logo

Xao xuyến nghĩa là gì?

Câu hỏi: Xao xuyến nghĩa là gì?

Trả lời: 

Xao xuyến nghĩa là ở trạng thái có những tình cảm dấy lên trong lòng và thường kéo dài khó dứt

Có những tình cảm rung động mạnh và kéo dài không dứt trong lòng: Càng gần lúc chia tay, lòng dạ càng xao xuyến Câu chuyện làm xao xuyến lòng người nhớ

Hãy cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về xao xuyến nhé!


1. Xao xuyến là gì?

Có những tình cảm rung động mạnh và kéo dài không dứt trong lòng: Càng gần lúc chia tay, lòng dạ càng xao xuyến Câu chuyện làm xao xuyến lòng người nhớ

Hiểu theo nghĩa khác, xao xuyến là sự xao động, nôn nao, không yên trong lòng.

[CHUẨN NHẤT] Xao xuyến nghĩa là gì?

2. Từ đồng nghĩa với từ xao xuyến

Các từ đồng nghĩa với Xao xuyến như: bồi hồi, xôn xao, xao động, nôn nao


3. Đặt câu với từ xao xuyến

- Càng gần lúc chia tay, lòng dạ càng xao xuyến .

- Câu chuyện làm xao xuyến lòng người.

- Mỗi kì nghỉ hè, lòng em lại xao xuyến nhớ trường, nhớ lớp.

- Mỗi lần xa quê, em lại xao xuyến nhớ về quê hương.

- Ông ngoại Hà mất đã lâu, mỗi lần đến ngày giỗ ông là Hà lại buồn xao xuyến trong lòng.

- Vì cảm động quá mà mẹ em xao xuyến mỗi khi nhớ về quê ngoại.

- Không xao xuyến tinh thần trước khi khó khăn .

- Tiếng hát làm xao xuyến lòng người.


4. Bài thơ Xao xuyến

"Ta gặp em một chiều thu nắng nhẹ

Thật tình cờ như duyên kiếp từ lâu

Ngồi bên em lòng xao xuyến dâng cao

 

Tim rộn rã đóa tình yêu chớm nở

Em hiền hòa như mặt hồ êm ả

Đẹp ngàn hoa trong trắng nở bên đồi

Nụ cười duyên ánh mắt màu biển khơi

 

Ta chao đảo hồn lạc vào tiên cảnh

Gặp gỡ em quán bên đường khách vắng

Kiếp sông hồ lữ khách biết về đâu?

Biết mai sau duyên có đượm xanh màu?

 

Tròn ước nguyện hay mờ theo năm tháng

Em yêu ơi! Anh con thuyền không hướng

Tìm bến bờ sao xa với tầm tay

Cánh bèo trôi sóng dập biết bao ngày

 

Lênh đênh mãi xuôi về nơi vô định

Muốn tỏ bày cho ai niềm sâu kín

Khi trong lòng chất chứa nỗi niềm riêng

Đêm từng đêm ta nhớ người vô hạn

 

Mong một ngày nắng đẹp sưởi hồn hoang

Viết cho em một nỗi lòng quý mến

Tự đáy lòng ấp ủ đã từ lâu

Thương em nhiều nhưng tình biết nông sâu

Thôi thì đành mình gặp nhau trong mộng"

Tác giả: Bảo Cường

(Tặng Kim Phụng)


5. Một số bài thơ hay về sự xao xuyến

- Tôi yêm em – A.x.pu-skin (nhà thơ Nga)

- Ngực em là thánh giá – Henrich-hai nơ (nhà thơ Đức)

- Biển và em – Tố My

- Biển và em – Hữu Thọ

- Biển gọi tên em – Nguyên Phong


6. Phân tích khổ thơ 4, 5 bài thơ Mùa xuân nho nhỏ 

Thanh Hải là một nhà cách mạng, một nhà thơ đã dành cả cuộc đời của mình cho cuộc chiến tranh giành lại độc lập của dân tộc. Ngay cả những ngày tháng cuối cùng của đời mình, ông vẫn nuôi một khát khao mãnh liệt được hòa mình vào cuộc đời, được trở thành một mùa xuân nhỏ điểm tô sắc màu vào mùa xuân vĩ đại của đất nước. Tâm niệm cao đẹp ấy của ông được thể hiện rõ nét qua khổ 4, 5 của tác phẩm “Mùa xuân nho nhỏ” - tác phẩm như một khúc ca rộn rã cuối cùng mà Thanh Hải để lại cho cuộc đời.

Nếu như ở những khổ thơ trước đó, Thanh Hải đã dùng tất cả tình cảm yêu mến của mình để dệt nên những hình ảnh thơ dạt dào cảm xúc về mùa xuân, thì đến khổ thứ 4, tác giả đã chuyển mạch thơ một cách tự nhiên để bày tỏ những suy ngẫm và tâm niệm rất riêng về lẽ sống, về giá trị cuộc đời mỗi người:

“Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến”

Đoạn thơ như một khúc ca mang giai điệu ngọt ngào đến cho người đọc. Điệp từ “ta làm” được sử dụng như một cách bày tỏ ước nguyện chân thành của thi nhân. Nhà thơ muốn trở thành một con chim nhỏ để cất tiếng hót mua vui cho đời, muốn làm một cành hoa để điểm tô sắc thắm cho mùa xuân của đất mẹ. Những hình ảnh trên đều là những hình ảnh đẹp của thiên nhiên, của cuộc sống.

Nếu như ở những đoạn thơ trước, hình ảnh bông hoa, tiếng chim đã hiện hữu trong cảm xúc của thi nhân về mùa xuân thiên nhiên tươi đẹp, thì giờ đây, nó được sử dụng để thể hiện lẽ sống cao đẹp của một con người nhỏ bé. Mong muốn sống có ích, mong muốn được góp một phần tinh túy của mình vào mùa xuân của đất nước chính là tâm niệm lớn nhất của nhà thơ, nhà cách mạng này!

Cái “tôi” của thi nhân trong những phần đầu của bài thơ đã chuyển thành cái “ta” chung. Đây chính là cách nhà thơ khẳng định không chỉ riêng mình, mà còn rất nhiều những con người đang thầm lặng cống hiến sức mình cho mùa xuân chung đều có những lẽ sống cao đẹp như thế.

Với hình ảnh “nốt trầm” và cách lặp từ “một”, ta có thể thấy những ước nguyện của tác giả thật chân thành và tha thiết. Không ồn ào, không cao giọng, cũng chẳng nổi bật, ông chỉ muốn làm một nốt trầm xao xuyến để góp vào cùng bản hòa ca chung của nhân dân. Đó chính là tâm niệm được đem một phần nhỏ bé của mình để góp vào công cuộc đổi mới của đất nước. Thật cao đẹp và khiêm tốn cho một tâm hồn mang lẽ sống đáng quý!

Đoạn thơ cuối cùng chính là ước nguyện được cống hiến không kể tuổi tác hay bệnh tật:

“Một mùa xuân nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc”

“Mùa xuân nho nhỏ” là một ẩn dụ đầy sáng tạo thể hiện cho một khát vọng sống cao đẹp. Mỗi người, mỗi sự cống hiến đều được ví như một mùa xuân nho nhỏ hòa mình vào mùa xuân chung của đất trời, của Tổ Quốc. Chỉ một màu sắc đẹp, chỉ một vẻ tinh túy riêng của mỗi người đã có thể giúp cho mùa xuân của đất nước thêm phần sắc thắm và rạng rỡ.

Đó cũng chính là ước nguyện nhỏ bé của nhà thơ, ước nguyện được làm việc, được hi sinh và cống hiến một cách thầm lặng cho quê hương đất nước bất chấp cả thử thách của thời gian, tuổi tác:

“Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc”

Hai câu cuối của khổ 5 mang một âm điệu rắn rỏi cùng điệp từ “dù là” đã góp phần khẳng định sự tự tin trước mọi khó khăn, trở ngại của đời người. Tuổi trẻ cống hiến hy sinh, về già cũng có thể tiếp tục âm thầm góp sức nhỏ vào công cuộc chung. Ý thức trách nhiệm đối với cuộc đời, với quê hương đất nước, khát vọng được cống hiến dường như đã trở thành một lẽ sống đi theo tác giả cả một đời thầm lặng.

Đây nào phải ước nguyện của riêng nhà thơ, mà nó còn là một lời kêu gọi mọi người cùng nhau chung tay xây dựng một cuộc sống mới tốt đẹp hơn trên một đất nước yên bình trong tương lai. Cái tâm nguyện cao đẹp này, dường như ta cũng đã từng bắt gặp nó trong những vần thơ của Tố Hữu:

“Nếu là con chim, chiếc lá

Thì chim phải hót, chiếc lá phải xanh

Lẽ nào vay mà không có trả

Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”

Nào chỉ có Tố Hữu, ta cũng có thể tìm thấy sự hi sinh thầm lặng, cống hiến tài năng, sức trẻ cho cuộc đời trong nhiều tác phẩm văn học khác. Đó là nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, đó là những ý thơ đẹp của của Nguyễn Sĩ Đại trong thi phẩm Lá xanh, đó là những người không tên không tuổi đang ngày đêm làm việc vì trách nhiệm với Tổ quốc mà ta chẳng thể nào biết. Họ chính là những “mùa xuân nho nhỏ” đang góp sức mình vào công cuộc chung, vào mùa xuân vĩ đại của dân tộc.

Khổ thơ 4 và 5 của bài Mùa xuân nho nhỏ đã làm xôn xao tâm hồn người đọc bởi nguyện ước chân thành mà khiêm tốn của nhà thơ. Đẹp hơn cả là đó nào phải nguyện ước của riêng Thanh Hải, mà nó còn là nguyện ước của rất nhiều người đang âm thầm lặng lẽ hi sinh cho đời. Đọc những vần thơ trên, ta tự nhủ phải làm gì mới không hổ thẹn với những người đã đi trước, hổ thẹn vì đã chối bỏ trách nhiệm với Tổ quốc thiêng liêng? Điều đó nằm ở những suy nghĩ và hành động ngày hôm nay của bạn!

icon-date
Xuất bản : 15/02/2022 - Cập nhật : 16/02/2022