logo

Ý nghĩa của câu anh em như thể tay chân


Mục lục nội dung

Bài văn mẫu 1

Ý nghĩa của câu anh em như thể tay chân ngắn gọn, hay nhất

Trong kho tàng văn học Việt Nam ông cha ta để lại vô vàn những câu tục ngữ, ca dao, là những lời khuyên, dạy bảo, răn đe con cháu của mình bằng hình thức truyền khẩu, trong đó có câu ca dao:

“Anh em như thể tay chân

Rách lành đùm bọc

Dở hay đỡ đần”

Câu ca dao khuyên bảo chúng ta về tình nghĩa anh em trong một nhà, đó là tình cảm thiêng liêng, cao quý mà không có thứ tình cảm nào có thể sánh bằng. Câu ca dao sao gần gũi mà giản dị đời thế nhưng lại có ý nghĩa vô cùng sâu sắc, để hiểu rõ điều mà tác giả dân gian muốn gửi gắm tới chúng ta, hãy bắt đầu phân tích và tìm hiểu những vấn đề xoay quanh nó.

Hình ảnh mà chúng ta nhìn thấy đó là “tay chân” đây là hai bộ phận vô cùng quan trọng trên cơ thể của mỗi con người, tác giả sử dụng biện pháp so sánh, ví tình anh em ruột thịt giống như tay chân của chúng ta vậy, không bao giờ tách rời và có mối quan hệ thân thiết với nhau, anh em trong một gia đình đều do bố mẹ sinh ra và có công dưỡng dục, cùng chung bố mẹ, chung mái nhà, chung chiếc giường, cùng nhau lớn lên, trưởng thành, điều này cho thấy tình cảm anh em thật khăng khít và thân thiết. Chính vì đó mà chúng ta phải biết yêu thương, chia sẻ, đùm bọc nhau khi khó khăn, hoạn nạn.

Khi giàu có, sung sướng ta được ăn ngon, mặc lành lặn nhưng cuộc đời chẳng ai lường trước được điều gì, có thể bạn bị sa ngã, khó khăn, nghèo đói bủa vây bạn, những lúc như thế mới cần tới tình anh em ruột thịt.

Câu ca dao nói lên tình cảm thắm thiết, luôn tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh, khi giàu có không được khinh rẻ, đến lúc nghèo đói thì phải biết trân tọng và yêu thương lẫn nhau, tình cảm gắn bó, máu thịt ấy không ai có thể tách rời.

Từ tình cảm anh em trong một gia đình, tác giả muốn nhân rộng ra toàn xã hội, đó là truyền thống đạo đức vô cùng tốt đẹp được ông cha lưu truyền cho tới ngày hôm nay, đã là người trong cùng một đất nước, một dân tộc, là con rồng cháu tiên, thì phải biết yêu thương và đùm bọc lẫn nhau, người ta bảo “một miếng khi đói bằng một gói khi no” khi miền trung bị thiên tai, bão lụt càn quét, nhân dân ta đã chung sức với nhau, góp nhặt từ những cái đơn giản nhất để giúp đỡ khi họ gặp hoạn nạn và khó khăn.

Tình cảm anh em là tình thân, tình thương, tình máu mủ, nó giống như chân tay vậy. câu ca dao có ý nghĩa dạy bảo và khuyên nhủ chúng ta hãy biết yêu thương và trân trọng lẫn nhau, đó là đạo lý làm người mà chúng ta phải giữ gìn và phát huy.

Đề bài: giải thích và phát biểu cảm nghĩ của em về câu:

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

Đời người có 3 thứ tình ai cũng có và phải biết quý trọng và nâng niu, đó là tình bạn, tình yêu và đặc biệt là tình thân (tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em), trong đó cha mẹ là người đã sinh ta ra, nuôi dưỡng và dạy bảo ta nên người, vì vậy ta phải biết ơn và bảo vệ thứ tình cảm ấy. Ca dao, tục ngữ Việt Nam có câu:

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

Câu ca dao nói về lòng biết ơn của mình đối những bậc sinh thành đã chăm lo và nuôi dưỡng ta nên người.

Chúng ta cùng nhau tìm hiểu câu ca dao này để biết được ý nghĩa sâu sắc mà ông bà ta để lại cho con cháu.

Để tìm hiểu rõ hơn về điều đó chúng ta cùng nhau phân tích những cụm từ, từ ngữ trong câu: “núi Thái Sơn”, là ngọn núi cao lớn và vững chắc nhất của đất nước Trung Quốc, tác giả dân gian ví công lao to lớn của cha mẹ giống như sự đồ sộ, to lớn của ngọn núi đã đi vào lịch sử này. “nước trong nguồn” là nước được chảy ở trong nguồn ra, tinh khiết, mát mẻ và trong lành, dạt dào và chưa bao giờ vơi, để nói về tình mẹ với con cái của mình, lúc nào cũng nhẹ nhàng, dịu dàng và tinh khiết như giọt nước trong nguồn, ca ngợi đức hy sinh của cha mẹ dành cho con cái mà tác gải chỉ có thể sử dụng những hình ảnh to lớn nhất, vĩ đại nhất để so sánh. Để từ đó khuyên nhủ chúng ta cần phải biết quý trọng và biết ơn bố mẹ, phải phụng dưỡng và chăm sóc họ thật tốt khi ốm đau hay già yếu.

Không có từ ngữ nào, hình ảnh nào để nói lên được công lao to lớn của cha mẹ, sử dụng ngọn núi Thái Sơn và nước trong nguồn, là những gì vĩ đại nhất, thiêng liêng nhất, mà tác giả biết đến để nói lên công lao to lớn của các bậc sinh thành, họ chăm lo cho chúng ta từ khi con trong bụng mẹ, đến khi chào đời rồi chúng ta lớn lên, trưởng thành, đó là cả một quá trình lâu dài phải mất hàng chục năm mới xây dựng và dạy dỗ chúng ta nên người được. Cha mẹ không nhưng lo cho chúng ta từ miêng cơm manh áo mà con dạy chúng ta biết cái nào là đúng, cái nào trái, dạy ta cách ứng xử, giao tiếp trong cuộc sống này.

Chúng ta những người con đã làm cho bố mẹ của mình vất vả, hy sinh quá nhiều vì mình. Vậy ta nên làm gì để có thể đền đáp công lao to lớn ấy. Chúng ta đang trong độ tuổi học vì thế điều đơn giản nhất mà chúng ta có thể báo bố mẹ ngay bây giờ đó là ngoan ngoãn, vâng lời ông bà cha mẹ, trở thành con ngoan trò giỏi, biết yêu thương và chia sẻ với mọi người, chỉ cần như thế thôi cũng đủ để làm bố mẹ chúng ta cảm ấm lòng như thế mới xứng đáng với những gì mà bố mẹ đã hy si nh cho chúng ta.

Xin được mượn lời của bài hát “đạo làm con” của nhạc sĩ Quách Been để có thể diễn tả hết cảm xúc của con cái đối với cha mẹ của mình:

“Khi đấng sinh thành sinh ta ra đời,

Cảm ơn ông trời cho ta kiếp người,

Phải sống thế nào: để Cha đừng buồn,

Phải sống thế nào: để Mẹ được vui,

Tình Cha bao la như núi cao ngang trời,

Tình Mẹ rộng lớn như biển cả mênh mông,

Chỉ mong cho ta lớn khôn nên người,

Chỉ mong nhìn thấy nụ cười của ta,

Dù Cha ra sao cũng luôn là đấng sinh thành,

Dù Mẹ làm sao cũng luôn mang nặng đẻ đau,

… Chỉ một giây thôi … nhắm mắt quên cuộc đời, hãy nghĩ suy lại những việc làm của ta.

… Chỉ một giây thôi … nhắm mắt quên tất cả, nghĩ tới Cha Mẹ vẫn đang đong đầy yêu thương.

… Chỉ một giây thôi… nhắm mắt quên cuộc đời, hãy nghĩ suy lại ta tìm mẹ nơi đâu

… Chỉ một giây thôi…nghĩ đến cha một lần, dấu vết chân chim vẫn đang từng ngày mong ta”

Bài hát chính là tất cả những cảm xúc và tình cảm mà con cái dành cho bố mẹ, xin bố mẹ yên tâm vì bố vì mẹ con sẽ cố gắng học hành, chăm ngoan, nghe lời ông bà cha mẹ, dù bố mẹ như thế nào cũng là đấng sinh thành của mình đừng vì họ già yếu, lẩm cẩm mà bỏ rơi bố mẹ của mình, như thế là bất hiếu, là tội đồ.

Thời đại nay thật sự buồn, khi có quá nhiều trường hợp xảy ra hết sức đau lòng, khi con đánh cha mẹ, hành hạ cha mẹ cho tới chết do tính tình nóng nảy, do đua đòi, ham chơi thiếu tiền sinh ra các tệ nạn xã hội, đây là vấn đề ngày càng trở nên nhức nhối và đáng báo động.

Câu ca dao như một lần nữa nhắc nhở và khuyên bảo con cái hãy yêu thương và quý trọng bố mẹ lúc họ còn trên cõi đời này, đừng để đến lúc họ chết đi thì hối cũng không kịp.


Bài văn mẫu 2

“Một giọt máu đào hơn ao nước lã”. Câu tục ngữ trên đã thể hiện rõ tình cảm gia đình vô cùng thiêng liêng và tốt đẹp. Giữa những con người có chung huyết thống và cùng mang trong mình một dòng máu luôn có mốt sợi dây liên kết được tạo nên bởi tình thân, tình yêu thương và đồng cảm sâu sắc, đặc biệt là về tình cảm giữa những anh chị em ruột thịt. Câu ca dao sau đã thể hiện rõ tình cảm thiêng liêng, tốt đẹp này:

“Anh em như thể tay chân

Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”

Để nói về tình cảm anh em gắn bó ruột thịt, trong câu ca dao trên, tác giả đã sử dụng hình ảnh so sánh ví von đầy độc đáo, ví tình cảm anh em vốn trừu tượng và không thể cảm nhận bằng trực giác với những bộ phận trên cơ thể người, mang tính cụ thể và trực quan là “tay chân”. Tay chân vốn là những bộ phận quan trọng trên cơ thể người mà nếu thiếu đi, con người sẽ bị hạn chế về hoạt động và khó khăn hơn rất nhiều. Tay và chân cùng nhau gắn bó và hỗ trợ nhau để con người tồn tại một cách hoàn chỉnh và trọn vẹn hơn.

Ý nghĩa của câu anh em như thể tay chân ngắn gọn, hay nhất (ảnh 2)

Cũng giống như tay chân tồn tại trên cùng một cơ thể, anh em cùng sinh ra trong một gia đình, cùng chảy chung một dòng máu nên luôn gắn bó giúp đỡ lẫn nhau: “Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”. “Rách” chỉ sự không lành lặn, vì thế nó trở thành hình ảnh biểu tượng cho sự nghèo khổ thiếu thốn, khó khăn hoạn nạn; còn “lành” chỉ sự ấm no, đủ đầy và biểu trưng cho cuộc sống đủ đầy. Như vậy, câu ca dao trên đã thể hiện một bài học đạo đức về tình cảm anh em: anh em ruột thịt phải luôn gắn bó keo sơn như tay chân, dù có cuộc sống giàu sang đủ đầy hay khó khăn hoạn nạn đều phải đùm bọc, yêu thương lẫn nhau.

Tình cảm anh em ruột thịt luôn gắn bó với sự yêu thương, đùm bọc vì gia đình luôn là một điều thiêng liêng và gắn với những ý niệm cao cả, thể hiện qua quan hệ tình nghĩa như “Giọt máu đào hơn ao nước lã”, “Máu chảy ruột mềm”,… Anh em có sự gắn bó khăng khít trong bức tranh đầy đủ chỉnh thể của gia đình, vậy nên dù có bất kì điều gì xảy ra thì vẫn luôn bao bọc và yêu thương nhau để tạo nên một mái ấm gia đình hạnh phúc và yên vui. Tình cảm đó không có sự phân biệt giàu nghèo, khó khăn hoạn nạn, lúc khỏe mạnh cũng như lúc ốm đau. Sự chở che đó đã được hình thành từ thời thơ ấu với tuổi thơ gắn bó bên nhau:

“Yêu nhau từ thuở trong nôi

Em nằm em khóc, anh ngồi anh ru”

Anh em trong cùng một nhà đã trải qua những năm tháng tuổi thơ lớn lên bên nhau, vì thế sợi dây gắn bó giữa họ không chỉ là chung huyết thống mà còn trải qua thời gian thơ ấu với rất nhiều kỉ niệm êm đẹp. Đây cũng chính là một trong những biểu hiện nằm trong truyền thống yêu thương con người “thương người như thể thương thân” tốt đẹp của dân tộc ta. Bởi chỉ khi đùm bọc những người thân yêu trong gia đình thì tình cảm ấy mới được nhân rộng ra ở phạm vi rộng hơn như câu ca dao:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Thực tế đã chứng minh, tình cảm anh em luôn là một tình cảm thiêng liêng, cao quý, thể hiện qua “chia ngọt sẻ bùi” và “chị ngã em nâng”. Bởi vậy, chúng ta cần gìn giữ, bảo vệ tình cảm này, luôn yêu thương và che chở cho anh chị em trong gia đình và không được để cho sự ích kỉ và lòng tham của bản thân chiến thắng tình cảm anh em như trong câu chuyện cổ tích “Cây khế” hay như câu ca dao:

“Tưởng rằng chị ngã em nâng

Ai ngờ chị ngã, em bưng miệng cười”

Như vậy, bằng cách nói giản dị và lối ví von so sánh độc đáo, câu ca dao trên đã thể hiện một bài học đạo đức về giá trị của tình thân: anh chị em ruột trong cùng một gia đình cần yêu thương, đùm bọc lẫn nhau dù trong lúc đủ đầy hay khó khăn hoạn nạn. “Gia đình là tế bào của xã hội”, bởi vậy chúng ta cần gìn giữ tình cảm gia đình để tạo nên một xã hội đầy tình thương và lòng bác ái.

icon-date
Xuất bản : 13/11/2021 - Cập nhật : 14/11/2021