồng phù hợp với điều kiện khí hậu khác nhau, dẫn đến những mùa vụ khác nhau => Mùa nào thức ấy. Mùa đông miền Bắc có rau màu vụ đông (bắp cải, xu hào, đào,lê, táo), mùa hè có hoa quả nhiệt đới: nhãn, vải, sầu riêng, chôm chôm....
Với đặc điểm thời tiết và địa hình, tại mỗi thời điểm người dân chỉ có thể trồng một loại cây thích hợp. Thời gian sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi tương đối dài, không giống nhau và thông qua hàng loạt giai đoạn kế tiếp nhau. Không chỉ vậy thời gian sản xuất bao giờ cũng dài hơn thời gian lao động cần thiết để tạo ra sản phẩm cây trồng hay vật nuôi.
Để khắc phục phải xây dựng cơ cấu nông nghiệp hợp lí, đa dạng hóa sản xuất (tăng vụ, xen canh, gối vụ), phát triển ngành nghề dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn.
Gieo cấy hết diện tích lúa, không để ruộng bỏ hoang; đẩy mạnh chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang các cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn, trong đó cần quản lý chặt chẽ việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Mỗi địa phương lựa chọn 2 – 3 giống lúa chủ lực, 1 – 2 giống bổ sung trên cơ sở các giống đã được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng các giống có tính chống chịu khá với bệnh bạc lá, có chất lượng phù hợp với thị trường tiêu thụ; xây dựng các mô hình làm điểm gieo cấy 1 - 2 giống lúa có chất lượng cao trong cùng một vùng để tạo thành vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn.
Đối với cơ chế hỗ trợ vụ mùa, ngành Nông nghiệp cần xác định rõ đối tượng, quy mô, định mức hỗ trợ trên cơ sở cân đối nguồn kinh phí được bố trí. Các huyện, thành phố căn cứ vào đề án chung của tỉnh ban hành đề án sản xuất phù hợp với thực tế tại địa phương.
Phải xây dựng cơ cấu nông nghiệp hợp lý, đa dạng hóa sản xuất như tăng vụ, xen canh, gối vụ…
>>> Tham khảo: Mở rộng thị trường có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển và phân bố nông nghiệp