logo

Ý nghĩa mâm ngũ quả miền Bắc

Mỗi dịp Tết đến xuân về, trong gia đình người Việt không thể thiếu được mâm ngũ quả trên bàn thờ ông bà, Tổ tiên. Mâm ngũ quả ngày Tết là nét văn hóa đặc trưng của người Việt và có ý nghĩa rất quan trọng. Mỗi vùng lại có sự khác biệt về mâm ngũ quả. Cùng tìm hiểu về ý nghĩa của mân ngũ quả miền Bắc trong dịp Tết Nguyên Đán qua bài viết dưới đây!


Mâm ngũ quả là gì?

Mâm ngũ quả là một mâm trái cây bao gồm khoảng 5 loại quả khác nhau. Mân ngũ quả thường được nhiều gia đình Việt bày trên bàn thờ tổ tiên trong những ngày Tết Nguyên Đán. Mỗi loại trái cây trưng trên mâm ngũ quả thường mang ý nghĩa khác nhau thông qua tên gọi hay màu sắc và cách sắp xếp của chúng.


Ý nghĩa mâm ngũ quả miền Bắc

Thông thường, người miền Bắc bày mâm ngũ quả theo thuyết Ngũ hành trong văn hóa phương Đông, nó mang ý nghĩa là vạn vật dung hòa cùng trời đất. Bởi vậy nên mâm ngũ quả cũng phải phối theo năm màu: Kim màu trắng, Mộc màu xanh, Thủy màu đen, Hỏa màu đỏ và Thổ màu vàng. Cách sắp xếp màu sắc từng loại quả xen kẽ với nhau giúp chúng thêm đẹp mắt, hợp phong thủy ngày Tết. 

Ý nghĩa mâm ngũ quả miền Bắc

Mâm ngũ quả miền Bắc gồm các loai quả như: chuối, bưởi, hồng, đào, quýt, lê… Trong đó, chuối là loại quả cần có ở mọi mâm ngũ quả miền Bắc. 

Nải chuối có hình dáng cong nhẹ ôm lấy các loại trái cây khác thể hiện ý nghĩa đùm bọc, sum vầy hạnh phúc. Hơn nữa một nải chuối sẽ bao gồm nhiều quả chuối cũng mang ý nghĩa là sự sinh sôi, con cháu đầy đàn.

Tuy nhiên, thay vì dùng bưởi đỏ thì một số gia đình thay bưởi bằng quả phật thủ như thể lưu giữ thần, Phật và gia tiên lưu lại trong nhà lâu hơn để có thể phù hộ cho gia chủ.

Quả quất cảnh và quả hồng thường được tô điểm xung quanh mâm ngũ quả vì nó mang màu đỏ, vàng rực rỡ, vô cùng đẹp mắt - là biểu tượng cho sự may mắn, thành đạt.


Cách trình bày một mâm ngũ quả truyền thống

Nải chuối được đặt ở dưới cùng để hỗ trợ giữ tất cả các loại trái cây khác. Ở giữa là quả bưởi hoặc quả phật thủ như bàn tay Phật bằng vàng. Các loại trái cây khác được bày xung quanh, còn những khoảng trống xen kẽ với quýt vàng, hay quất,…

Do các loại trái cây đa dạng nên mâm ngũ quả ngày càng trở nên phong phú, người ta không cứng nhắc “mâm ngũ quả” nữa mà có thể bày biện nhiều loại quả hơn, thêm các chùm quả mọng, thêm táo xanh, đỏ. ớt, hồng xiêm... Mặc dù bày nhiều loại quả hơn nhưng người ta vẫn gọi là "mâm ngũ quả".

Ý nghĩa mâm ngũ quả miền Bắc

Để có một mâm ngũ quả đẹp, màu sắc tươi mới và để được lâu, bạn nên lưu ý một số điều sau đây:

+ Nên chọn quả mới chín tới để vẫn có màu sắc tươi, quả còn đầy đủ cuống và lá, vỏ ngoài của quả căng bóng.

+ Chọn quả chắc tay, không bị dập, hỏng.

+ Số lượng quả xuất hiện trong mâm mang ý nghĩa phong thủy rất lớn, ví dụ nếu mua chuối bạn nên mua nải có số quả lẻ, quả to tròn đều, có hình như bàn tay đang ngửa lên hứng lộc.

+ Không nên rửa quả vì việc quả tiếp xúc với nước sẽ làm quả nhanh bị hỏng.

Vậy mâm ngũ quả ngày Tết là nét văn hóa đặc trưng của người Việt. Mặc dù có khác nhau giữa các vùng miền nhưng nó đều thể hiện sự thành kính hướng về nguồn cội, tổ tiên và là mong ước một năm mới an khang, hạnh phúc và ấm no.

icon-date
Xuất bản : 21/01/2023 - Cập nhật : 15/07/2023