Câu hỏi: Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp. (Bài Ngày em vào đội)
Lời giải:
- Người: người mượn, người đọc, thủ thư
- Đồ vật: thẻ thư viện, phiếu mượn sách, sách, giá sách, báo
- Hoạt động: tìm sách, mượn, đọc, trả
>>> Xem trọn bộ: Giải Tiếng Việt lớp 3 Bài 16: Ngày em vào Đội
Đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của thi sĩ Xuân Quỳnh
Nhắc đến các nhà thơ chuyên về thơ tình, lãng mạn của nền văn học Việt Nam, ngoài Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Nguyễn Bính,… còn có một nữ thi sĩ vô cùng tài hoa. Người mang những dòng tâm tư, tình cảm, sự trong sáng, một tình yêu nồng nhiệt, sự hết mình và chân thành của mình vào từng câu thơ. Đó chính là nữ thi sĩ Xuân Quỳnh. Nhà thơ nói hộ tiếng lòng, khát vọng yêu, được yêu và được là chính mình cho các độc giả nữ nói riêng.
Tiểu sử
Xuân Quỳnh có tên đầy đủ là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, có nghĩa là đóa hoa Quỳnh trong mùa xuân đầy sức sống và xinh đẹp.
Bà sinh ngày 6 tháng 10 năm 1942 tại xã Văn Khê, thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây (nay thuộc phường La Khê, quận Hà Đông, thủ đô Hà Nội). Xuân Quỳnh sinh ra và lớn lên trong gia đình công chức gia giáo cùng người chị gái Đông Mai. Mẹ của bà mất sớm, cha Xuân Quỳnh đi thêm bước nữa. Nếu chị gái Đông Mai chọn ở với cha và mẹ kế, thì nhà thơ Xuân Quỳnh chọn ở với bà nội. Bà nội cũng là người nuôi nấng và chăm sóc Xuân Quỳnh đến khi trưởng thành. Tuy thiếu thốn về vật chất và các điều kiện sống nhưng Xuân Quỳnh vẫn trở thành một người hiểu chuyện, vui vẻ, hòa đồng đối với mọi người xung quanh và đầy mạnh mẽ
Các tác phẩm chính
Tơ tằm – Chồi biếc (thơ, in chung phần Chồi biếc, Nhà xuất bản Văn học, 1963), 18 bài thơ
Hoa dọc chiến hào (thơ, in chung, 1968), 28 bài thơ
Gió Lào, cát trắng (thơ, 1974)
Lời ru trên mặt đất (thơ, 1978), 34 bài thơ
Cây trong phố – Chờ trăng (thơ, in chung phần Chờ trăng, 1981)
Sân ga chiều em đi (thơ, 1984)
Tự hát (thơ, 1984)
Hoa cỏ may (thơ, 1989), 18 bài thơ
Thơ Xuân Quỳnh (1992, 1994)
Thơ tình Xuân Quỳnh – Lưu Quang Vũ (1994)